Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học
Trên cơ sở những khái niệm cơ bản về phát triển ĐNGV tiểu học, lý thuyết quản lý phát triển nguồn nhân lực, những yêu cầu cơ bản về đổi mới giáo dục tiểu học có thể xác định nội dung chủ yếu phát triển ĐNGV ở trường tiểu học cụ thể như sau:
1.4.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV thực chất là quá trình thực hiện hoạt động dự báo xu hướng phát triển của nhà trường, với các mục tiêu rừ ràng, cụ thể trờn cơ sở đú định hướng sự phỏt triển đội ngũ GV cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm đạt được mục tiêu đề ra và làm cho công tác quản lý đội ngũ được chủ động trong từng thời kỳ và từng giai đoạn cụ thể của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã khẳng định: "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" [11, tr.82].
Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 42-NQ/TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết đó nờu rừ mục đớch của cụng tỏc quy hoạch cỏn bộ là: "Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị. Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp
vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [4].
Quy hoạch góp phần thực hiện đường lối, chiến lược phát triển, tăng cường cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra quyết định, hoạch định các chính sách phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo; quy hoạch là bước cụ thể hoá chiến lược còn kế hoạch là bước cụ thể hoá quy hoạch.
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV bao gồm các vấn đề sau:
- Đánh giá tác động của môi trường XH có ảnh hưởng đến phát triển của nhà trường từ đó chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với công tác phát triển ĐNGV của trường.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ GV của trường để nhận biết được các khó khăn và thuận lợi đối với công tác phát triển đội ngũ GV, dựa trên thực trạng số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV thực hiện công tác dự báo.
- Dự báo quy mô phát triển trường để nhận biết được số lượng ĐNGV hiện tại, trong tương lai gần (5 năm) và tương lai xa (10 hoặc 15 năm).
- Đề ra mục tiêu quy hoạch, trong đó có các mục tiêu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV trong từng giai đoạn (5, 10, 15 năm…) phù hợp với quy mô, chiến lược phát triển của trường và phù hợp với Chuẩn.
- Chỉ ra tiến trình thực hiện mục tiêu, trong đó có xác định các mục tiêu ưu tiên, thời lượng và thời hạn hoàn thành từng mục tiêu (bắt đầu và kết thúc).
- Xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch, trong đó có các biện pháp về nhận thức, chính sách và cơ chế, đào tạo và bồi dưỡng, bố trí, sử dụng nhân lực và tài lực để thực hiện quy hoạch…
Từ bản quy hoạch hoàn chỉnh về ĐNGV, nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV để hiện thực hóa các mục tiêu,phát triển nguồn
nhõn lực của trường đó đề ra. Đồng thời bản kế hoạch này cũng chỉ rừ cỏc bước đi, các điều kiện cần có để hiện thực hóa các mục tiêu.
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL trong các trường học phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ của trường học phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp uỷ Đảng, đồng thời phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ.
- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL trường học phải trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước, các hướng dẫn của ngành giáo dục và các ngành có liên quan, quy định của địa phương (các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; các quy định của Nhà nước về công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bố trí sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức; quy định về tiêu chuẩn cán bộ, các quy định về chế độ chính sách đối của nhà nước và địa phương.)
- Quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL trường học phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và phù hợp với quy hoạch của các ngành có liên quan.
- Trong công tác quy hoạch cán bộ phải thực hiện đúng quy trình và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Quy hoạch phát triển ĐNGV trường tiểu học phải đảm bảo tính chất vừa ''động'', vừa "mở''; gắn quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.
- Xây dựng quy hoạch ĐNGV của trường học phải trên cơ sở dự báo một cách khoa học và phù hợp với quy mô phát triển giáo dục của địa phương (tỷ lệ tăng dân số, quy mô học sinh, quy mô trường, lớp).
ĐNGV có vai trò quan trọng nhất, trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục. Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục thì việc đầu tiên cần làm là xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
1.4.2. Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên
Đây là nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng. Phân công, sử dụng đúng sẽ phát huy được khả năng cán bộ, ngược lại sắp xếp không hợp lý làm giảm ý chí và chất lượng công việc, gây cản trở cho việc đào tạo bồi dưỡng và ảnh hưởng tới xây dựng đội ngũ nhất là trong điều kiện giáo viên tiểu học đào tạo theo các thế hệ.
Việc bố trí giáo viên giảng dạy ở trường tiểu học có hai hình thức cơ bản: Có GV được bố trí là GV chủ nhiệm lớp và giảng dạy theo lớp học sinh liên tục từ lớp 1 đến lớp 5; có GV được bố trí giảng dạy cố định ở một khối lớp vừa làm chủ nhiệm vừa dạy các môn học theo lớp học sinh chủ nhiệm.
Về tổ chức chuyên môn, trường tiểu học bố trí như sau: Giáo viên chủ nhiệm và dạy 1 lớp, các tổ chuyên môn - tổ trưởng chuyên môn theo khối lớp độc lập hoặc liên khối lớp; ngoài ra trong trường còn có tổ văn phòng, các hội đồng tư vấn (Hội đồng thi đua khen thưởng và một số Hội đồng thành lập theo yêu cầu của công việc…) và Hội đồng trường,
Việc bố trí, sử dụng giáo viên là khâu trọng tâm của công tác cán bộ. Vì có sắp xếp, sử dụng hợp lý mới phát huy sức mạnh của từng thành viên hướng vào nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Vậy, việc phân công lao động này phải đảm bảo nguyên tắc chung sau đây:
- Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước và văn bản hướng dẫn của các cấp.
- Phù hợp với trình độ đào tạo và trình độ lành nghề của cán bộ, giáo viên.
- Tuân thủ tính kế thừa khi phân công.
- Cân nhắc đến phẩm chất công tác và phẩm chất cá nhân của từng giáo viên.
- Đảm bảo chất lượng và lợi ích của học sinh nên các tổ chuyên môn, các lớp phải bố trí xen kĩ giáo viên giỏi và yếu, giáo viên cũ và mới.
- Quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh, nguyện vọng của từng giáo viên, cán bộ nhân viên.
Quy trình bố trí sử dụng GV:
+ Theo truyền thống, Hiệu trưởng tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng (và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể) quyết định phương án phân công. Có thể tham khảo ý kiến các tổ trưởng chuyên môn hoặc để giáo viên đề xuất nguyện vọng trước khi bố trí kế hoạch phân công lao động.
+ Theo xu hướng đổi mới quản lý giáo dục: Hiệu trưởng thực hiện theo cách truyền thống để bố trí GV theo các tổ chuyên môn phù hợp theo từng năm học. Sau đó Tổ trưởng chuyên môn (sau khi được hiệu trưởng giao quyền) được quyền chủ động phân công lao động của từng GV theo các môn học thuộc khối lớp mà tổ chuyên môn đó phụ trách.
* Điều kiện đảm bảo sử dụng giáo viên có hiệu quả: Hiệu trưởng phải coi trọng nhiệm vụ quản lý lao động giáo viên thông qua thời khóa biểu, tiến độ thực hiện kế hoạch chuyên môn, kết quả học tập của học sinh - hoạt động cơ bản của trường học. Xây dựng về qui định các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn giúp hiệu trưởng quản lý lao động giáo viên và thực hiện qui định về mối quan hệ giữa hiệu trưởng với các tổ chức đoàn thể trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.