Kiểm tra, đánh giá kết quả lao động sư phạm của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 59)

2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường Tiểu học

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả lao động sư phạm của giáo viên

Việc đánh giá, xếp loại GV được nhà trường tiến hành thường xuyên trong năm học theo Quy chế hướng dẫn của Bộ nội vụ, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Việc đánh giá GV hiện nay chủ yếu thực hiện theo quy định “Chuẩn nghề nghiệp GV TH”, đánh giá về: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối

sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp).

- Trong thực tế, nội dung được nhà trường kiểm tra, đánh giá, xếp loại thường xuyên trong năm học là việc thực hiện quy chế nề nếp chun mơn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV. Việc đánh giá trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm hai nội dung chính: Trình độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục HS; Kết quả đánh giá tiết dạy của GV trên lớp.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế, nề nếp chuyên môn của GV bao gồm các nội dung:

+ Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; + Soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp;

+ Thực hiện nề nếp giảng dạy hàng ngày;

+ Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; + Việc đổi mới phương pháp giảng dạy;

+ Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; + Hồ sơ sổ sách.

- Kiểm tra, đánh giá trình độ chun mơn nghiệp vụ của GV thơng qua dự giờ đánh giá tiết dạy, thông qua chất lượng của lớp dạy trong các kỳ kiểm

tra chất lượng tập trung, thông qua kết quả thi HS giỏi các cấp, thông qua sự thừa nhận, tôn vinh của đồng nghiệp và HS…

- Việc kiểm tra thường được tiến hành dưới hai hình thức định kỳ và đột xuất. Kiểm tra định kỳ có thơng báo trước, bao gồm: Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 1 lần/ tháng; thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của GV. Kiểm tra đột xuất thường được tiến hành với mục đích xem xét đánh giá việc thực hiện chương trình giảng dạy, soạn giảng, lên lớp, kiểm tra việc nhận xét bài của HS…

- Lực lượng kiểm tra bao gồm BGH, tổ trưởng, tổ phó chun mơn, ban thanh tra nhân dân và các GV có năng lực, uy tín cốt cán của trường.

- Kết quả kiểm tra được thông báo cho toàn thể hội đồng và tập hợp đánh giá xếp loại GV theo quy định “Chuẩn nghề nghiệp” vào cuối năm học.

- Việc tổ chức đánh giá xếp loại GV được tiến hành theo quy trình: + Cá nhân tự đánh giá, xếp loại vào cuối năm học theo mẫu quy định. + Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại GV trên cơ sở tự đánh giá của GV và hệ thống minh chứng của GV.

+ Ban thi đua xem xét và ra quyết định.

Từ thực trạng việc đánh giá, sàng lọc ĐNGV hàng năm của nhà trường, có thể rút ra một số nhận xét:

- Việc đánh giá, xếp loại GV của nhà trường về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV; làm rõ được ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của GV. Thơng qua đó giúp Hiệu trưởng nhà trường bố trí sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và thực hiện chế độ chính sách đối với GV một cách tương đối hợp lý và có hiệu quả.

* Tuy nhiên, cơng tác đánh giá, sàng lọc ĐNGV còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế:

bất cập, nặng về định tính, ít định lượng.

+ Việc đánh giá đơi chỗ cịn mang tính hình thức, nâng đỡ, động viên nên chưa phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV.

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả lao động sư phạm của GV

TT Nội dung

Số người đánh giá Điểm

TB

Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Có kế hoạch thực hiện các hoạt động kiểm tra và đánh giá hoạt động lao động của ĐNGV rõ ràng, công khai

42 10 4,81

2 Kết hợp công tác đánh giá GV thông qua

hoạt động chuyên đề trong trường 43 9 4,44

3

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá với hoạt động tự đánh giá và dân chủ trong đánh giá

44 8 4,85

4

Cơng tác kiểm tra thực sự có tác dụng thúc đẩy được mọi hoạt động của GV và nhà trường

45 7 4,85

Điểm bình quân chung 4,74

Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động kiểm tra đánh giá lao động sư phạm của GV trong nhà trường với kế hoạch rõ ràng, công khai được thực hiện một cách dân chủ và thúc đẩy được các hoạt động sư phạm trong nhà trường. Các nội dung này được đánh giá khá cao (điểm TB từ 4,81 đến 4,85).

Nội dung kiểm tra của nhà trường chưa kết hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chuyên đề giảng dạy cũng được phản ánh phù hợp với kết quả đánh giá (điểm TB đạt mức thấp hơn 4,44)

Điểm bình quân của hoạt động kiểm tra đánh giá lao động sư phạm của giáo viên là 4,74.

2.3.5. Chế độ, chính sách và mơi trường phát triển đội ngũ giáo viên

2.3.5.1. Thực hiện chế độ, chính sách, đãi ngộ ĐNGV

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện chế độ, chính sách, đãi ngộ GV

TT Nội dung

Số người đánh giá Điểm

TB

Tốt Khá TB Yếu Kém

1 Thực hiện chi trả đúng, đủ, kịp thời các chế

độ chính sách theo quy định. 48 4 4,92 2 Thực hiện đúng quy định quản lý về tài chính 49 3 4,94

3 Có chính sách hỗ trợ cần thiết cho cơng tác

đào tạo, bồi dưỡng 44 8 4,85

4 Các chế độ, chính sách đãi ngộ ĐNGV có

tác dụng tạo động lực cho GV 46 6 4,88

Điểm bình quân chung 4,90

Kết quả khảo sát trong bảng trên cho thấy:

- Đối với những GV và cán bộ QL nhà trường là viên chức, công chức

nhà nước được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và theo quy định chung cứ 3 năm (đối với đại học và cao đẳng); 2 năm (đối với trung cấp) lại lên lương 1 lần. Các đ/c cán bộ QL, GV đạt được thành tích cao đột xuất trong năm học được đề nghị với UBND Quận, phòng nội vụ xét đề tăng lương sớm 6 tháng đồng thời họ cũng được hưởng mọi chế độ như: phụ cấp ưu đãi, nâng lương, chế độ nghỉ an dưỡng, ốm đau, chế độ nghỉ hưu theo đúng quy định. Bên cạnh đó các chế độ biểu dương khen thưởng ĐNGV được ngành giáo dục thực hiện đầy đủ, đề nghị nhà nước tặng các danh hiệu: Chiến sĩ thi đua các cấp; GV dạy giỏi các cấp… Các nội dung đánh giá về việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, GV và nhân viên của nhà trường đều đạt điểm cao, nên điểm trung bình chung là 4,90.

Thực tế nhà trường đã thực hiện tốt đối với nhiều trường hợp cụ thể như: - Đối với GV hợp đồng, thỉnh giảng thì nhà trường hợp đồng chi trả

lương theo tháng; có trường hợp lại chi trả theo tiết thực tế dạy.

- Chế độ chính sách cho GV đi học để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ phục vụ cho công tác nâng chuẩn cho ĐNGV: trong thời gian GV đi học được tạo điều kiện thuận lợi công tác tại trường và được hưởng nguyên lương …

2.3.5.2. Xây dựng môi trường phát triển đội ngũ giáo viên

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng môi trường phát triển ĐNGV

TT Nội dung

Số người đánh giá Điểm

TB

Tốt Khá TB Yếu Kém

1 Xây dựng môi trường thân thiện, hợp tác

trong các hoạt động sư phạm 37 15 4,71 2 Xây dựng văn hóa truyền thống nhà trường 43 9 4,83

3

Xây dựng môi trường làm việc trên cơ sở tạo quyền chủ động cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong trường

35 10 7 4,54

4

Hoàn thiện điều kiện làm việc, tạo khơng khí dân chủ, tình thương và trách nhiệm trong hoạt động

13 39 4,25

Điểm bình quân chung 4,58

Kết quả khảo sát cho thấy nội dung đánh giá về việc xây dựng truyền thống văn hóa của nhà trường và xây dựng môi trường thân thiện, tập thể sư phạm nhà trường đồn kết nhất trí trong các hoạt động được đánh giá cao nhất với các điểm trung bình tương ứng là 4,83 và 4,71. Mơi trường làm việc của nhà trường còn hạn chế về việc hoàn thiện các điều kiện làm việc cũng như tạo điều kiện chủ động của các đơn vị, tổ chức và cá nhân còn hạn chế (kết quả điểm TB lần lượt là 4,25 và 4,54.

Đây là lĩnh vực được các chuyên gia đánh giá ở mức trung bình thấp nhất trong 6 lĩnh vực được hỏi (điểm bình quân chung đạt 4,58)

được các chuyên gia đánh giá theo sáu lĩnh vực, có mặt mạnh và cũng có điểm yếu khác nhau, có những nội dung cụ thể đạt cao nhưng cũng có những vấn đề cịn đánh giá chưa cao cần phải tiếp tục hoàn thiện để đạt được hiệu quả cao trong công tác phát triển đội ngũ GV của trường.

Bảng tổng hợp các ý kiến đánh giá về 6 nội dung đánh giá trong công tác phát triển đội ngũ GV như sau:

Bảng 2.18. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá các nội dung phát triển ĐNGV

TT NỘI DUNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ Điểm bình quân

1 Quy hoạch phát triển đội ngũ GV 4,84

2 Bố trí sử dụng đội ngũ GV 4,85

3 Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐN GV 4,59

4 Kiểm tra, đánh giá lao động sư phạm của GV 4,74

5 Thực hiện chế độ, chính sách, đãi ngộ GV 4,90

6 Xây dựng môi trường phát triển đội ngũ GV 4.58

Điểm bình qn chung 4,75

4.4 4.45 4.5 4.55 4.6 4.65 4.7 4.75 4.8 4.85 4.9 Quy hoạch ĐNGV Bố trí sử dụng

Đào tạo, bồi dưỡng Kiểm tra, đánh giá Chính sách đãi ngộ Môi trường phát triển

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ mô tả thực trạng phát triển đội ngũ GV

2.4. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ GV

2.4.1. Ưu điểm

- ĐNGV nhà trường có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, yêu nghề và hết lịng vì HS.

- ĐNGV phần lớn là GV trẻ, được đào tạo cơ bản, dễ tiếp thu cái mới, có ý thức vươn lên, đây là một thuận lợi cho các hoạt động đổi mới giáo dục hiện nay.

- 100% GV có trình độ đạt chuẩn, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần khắc phục khó khăn, sáng tạo trong cơng việc. Một bộ phận GV khoảng 30% có trình độ chun mơn giỏi là nịng cốt trong cơng tác chun mơn của các trường.

- Việc bố trí, sử dụng ĐNGV về cơ bản là hợp lý, phù hợp với năng lực của GV và hoàn cảnh thực tế của nhà trường.

- Nhà trường đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng cho ĐNGV như cử đi học tập trên chuẩn, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV - Việc kiểm tra đánh giá ĐNGV được tiến hành thường xuyên đã góp phần tác động vào ý thức nghề nghiệp của GV.

- Hiệu trưởng nhà trường đã đưa ra các biện pháp quản lý ĐNGV để phục vụ cho từng năm học: lập kế hoạch; tuyển chọn; bố trí sử dụng; kiểm tra đánh giá ĐNGV,.... Tuy nhiên, các biện pháp QL đã đưa ra còn là các giải pháp tình thế, giải quyết được những yêu cầu trước mắt, ngắn hạn trong việc phát triển ĐNGV của nhà trường.

2.4.2. Hạn chế

- Việc tuyển chọn ĐNGV như hiện nay mới đảm bảo tính khách quan,

dân chủ nhưng cịn bộc lộ nhiều bất cập đó là: Nhà trường là nơi sử dụng trực tiếp ĐNGV nhưng lại có quyền rất hạn chế trong công tác tuyển chọn GV. Việc tuyển chọn như hiện nay chỉ dựa vào hồ sơ và 1- 2 tiết thuyết trình bài giảng, trả lời phỏng vấn, chưa đánh giá đúng thực chất, năng lực của GV.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV còn nhiều mặt hạn chế:

+ Cách thức tổ chức vẫn cịn mang nặng tính hình thức; chưa thực sự đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập, bồi dưỡng nên chưa thực sự gây hứng thú và tạo ra ý thức chủ động, sáng tạo của người học; chưa gắn bồi dưỡng GV với công tác đánh giá - khen thưởng, đề bạt... đối với

GV; các điều kiện phục vụ cho BDTX như tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất còn hạn chế. Cơng tác BDTX hiện nay gần như khốn trắng cho cơ sở, dẫn tới kém hiệu quả.

+ Công tác bồi dưỡng tại trường, tự bồi dưỡng của GV còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đóng vai trị nịng cốt trong việc bồi dưỡng GV.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng các nội dung mới cho ĐNGV, nhà trường chưa có điều kiện chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, tỉ lệ GV trên chuẩn và tỉ lệ GV sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ của nhà trường còn rất thấp, không thể đáp ứng yêu cầu hội nhập với khu vực và quốc tế.

- Công tác đánh giá, sàng lọc ĐNGV cịn mang tính hình thức. Việc đánh giá GV hàng năm là để xếp loại, mang tính thi đua là chủ yếu chứ khơng phải nhằm mục đích phát triển năng lực nghề nghiệp cho mỗi GV. Tuy việc đánh giá, xếp loại GV có theo các tiêu chuẩn nhưng còn nặng về định tính, nhẹ về định lượng, do đó khó phân định được các mức độ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan và thiếu chính xác.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Phần lớn ĐNGV là GV trẻ chiếm khoảng trên 50%, có sự nhiệt tình nhưng cịn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và và giáo dục HS nên chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao. Một số GV thiếu ý chí vươn lên, an phận, không muốn học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ngại đổi mới phương pháp dạy học, không biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại và phần mềm trong giảng dạy nên phương pháp dạy học lạc hậu không cuốn hút được HS.

- Một số GV giỏi chỉ tập trung vào dạy thêm để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, khơng muốn học nâng cao trình độ trên chuẩn.

- Còn một bộ phận GV chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu của công tác bồi dưỡng, coi việc học tập bồi dưỡng là yêu cầu bắt buộc của các cấp QL chứ không phải là nhu cầu tự thân cần học tập để bổ sung, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

nhưng với mục đích khi thành danh để thuyên chuyển đến nơi thu nhập tốt hơn.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV trường Tiểu học Đền Lừ, các kết quả cho thấy:

Thực trạng ĐNGV của trường Tiểu học Đền Lừ có nhiều điểm mạnh: đảm bảo về số lượng, đảm bảo về cơ cấu và đảm bảo về trình độ đào tạo đây là những thuận lợi chính của ĐNGV của trường để thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức tổ chuyên mơn chưa có nét mới cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động phát triển chất lượng ĐNGV.

Thực trạng phát triển ĐNGV của trường cho thấy các hoạt động đều được đánh giá cao từ khâu quy hoạch phát triển đội ngũ đến việc lựa chọn, bố trí sử dụng GV, đào tạo bồi dưỡng GV, đánh giá kết quả lao động của GV, chế độ chính sách đãi ngộ và tạo môi trường phát triển. Tuy nhiên, cịn có những nét hạn chế trong việc định hướng đổi mới cơ chế tổ chuyên môn, khắc phục một số khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn cũng như một số yêu cầu mới về kĩ năng của GV thật sự tạo môi trường trải nghiệm và phát triển thế mạnh của ĐNGV của trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 59)