Thực trạng bổ trí, sử dụng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 56 - 59)

2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường Tiểu học

2.3.2. Thực trạng bổ trí, sử dụng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá hoạt động bố trí sử dụng đội ngũ GV

TT Nội dung Số người đánh giá Điểm

TB

Tốt Khá TB Yếu Kém

1 Thực hiện đúng quy trình lựa chọn, bố trí GV

theo quy định nhà nước và ngành quy định 47 5 4,90 2 Thực hiện cơng tác bố trí, sử dụng GV đúng tiêu

chuẩn, phù hợp với năng lực và công việc 45 7 4,87 3 Việc lựa chọn, bố trí, sử dụng hợp lý thực sự đã

động viên, khích lệ được đội ngũ GV 43 9 4,83 4 Việc phân cơng lao động sư phạm có hiệu quả 42 10 4,81

Kết quả khảo sát cho thấy:

Cơng tác bố trí, sử dụng đội ngũ GV trường Tiểu học Đền Lừ thực hiện đúng quy trình đã được Nhà nước và Ngành quy định, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của trường, nội dung này được đánh giá cao (điểm trung bình đạt 4,90 điểm). Thực tế việc lựa chọn, bố trí GV hàng năm được thực hiện theo cách truyền thống, theo đó Hiệu trưởng dự kiến phương án phân cơng, sau đó tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng (và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể), tham khảo ý kiến các tổ trưởng chuyên môn hoặc để giáo viên đề xuất nguyện vọng, cuối cùng hiệu trưởng ra quyết định bố trí kế hoạch phân cơng lao động. Cách làm này đã đảm bảo được tính chính xác bố trí, sử dụng GV theo nguyên tắc sử dụng “đúng người, đúng việc” đồng thời thực hiện đúng quy trình. Nội dung về “thực hiện đúng quy trình đã được ngành quy định, phù hợp với thực tế của trường” được đánh giá cao (điểm bình quân đạt 4,85 điểm).

Tuy nhiên việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động lựa chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ GV lại được xác định là thấp so với các nội dung hỏi và đánh giá. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm để tìm ra được cách làm hiệu quả cao hơn trong xu hướng đề cao hoạt động đổi mới quản lý giáo dục từ việc đổi mới quản lý ngay chính từ trong các cơ sở giáo dục.

2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV

Trong các năm học qua nhà trường đã khá quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng để phát triển ĐNGV về hai phương diện nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm. Kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển GV

TT Nội dung Số người đánh giá Điểm

TB

Tốt Khá TB Yếu Kém

1 Mục tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được xác

định rõ ràng, công khai và phù hợp 40 8 4 4,69 2 Thực hiện đa dạng hình thức đào tạo, bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV 40 7 5 4,67 3 Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá công

tác đào tạo, bồi dưỡng 32 10 10 4,42

4 Sử dụng hợp lý ĐNGV sau chương trình đào

Nhà trường lập kế hoạch ngay từ đầu năm học về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị: kế hoạch cho cán bộ, GV đi học các lớp đào tạo nâng cao trình độ (sau đại học hoặc trình độ cử nhân), đi học các lớp lý luận chính trị, hành chính có mục tiêu rõ ràng có lộ trình cụ thể và cơng khai để thực hiện, do đó, kết quả đánh giá nội dung nay đạt điểm trung bình cao nhất (điểm TB là 4,69)

Trong nhiều năm qua việc thực hiện đa dạng các hình thức, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng đã được nhà trường quan tâm thực hiện nên kết quả đánh giá ở mức cao thứ hai (điểm trung bình đạt 4,67). Tổ chức cơng tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV tại trường, theo các nội dung, hình thức cụ thể sau:

- Tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước thông qua các đợt học Nghị quyết;

- Bồi dưỡng về Điều lệ trường Tiểu học, quy chế chuyên môn; - Bồi dưỡng thực hiện quy định “Chuẩn nghề nghiệp GVTH”; - Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học;

- Bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra đánh giá HS;

- Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, công nghệ thông Tin.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm;

- Bồi dưỡng về kiến thức bộ môn thông qua báo cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, NCKH sư phạm ứng dụng.

- Tham gia các lớp học bồi dưỡng theo chỉ đạo của PGD-ĐT, Sở GD&ĐT. - Tự bồi dưỡng: thông qua hoạt động dự giờ đồng nghiệp, tự nghiên cứu tài liệu,đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, giáo dục đạo đức HS…

Thực tế trong các năm qua còn bộc lộ các điểm hạn chế do công tác kiểm tra và đưa ra các quyết định điều chỉnh hợp lý về bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn:

- Việc đào tạo trên chuẩn; bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ chưa được chú trọng đúng mức, chưa có các điều kiện thuận lợi để thực hiện.

- Công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ QL cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn chưa được chú trọng nên năng lực QL của họ còn hạn chế.

- Công tác tự bồi dưỡng thường xuyên, NCKH sư phạm ứng dụng của GV cịn hình thức nên hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 56 - 59)