Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 73 - 78)

Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ GV Trường Tiểu học Đền Lừ theo

3.2.2. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

* Mục đích biện pháp

Muốn phát triển đội ngũ trước hết phải định hình được đội ngũ đó.

Nghị quyết trung ương 3 khoá VIII đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường. Quy hoạch phải dựa trên quy mô phát triển HS và dựa trên

cơ sở thực trạng đội ngũ giáo viên của nhà trường. Công tác này phải đạt được mục tiêu: đảm bảo đủ số lượng giáo viên, đảm bảo có cơ cấu đội ngũ hợp lý và và đảm bảo chất lượng cao theo định hướng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn, hiệu quả, đồng bộ... tránh tình trạng hụt hẫng, bị động, chắp vá; là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên từ đó tạo ra nguồn giáo viên dồi dào, đáp ứng được yêu cầu bố trí và sử dụng.

* Nội dung biện pháp

Phân tích các đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương từ đó xác định nhu cấu phát triển quy mô HS trước mắt, trung hạn và dài hạn.

Tiến hành rà soát lại ĐNGV hiện có:

Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức nói chung và ĐNGV nói riêng. Việc rà soát, đánh giá thực trạng phải dựa trên các tiêu chí chung, tiến hành đồng bộ trong thời gian cụ thể, thống nhất về phương pháp, cách làm. Trong quá trình thực hiện phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, tất cả vì lợi ích chung; những nội dung cần thu thập thông tin và các số liệu thu thập phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời. Bao gồm:

+ Rà soát số lượng GV.

+ Rà soát về chất lượng GV theo chuẩn nghề nghiệp (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, đạo đức tư cách...).

+ Rà soát về cơ cấu (tương thích về giới, trình độ nghiệp vụ sư phạm, tuổi đời...).

+ Rà soát về lựa chọn, bố trí sử dụng ĐNGV.

+ Rà soát về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV.

+ Rà soát về chính sách, chế độ liên quan đến quản lý, phát triển ĐNGV.

* Thực hiện quy trình xây dựng quy hoạch, thông qua và công bố quy hoạch và kế hoạch triển khai thực hiện.

Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cần chú trọng tới việc bổ sung và lựa chọn ĐNGV Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

Quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cần phải chú ý các mặt sau:

+ Về số lượng.

Phải xây dựng được quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên của nhà trường theo từng giai đoạn (giai đoạn 2005-2010; 2011- 2015; 2016-2020).

Trong quá trình quy hoạch cần chú trọng đến tính cân đối, hợp lý của đội ngũ, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục lâu dài, đáp ứng đủ số lượng ĐNGV cho từng giai đoạn một cách hợp lý nhất.

Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm, nhu cầu thực tế của nhà trường và số lượng giáo viên hiện có để xác định số lượng giáo viên cần bổ sung. Tiếp theo cần xác định nguồn bổ sung và việc lựa chọn của trường.

Trong lựa chọn ĐNGV cần phải tuân theo những quy định về chế độ lao động, đồng thời công khai những tiêu chuẩn bố trí sử dụng GV cho phù hợp với từng khối lớp (đặc biệt cần chỉ rừ những tiờu chuẩn đối với cỏc GV dạy khối 1 đầu cấp hay dạy lớp 5 khối lớp cuối cấp; Kiên quyết chống hiện tượng trì trệ, tắc trách khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV.

+ Về cơ cấu.

Trong kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường cần phải đảm bảo sự hợp lý, cân đối. Kế hoạch cần phải được thực hiện trên cơ sở tính toán số giờ dạy bình quân của giáo viên trên mỗi môn học, ngành học theo quy định.

+ Về chất lượng.

Chất lượng của đội ngũ giáo viên được thể hiện ở các tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên: phẩm chất, năng lực, trình độ. Vì vậy trong công tác quy hoạch ĐNGV của nhà trường cần phải lưu ý các mặt trên. Đặc biệt trình độ của đội ngũ giáo viên phải được quan tâm hàng đầu.

Để thực hiện tốt công tác này nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên để phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ, giáo viên. Phân loại giáo viên chính xác để có biện pháp khắc phục: đối với giáo viên còn hạn chế về năng lực giảng dạy thì Hiệu trưởng phân công giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp giúp đỡ, tổ chuyên môn tích cực dự giờ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sư phạm hoặc bố trí công việc khác.

Hàng năm phải tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi, các buổi thao giảng để giáo viên có điều kiện đánh giá lại chính mình và đối chiếu với đồng nghiệp để tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải gắn liền với việc thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã lập, trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm chứng với thực tiễn để có sự điều chỉnh kịp thời. Kế hoạch tuyển dụng phải đảm bảo tính khả thi và đạt mục tiêu phát triển đội ngũ. Coi trọng văn bằng nhưng quan trọng nhất là năng lực sư phạm, khả năng chuyên môn và ý thức trách nhiệm đối với công việc được phân công.

* Lập quy hoạch ĐNGV

Trên cơ sở dự báo và kết quả điều tra, Ban chỉ đạo lập quy hoạch phát triển ĐNGV của trường từ nay đến năm 2020. Quy hoạch được lập phải đảm bảo các yêu cầu sau: đủ về số lượng, chuẩn trình độ, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và có tính khả thi cao.

+ Về số lượng:

Phải đảm bảo đủ về số lượng GV có kiến thức và kỹ năng sư phạm phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học theo từng khối lớp

+ Về chất lượng: Song song với việc giải quyết đủ số lượng GV, Nhà trường cần tăng cường công tác bồi dưỡng GV cốt cán cho từng khối lớp để có thể tiến hành việc lựa chọn, bố trí GV dạy theo lớp HS hay dạy cố định cho từng khối lớp.

Hiện tại số lượng GV trẻ chiếm số lượng khá cao so với lực lượng GV

lớn tuổi. Do đó cần có sự phân công, giao việc, tạo cơ hội cho hai đối tượng được phối hợp với nhau trong công việc về mọi lĩnh vực của Nhà trường, để họ chuyển giao, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau giúp cho công việc tốt hơn.

Từ đó lớp trẻ học hỏi được kinh nghiệm từ bậc thầy, bậc đàn anh của mình cộng thêm với sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân họ sẽ có được vốn kiến thức, kinh nghiệm trong chuyên môn và trong công việc.

+ Về cơ cấu:

Thực tế, hiện nay Nhà trường đã sắp xếp GV sinh hoạt theo 2 tổ chuyên môn. Việc sắp xếp này thực chất chỉ phù hợp cho việc sinh hoạt hành chính còn việc thường xuyên sinh hoạt, thảo luận chuyên môn lại tiến hành theo các nhóm nhỏ dạy từng khối lớp. Vì vậy việc quy hoạch đội ngũ theo cơ cấu cũng cần chú ý đến chất lượng đội ngũ GV để tiến hành cơ cấu

lại các tổ chuyên môn (có thể cơ cấu tổ chuyên môn theo từng khối lớp và có thêm tổ chuyên môn dạy các môn năng khiếu Ngoại ngữ, nhạc họa, thể dục). Như vậy với quy mô hiện tại, quy hoạch các tổ chuyên môn trong trường Tiểu học Đền Lừ có thể có tới 6 tổ chuyên môn, bao gồm:

+ Tổ chuyên môn khối lớp 1;

+ Tổ chuyên môn khối lớp 2;

+ Tổ chuyên môn khối lớp 3;

+ Tổ chuyên môn khối lớp 4;

+ Tổ chuyên môn khối lớp 5;

+ Tổ chuyên môn ngoại ngữ- họa- nhạc- thể dục;

Việc định hướng quy hoạch lại cơ cấu tổ chuyên môn, nhà trường sẽ có điều kiện để thực hiện có hiệu quả việc lựa chọn, bố trí sử dụng ĐNGV nhằm đạt được mục tiêu phát triển chất lượng ĐNGV theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

* Điều kiện thực hiện.

Nhà trường cần có đầy đủ các thông tin về định hướng phát triển của địa phương và quy hoạch phát triển giáo dục của thành phố.

Nhà trường tổ chức thu thập các thông tin về thực trạng ĐNGV theo các nguồn thông tin khác nhau để có cơ sở đánh giá, phân loại đội ngũ GV một cách thường xuyên và cập nhật kịp thời.

Nhà trường phải tạo ra được sức hút đối với giáo viên, đặc biệt là đưa ra lợi ích vật chất thoả đáng để động viên, khuyến khích người đi học. Mặt khác phải có những quy định bắt buộc, thoả thuận đối với người đi học là phải trở về phục vụ nhà trường, địa phương, tránh tình trạng để “chảy máu chất xám”.

3.2.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý, đảm bảo phát huy tối đa khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)