Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 70 - 73)

Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ GV Trường Tiểu học Đền Lừ theo

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và

* Mục đích của biện pháp

Giải pháp này nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viờn nhà trường nhận thức rừ vai trũ quan trọng của cụng tỏc phỏt triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Giúp cho đội ngũ quản lý và mỗi giáo viên thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, thấm nhuần chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là đối với nhà trường đang trong giai đoạn chuẩn bị nâng cấp lên thành trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2.

* Nội dung của biện pháp

Cần quán triệt công tác Quản lý ĐNGV của Nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của toàn thể cán bộ, viên chức Nhà trường.

Trên cơ sở thống nhất nhận thức, phải đề ra các chủ trương, biện pháp, hướng đi để thực hiện công tác quản lý ĐNGV cho phù hợp với thực tế Nhà trường và yêu cầu của xã hội. Trong khâu tổ chức thực hiện cần phải theo hướng đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, vừa chỉ đạo tổng quát vừa cụ thể tỉ mỉ, kiên quyết và mềm dẻo, dứt điểm theo mục tiêu thời gian và theo từng công việc.

+ Mỗi GV cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của GD

& ĐT đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

+ Hiểu rừ cỏc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo

+ Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

+ Thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự nghiệp GD & ĐT nói chung và ĐNNG nói riêng. Đồng thời cũng thấy được những yêu cầu, đòi hỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân tới ngành GD & ĐT và ĐNGV.

+ ĐNGV cần có ý chí vươn lên, có tinh thần cầu thị, coi việc học tập, nâng cao trình độ như một nhu cầu không thể thiếu, từ đó chủ động sắp xếp công việc, tự giác học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường.

+ Tích cực tham gia xây dựng môi trường sư phạm trong sạch trong Nhà trường; có lối sống lành mạnh, trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, giàu lòng vị tha với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”.

* Cách thực hiện biện pháp

Tổ chức rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định của ngành về tính tất yếu và cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức Chỉ thị 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết lần thứ 8, BCHTƯ khóa XI (Nghị quyết số 29-Q/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Thường xuyên tổ chức cho CBGV trong trường nghiên cứu, quán triệt, học tập nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chủ trương về GD

& ĐT; chính sách, chế độ của Nhà nước ban hành có liên quan trực tiếp đến GV. Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu, vận động

mọi người tham gia tích cực vào cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Gắn kết việc thực hiên cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học sáng tạo”, cuộc vận động

“Hai không” nhằm tạo lập môi trường sư phạm lành mạnh, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục nhân cách đạo đức lối sống cho HS.

Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong ĐNGV, thấy được vai trò của GV không chỉ là người trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người học mà còn thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, hoàn thiện nhân cách cho HS, để khi HS ra trường có đủ các phẩm chất về Đức - Trí - Thể - Mỹ; Vì vậy ĐNGV phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo.

Tổ chức tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua hai tốt

“dạy tốt” và “học tốt”, đẩy mạnh cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong trường, để thông qua đó khơi dậy và phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của mỗi GV, HS.

Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV và mời lãnh đạo của Quận và Thành phố tham dự có báo cáo chỉ đạo. Trong hội nghị cần nêu lên những thuận lợi, khó khăn, những vướng mắc khi thực hiện, đề xuất các biện pháp và kiến nghị với các cấp lãnh đạo, từ đó có thể làm cho ĐNGV có nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về tầm quan trọng và thực trạng của công tác phát triển ĐNGV.

Nhà trường cần tổ chức giao lưu với các trường bạn có điều kiện, hoàn cảnh tượng tự để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, mở rộng quan hệ giao lưu thông qua việc tổ chức tham quan, học tập các trường có những thành tích nổi bật.

Tiếp tục chỉ đạo và gương mẫu thực hiện phong trào thi đua Hai tốt, cuộc vận động Hai không, Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động.

Phối hợp tốt các tổ chức đoàn thể trong trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt- học tốt trong nhà trường theo các chủ đề các tháng của năm học: vào dịp Khai giảng năm học mới, Chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11, Sơ kết học kỳ, Tổng kết năm học... để đánh giá xếp loại thi đua. Thông qua các hoạt động này từng giáo viên giáo viên sẽ biết mình đang đứng ở đâu, mức độ nào của các tiêu chuẩn để tiếp tục học tập, bồi dưỡng. Phải tạo cho mọi giáo viên ý thức vươn lên chính bằng môi trường của một “tổ chức biết học hỏi”.

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên phải đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ, đồng thời tạo được thế chủ động, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ giáo viên của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp Giáo dục và đào tạo nói chung và của nhà trường nói riêng.

* Điều kiện thực hiện.

Bộ máy lãnh đạo phải có nhận thức đúng và đầy đủ, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo từng giai đoạn.

Đội ngũ giáo viên phải đồng tình, khắc phục mọi khó khăn để học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.

3.2.2. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ quận hoàng mai, thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)