Nghi thức lời nói cảm ơn

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 (LV01308) (Trang 90 - 120)

7. Bố cục luận văn

3.3.3. Nghi thức lời nói cảm ơn

“Cảm ơn” là hành động tỏ sự biết ơn đối với người giúp đỡ mình. Là từ dùng trong lời nói lịch sự, để bày tỏ sự cảm kích với người đã làm việc gì đó cho mình, hoặc để nhận lời hay từ chối điều gì. Cảm ơn là hành động ngôn ngữ được chúng ta sử dụng khi nhận được một việc làm nào đó từ người khác mà ta cho rằng việc làm đó mang lại lợi ích cho mình.

Khi nhờ vả ai đó, người ta không thể hiện lòng biết ơn của mình bằng cách sử dụng động từ ngữ vi cảm ơn mà biểu lộ sự cảm ơn bằng cách mời mọc. Hành động cảm ơn được diễn đạt bằng những từ ngữ cụ thể nhất định trong phát ngôn mà chúng tôi gọi là lời cảm ơn. Lời cảm ơn trong giao tiếp thể hiện phép lịch sự cá nhân của con người trong tương tác xã hội, nó không những chi phối quá trình giao tiếp mà còn tác động đến hiệu quả giao tiếp.

Lời cảm ơn trong tiếng Việt là một vấn đề thuộc nhận thức xã hội và nó chịu sự ảnh hưởng, chi phối của nhân tố xã hội trong hoạt động giao tiếp để đánh giá là lịch sự hay bất lịch sự của mỗi cá nhân trong tương tác bằng ngôn ngữ. Lời cảm ơn gắn với chuẩn mực xã hội và trong lời cảm ơn thường nghiêng về lịch sự chuẩn mực hơn lịch sự chiến lược.

Cũng giống như lời xin lỗi, trong giao tiếp người Việt, khi ta nói lời cảm ơn là việc thể hiện nhân cách giữa con người với con người dựa trên văn hóa ứng xử. Không những vậy, nó còn góp phần quan trọng tạo nên tiếng nói về vị thế của mỗi người trong xã hội. Chính vì vậy, có thể nói lời cảm ơn không chỉ là một nghi thức giao tiếp mà rộng hơn nữa, nó còn trở thành nét văn hóa ứng xử của con người Việt Nam.

84

ĐỀ XUẤT GIÁO ÁN

BÀI 3: CẢM ƠN - ĐÁP LỜI CẢM ƠN

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức: Biết cách nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn.

2. Về kĩ năng: Nghe và biết cách nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ: Biết thể hiện sự lịch sự, văn minh trong khi cảm ơn và đáp lời cảm ơn.

II. Chuẩn bị:

1. GV:

- Giáo án

- Tranh vẽ phóng to minh họa 2 tình huống trong SGK. - Phiếu ghi nội dung các bài tập để HS thực hành

2. HS:

- Đọc trước bài ở nhà - Bút dạ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời

gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

5’ A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 tình huống phải đáp lời xin lỗi của bài tập 2

- HS đọc:

a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút” b) Một bạn vô ý đụng vào người em, vội nói: “Xin lỗi. Tớ vô ý quá!”

c) Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi.”

d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả

85

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

em: “Xỉn lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi”.

- Mời các nhóm lên

sắm vai. - Các nhóm đóng vai - Gắn tiêu chí yêu

cầu nhận xét. - Nhận xét theo tiêu chí.

- Tiêu chí nhận xét: Nói to, rõ ràng Xử sự đúng và hay. Có thái độ lịch sự, văn minh. a)

- HS 1: Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút.

(Nét mặt lo lẳng; giọng nói gấp gáp) - HS 2: (Nếu lịch sự):

Mời bạn đi trước.

(Nét mặt thoải mái; giọng nói nhẹ nhàng) (Nếu lịch sự thân thiết): Cậu cứ đi

trước đi. (Nét mặt

thoải mái; giọng nói thân tình)

b)

- HS 1: Xin lỗi. Tớ vô

ý quả. (Nét mặt biết

lỗi giọng nói chân thành)

- HS 2: Tớ không sao. Lần sau cậu cẩn thận

hơn là được. (Nét mặt

thoải mái; giọng nói nhẹ nhàng)

c)

- HS 1: Xin lỗi bạn.

Mình lỡ tay thôi (Nét

mặt biết lỗi; giọng nói chân thành)

86

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

- HS 2: Tớ không sao. Chiều về, mẹ tớ giặt là sạch ngay thôi. Lần sau cậu nhớ cẩn thận nhé. (Nét mặt thoải mái; giọng nói nhẹ nhàng)

d)

- HS 1: Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi. (Nét mặt biết lỗi; giọng nói chân thành) - HS 2: Không sao. Mai cậu mang trả tớ là được. (Nét mặt thoải mái; giọng nói nhẹ nhàng)

10’ 2. Hướng dẫn làm bài tập

2.1. Bài tập 1 Gọi HS đọc yêu cầu HS đọc yêu cầu: Nói lờ cảm ơn của em trong mỗi trường hợp sau:

a. Khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa. b. Khi cô giáo cho em mượn quyển sách. c. Khi em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi. Đề bài yêu cầu em

nói lời gì?

Trả lời Nói lời cảm ơn Em nói lời cảm ơn

trong những tình huống nào?

Trả lời a. Khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa. b. Khi cô giáo cho em mượn quyển sách. c. Khi em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.

87

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

Em nói lời cảm ơn với ai?

Trả lời a. Bạn b. Cô giáo c. Em bé Khi nói lời cảm ơn,

em cần lưu ý điều gì?

Trả lời Khi nói lời cảm ơn, chúng ta phải tỏ thái độ lịch sự chân thành nói lời cảm ơn với những người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè phải thân mật. Cho học sinh nên

thực hành đóng vai nói lời cảm ơn.

HS thực hành đóng vai theo cặp Gắn tiêu chí, nhận xét, yêu cầu học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét Tiêu chí: Nói to, rõ ràng Xử sự đúng và hay. Có thái độ lịch sự, văn minh.

10’ 2.2. Bài tập 2 Gọi HS đọc yêu cầu HS đọc

Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây - Gắn tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ những ai?

+ Trả lời + 1 bạn HS đang đưa bà cụ sang đường + Bà cụ nói gì với

bạn trai? + Trả lời + Bà nói: Cảm ơn cháu + Khi được bà cụ cảm

ơn bạn đã nói gì? + Trả lời + Bạn nói: Không có gì ạ + Theo con, vì sao

bạn HS nói như vậy?

+ Trả lời + Vì giúp được bà cụ qua đường là một việc nhỏ mà chúng ta đều làm được

+ Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào?

+ Trả lời + Thể hiện sự khiêm tốn, lễ độ

+ Bạn nào có cách đáp lời cảm ơn khác của bạn trong tranh

+ Trả lời + Có gì đâu hả bà, bà và cháu cùng qua đường sẽ vui hơn.

88

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

+ Không có gì đâu ạ. Đó là việc cháu nên làm mà.

+ Bà ơi, giúp được bà cháu rất vui.

+ Không có gì ạ. Bố mẹ cháu dặn phải giúp đỡ mọi người ạ. - Cho HS thảo luận

nhóm 2 đóng vai lại tình huống - HS thực hành theo cặp - Gắn tiêu chí, yêu cầu HS nhận xét - HS nhận xét theo tiêu chí - Tiêu chí: Nói to, rõ ràng Xử sự đúng và hay. Có thái độ lịch sự, văn minh.

10’ 2.3. Bài tập 3 - Yêu cầu 3 cặp HS nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn trong 3 tình huống sau:

- HS đối thoại theo 3 tình huống. a) Em cho bạn mượn quyển truyện. Bạn em nói: “Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả” a) - HS 1: Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả. (Nét mặt vui vẻ, giọng nói biết ơn.) - HS 2: Không có gì. Cậu nhớ trả tớ là

được. (Nét mặt thoải

mái, giọng nói vui vẻ.) b) Em đến thăm bạn ốm. Bạn em nói: “Cảm ơn bạn. Mình sắp khỏi rồi”. b) - HS 1: Cảm ơn bạn. Mình sắp khỏi rồi. (Nét mặt vui tươi, giọng nói biết ơn.) - HS 2: Không có gì. Cậu khỏi ỉà tớ vui rồi.

(Nét mặt thoải mái, giọng nói vui vẻ.)

89

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

c) Em rót nước mời khách đến nhà. Khách nói: “Cảm ơn cháu. Cháu ngoan quá!”

c)

- HS 1: Cảm ơn cháu. Cháu ngoan quả.

(Nét mặt vui tươi, giọng nói khen ngợi) - HS 2: Không có gì ạ. Bố mẹ cháu vẫn dạy cháu phải như

thế. (Nét mặt sung

sướng, giọng nói tự hào.) - Gắn tiêu chí, yêu cầu HS nhận xét. Nhận xét phần đóng vai của từng cặp bạn. Tiêu chí nhận xét: Nói to, rõ ràng. Đúng nội dung. Thái độ, nét mặt phù hợp. 3’ C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học và nhắc nhở HS nhớ thực hành cảm ơn - đáp lại cảm ơn của mọi người để thể hiện mình là một trò ngoan, lịch sự.

90

3.3.3. Nghi thức lời nói xin lỗi

Xin lỗi là việc xin được tha thứ vì đã biết lỗi hoặc dùng để mở đầu lời nói một cách lịch sự khi có việc phải làm phiền tới người khác. Xin lỗi là một hành động ngôn ngữ mà tùy thuộc hoàn cảnh và mục đích giao tiếp mà nó mang ý nghĩa khác nhau. Khi biết mình mắc lỗi và nói xin lỗi thì xin lỗi ở đây nghĩa là sự thừa nhận những lỗi lầm của mình và mong muốn được tha thứ, xin lỗi cũng có thể là lời rào đón trước khi nhờ vả hoặc làm phiền một ai đó, cũng có khi người ta từ chối một việc nào đó người ta cũng nói xin lỗi.

Trong dụng học, xin lỗi là một hành động ngôn ngữ hướng tới nhu cầu thể diện của mỗi người tiếp nhận và có ý muốn sửa lại cho đúng một sự vi phạm mà người xin lỗi biểu lộ trách nhiệm, và như vậy sẽ tái thiết sự cân bằng giữa người xin lỗi và người tiếp nhận. Nói cách khác, xin lỗi là hành động xin được lượng thứ vì đã biết lỗi.

Hành động xin lỗi được diễn đạt bằng những từ ngữ cụ thể nhất định trong phát ngôn mà chúng tôi sẽ gọi đó là lời xin lỗi.

Trong cuộc sống của mỗi người, không ai là chưa từng phạm lỗi và có ý định muốn sửa lỗi lầm đó, vì vậy người ta mới nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi trong giao tiếp thường thể hiện phép lịch sự cá nhân của mỗi con người, vì thế lời xin lỗi là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Nó không chỉ chi phối quá trình giao tiếp mà còn tác động đến hiệu quả của cuộc giao tiếp.

Lời xin lỗi trong tiếng Việt là một vấn đề thuộc về nhận thức xã hội trong hoạt động giao tiếp để đánh giá là lịch sự hay bất lịch sự của mỗi cá nhân trong cuộc tương tác. Nếu ta làm việc gì đó sai trái với một ai đó mà không nói lời xin lỗi thì sẽ bị đánh giá là bất lịch sự, từ đó tạo nên khoảng cách giữa các mối quan hệ trong xã hội.

Với người Việt Nam, khi nói lời xin lỗi là việc thể hiện nhân cách giữa con người với con người qua văn hóa ứng xử. Không những vậy, nó còn góp phần quan trọng tạo nên tiếng nói về vị thế của mỗi người trong xã hội. Chính vì vậy, có thể nói lời xin lỗi không chỉ là một nghi thức giao tiếp mà rộng hơn nữa, nó còn trở thành nét văn hóa ứng xử của con người Việt Nam.

91

ĐỀ XUẤT GIÁO ÁN

BÀI 4: XIN LỖI - ĐÁP LỜI XIN LỖI

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức: Biết cách nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi trong giao tiếp thông thường.

2. Về kĩ năng: Nghe và biết cách nói lời xin lỗi đáp lại lời xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ: Biết thể hiện sự lịch sự, văn minh trong giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

1. GV:

- Giáo án

- Tranh vẽ phóng to minh họa tình huống trong SGK - Phiếu ghi nội dung các bài tập như trong giáo án

2. HS:

- Đọc trước bài ở nhà

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời

gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

10’ Hướng dẫn làm bài tập 1

Gọi 2HS đọc yêu cầu BT 1

Đọc yêu cầu BT1 Nói lời xin lỗi của e trong các trường hợp sau:

Gọi 3HS đọc nối tiếp 3 tình huống phải nói lời xin lỗi

03 HS đọc

a) Em lỡ bước chân giẫm vào chân bạn b) Em mải chơi quên làm việc mẹ đã rặn

c) Em đùa nghịch va phải một cụ già Đưa câu hỏi yêu cầu

HS thảo luận nhóm để phân tích tình huống

HS thảo luận theo nhóm 2 người và trình bày.

Đề bài yêu cầu em làm gì?

HS trả lời Đề bài yêu cầu nói lời xin lỗi của em Vì sao em phải nói

lời xin lỗi?

HS trả lời Em phải nói lời xin lỗi vì em là người có lỗi

92

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

Em nói lời xin lỗi với ai?

HS trả lời Em nói lời xin lỗi với bạn, mẹ và cụ già

Khi nói lời xin lỗi cần có thái độ như thế nào?

HS trả lời Khi nói lời xin lỗi phải có thái độ thành khẩn,lịch sự, hối lỗi. Với người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè thân mật

Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, đóng vai 1 người nói lời xin lỗi, 1 người đáp lại, phân công tổ 1, 3, tình huống a Tổ 2 tình huống b Tổ 4 tình huống c HS thảo luận nhóm 2 Gắn 3 tình huống lên bảng a) Em lỡ bước chân giẫm vào chân bạn b) Em mải chơi quên làm việc mẹ đã rặn c) Em đùa nghịch va phải một cụ già Mời các nhóm lên sắm vai, mỗi tổ 1 tình huống

Gắn tiêu chí yêu cầu nhận xét Các nhóm đóng vai Nhận xét theo tiêu chí Tiêu chí: -Nói to, rõ ràng -Xử sự đúng hay không?

-Có thái độ văn minh lịch sự không?

Cho HS lên đóng vai lần 2 sau khi có nhận xét, rút kinh nghiệm

HS lên đóng vai lần 2

Tình huống a:

- HS1: Ôi, đau quá (mặt nhăn nhó) - HS2: Ôi, tớ vô ý quá. Tớ xin lỗi nhé! (thái độ nhẹ nhàng, thành khẩn) Cho HS nhận xét kết quả đóng vai lần 2. Các bạn đã có cử chỉ, điệu bộ hay Trả lời nhóm 2 theo 3 tình huống - Tình huống b: - HS1: Con đã làm xong việc em dặn chưa?

93

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

hơn, sáng tạo hơn các bạn đóng lần 1 chưa?

- HS2: Ôi, con mải chơi, con quên mất. Con xin lỗi mẹ, lần sau con sẽ rút kinh nghiệm. (nét mặt hối lỗi)

Tình huống c:

- HS1: Ôi đau quá, sao cháu nghịch thế? - HS2: Cháu xin lỗi cụ. Cháu vô ý quá (nét mặt lo lắng, giọng nói chân thành) GV nhấn mạnh

những câu nói, cách nói nên dung, điệu bộ, nét mặt nên có khi nói lời xin lỗi

Cần nói xin lỗi với thái độ chân thành, thành khẩn thể hiện sự hối hận

Khi nói lời xin lỗi là chúng ta có lỗi, vì vậy cần hỏi thăm xem việc mình làm có lỗi có làm ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Sau đó tùy từng tình huống mà có lời nói phù hợp, thể hiện sự hối hận chân thành 10’ Hướng dẫn

HS làm BT2

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 (LV01308) (Trang 90 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)