7. Bố cục luận văn
2.1.1. Các bài TLV liên quan đến kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nó
nói cho HS lớp 2
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp giúp HS có năng lực dùng tiếng Việt để học tập, giao tiếp... trong nhiều môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong việc rèn
37
kĩ năng giao tiếp thì các nghi thức lời nói được sắp xếp trong chương trình dạy Tập làm văn được cấu tạo theo hai mạch chính: nghi thức nói và nghi thức viết.
Trong chương trình cho HS tiểu học, cần đạt kĩ năng nói đối với học sinh lớp 1 là: “Biết dùng các từ ngữ để giới thiệu một cách đơn giản về bản thân trong đời sống hàng ngày. Biết nói những câu chào đơn giản với bạn bè, với các thành viên trong gia đình, những người quen, các thầy cô giáo và những người khác trong đời sống hàng ngày”, đối với học sinh lớp 4 là “Sử dụng các từ ngữ dùng để thể hiện sự ủng hộ, sự từ chối, hoặc sự hòa giải, lưu tâm đến tình huống / hoàn cảnh của người nghe. Yêu cầu đưa vào chương trình giáo dục cơ sở các tiết học về “cách cư xử văn minh”. Một trong số những bài học chính cho học sinh tiểu học là phải nói năng lịch sự, tuân thủ quy tắc giao thông, tôn trọng người già và cộng đồng người thiểu số. Trẻ lớn tuổi hơn sẽ được học về phép xã giao khi nói chuyện điện thoại, viết thư và cách trò chuyện lịch sự với nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau. Việc sử dụng nghi thức nói giúp trẻ em ngay từ khi còn nhỏ đã rất tự tin trong việc trình bày bằng lời nói những suy nghĩ, ý tưởng của mình trước người khác bởi các em đã được rèn luyện kĩ năng nghe và nói ngay từ những năm học đầu tiên và kĩ năng nói có mặt ở 3 trong 4 yêu cầu cần đạt của các lớp bậc Tiểu học: chiến lược nghe và nói, nghe hiểu, tổ chức và trình bày, thực hành nói. Trong chiến lược nghe và nói vấn đề ngữ điệu lại rất được quan tâm và chú ý. Học sinh phải biết kết hợp lời nói, điệu bộ, cử chỉ, động tác với việc trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình. Như các nghi thức lời chào, lời xin lỗi, cám ơn
trở thành quen thuộc với tất cả HS Việt Nam, cũng như trên thế giới.
Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong giao tiếp cho HS tiểu học thực chất đã được quan tâm từ lớp 1, thông qua phần luyện nói theo chủ đề của các bài Học vần (ở học kỳ 1) và Tập đọc (ở học kỳ 2). Tuy nhiên, lên đến lớp 2,
38
thông qua giờ Tập làm văn, giao tiếp mới trở thành một kỹ năng trọng tâm của chương trình Tiếng Việt. Ngoài ra, có thể nâng cao là có thêm yêu cầu theo lý thuyết giao tiếp về phép lịch sự bằng cách áp dụng qua các tình huống, biểu cảm để nâng cao về ý thức và thói quen cho HS. Thực sự trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng thái độ,tình cảm tốt đẹp, lành mạnh qua nội dung bài học.
Phân môn TLV lớp 2, rèn luyện kỹ năng hội thoại trong giao tiếp cho HS bằng hệ thống bài tập luyện nói có nội dung cốt lõi là các nghi thức lời nói tiếng Việt. Có thể hệ thống hoá nội dung dạy học hội thoại ở TLV lớp 2 như sau: Tự giới thiệu, Chào hỏi, tự giới thiệu, Cảm ơn, xin lỗi, Khẳng định, phủ định, Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, Chia buồn, an ủi, Gọi điện, Chia vui, Khen ngợi, Ngạc nhiên, thích thú (học kỳ 1).
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu, Đáp lời cảm ơn, Đáp lời xin lỗi, Đáp lời khẳng định, Đáp lời phủ định, Đáp lời đồng ý, Đáp lời chia vui, Đáp lời khen ngợi, Đáp lời từ chối, Đáp lời chia buồn, an ủi (học kỳ 2).
Các NTLN được dạy trong chương trình TLV lớp 2 chủ yếu thuộc nhóm biểu lộ và nhóm cầu khiến. Đây là 2 nhóm nghi thức ngôn ngữ cần phát triển từ, tuổi nhỏ, phù hợp với kỹ năng phát triển của HS lứa tuổi từ 7-8 tuổi. Nội dung dạy học các NTLN nêu trên được tích hợp trong các BT tình huống giao tiếp chân thực và sinh động, gần gũi với đời sống giao tiếp hàng ngày của HS, với mục đích rèn kỹ năng hội thoại tự nhiên, sinh động và hiệu quả.
2.1.2. Mục tiêu cần đạt của các bài TLV lớp 2 liên quan đến kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói
Chương trình TLV cho HS lớp 2 hiện nay được xây dựng phù hợp với mục tiêu giáo dục Tiểu học là đưa quan điểm giao tiếp hay quan điểm phát triển lời nói làm phương hướng xây dựng chương trình môn Tiếng Việt cải cách giáo dục, đảm bảo cho HS:
39
- Hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
- Biết các nghi thức lời nói tối thiểu (chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,...); biết sử dụng chúng trong các tình huống giao tiếp nơi công cộng, ở gia đình, trong trường học và biết đáp lại những lời đó.
- Có các kĩ năng phục vụ học tập và cuộc sống hàng ngày: khai bản tự thuật, viết thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu...
- Biết nói, viết về những vấn đề thuộc chủ điểm: kể một sự việc đơn giản; tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi...
Trong chương trình TLV lớp 2 so với kỹ năng viết (chiếm 40%) thì kỹ năng nói được chú ý hơn rất nhiều (chiếm 60%). Trong kỹ năng nói, như kỹ năng trao lời, kỹ năng kể chuyện, kỹ năng giới thiệu, kỹ năng sử dụng các NTLN thì kỹ năng sử dụng NTLN chiếm tới 56%.