0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Lý thuyết về nghi thức lời nói

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TRONG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGHI THỨC LỜI NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 (LV01308) (Trang 25 -120 )

7. Bố cục luận văn

1.1.2. Lý thuyết về nghi thức lời nói

1.1.2.1. Khái niệm về các nghi thức lời nói

NTLN là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. NTLN là những quy tắc và quy ước ứng xử bằng lời trong những tình huống giao tiếp mang tính nghi thức, có liên quan đến đặc điểm dân tộc, sự quy định của xã

19

hội, thói quen, phong tục tập quán lưu hành trong giai đoạn lịch sử nhất định. Với cách hình dung này, có thể kể ra các hành động ngôn ngữ như: chào, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, khen, chê, từ chối… đều thuộc về NTLN.

Trong chương trình cho HS tiểu học, cần đạt kĩ năng nói đối với học sinh là: “Biết dùng các từ ngữ để giới thiệu một cách đơn giản về bản thân trong đời sống hàng ngày. Biết nói những câu chào đơn giản với bạn bè, với các thành viên trong gia đình, những người quen, các thầy cô giáo và những người khác trong đời sống hàng ngày”, hay “Sử dụng các từ ngữ dùng để thể hiện sự ủng hộ, sự từ chối, hoặc sự hòa giải, lưu tâm đến tình huống, hoàn cảnh của người nghe. Yêu cầu đưa vào chương trình giáo dục cơ sở các tiết học về “cách cư xử văn minh”. Một trong số những bài học chính cho học sinh tiểu học là phải nói năng lịch sự, tuân thủ quy tắc giao thông, tôn trọng người già và cộng đồng người thiểu số. Trẻ lớn tuổi hơn sẽ được học về phép xã giao khi nói chuyện điện thoại, viết thư và cách trò chuyện lịch sự với nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau. Việc sử dụng nghi thức nói giúp trẻ em ngay từ khi còn nhỏ đã rất tự tin trong việc trình bày bằng lời nói những suy nghĩ, ý tưởng của mình trước người khác bởi các em đã được rèn luyện kĩ năng nghe và nói ngay từ những năm học đầu tiên và kĩ năng nói có mặt ở 3 trong 4 yêu cầu cần đạt của các lớp bậc Tiểu học: chiến lược nghe và nói, nghe hiểu, tổ chức và trình bày, thực hành nói. Trong chiến lược nghe và nói vấn đề ngữ điệu lại rất được quan tâm và chú ý. Học sinh phải biết kết hợp lời nói, điệu bộ, cử chỉ, động tác với việc trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình. Như các nghi thức lời chào, xin lỗi, cám ơn... trở thành quen thuộc với tất cả HS Việt Nam, cũng như trên thế giới. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi xin đề cập đến việc vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh vào việc rèn một số NTLN cơ bản cho HS lớp 2 như: Chào, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi.

20

1.1.2.2 Đặc điểm về các nghi thức lời nói trong chương trình cho HS tiểu học

Ở tiểu học, các em được học hầu hết các NTLN của tiếng Việt. Tuy nhiên, đa số cấu trúc ngữ pháp của phát ngôn NTLN tiếng Việt thường là khuôn hình câu dưới bậc nên thường khuyết chủ ngữ, trong khi phạm vi giao tiếp của HS tiểu học chủ yếu là gia đình, nhà trường; ở gia đình, các em thường giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô, dì, chú, bác, anh chị em... ở trường, đối tượng giao tiếp của các em là thầy cô giáo, bạn bè cùng lớp, anh chị lớp trên, các em lớp dưới, bác bảo vệ... Dù giao tiếp ở gia đình hay nhà trường, HS tiểu học cũng cần sử dụng đúng các khuôn NTLN theo những yêu cầu vừa trang trọng, lịch sự vừa lễ phép thông qua đại từ nhân xưng ở chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp là bề trên. Khi đối tượng giao tiếp là bạn bè bằng tuổi hoặc các em nhỏ hơn thì khuôn NTLN được rút lại ngắn gọn, nhưng vẫn cần đảm bảo sự lịch sự.

Dạy HS tiểu học giao tiếp, NTLN đóng vai trò đáng kể trong việc hình thành nhân cách của các em. Thái độ lễ phép, giao tiếp, ứng xử bằng lời nói lễ phép là những yêu cầu không thể thiếu được đối với nhân cách của một đứa trẻ. Sự lễ phép được hình thành từ nhiều con đường khác nhau. Một trong những con đường ấy là ngôn ngữ. Việc sử dụng đúng NTLN, kèm theo là phép lịch sự trong từng tình huống giao tiếp là một bài học cần thiết của mọi người.

Xét về đặc tính giao tiếp, thì NTLN trong tiếng Việt có các đặc điểm sau: - Các NTLN có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú, đa dạng và nhiều cách thể hiện.

- Các NTLN trong giao tiếp của tiếng việt đề cao thái độ, nâng cao giá trị truyền thống.

- Trong các quan hệ và cách thức giao tiếp, các NTLN lấy tính nhường nhịn, tình cảm, sự tế nhị, hòa thuận làm nguyên tắc ứng xử.

- Đối với đối tượng giao tiếp, các NTLN thể hiện qua sự tìm hiểu, quan sát, đánh giá, coi trọng danh dự. Đề cao đối tượng giao tiếp.

21

Trong quá trình giao tiếp của tiếng Việt, chủ thể giao tiếp thì các NTLN Việt Nam có tính “lễ nghĩa”. Như qua NTLN lời chào, ý tứ “lời chào cao hơn mâm cỗ” hay cháu bé có lời chào to, rõ ràng “cháu chào bác ạ” mới thể hiện ý lịch sự hay cháu bé ngoan. Hay đã thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần chăng nữa, lúc gặp vẫn chào hỏi nhau. Chào hỏi không còn là nhu cầu công việc (như ở phương Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. Ví dụ như “chào bác, bác có khỏe không” được sử dụng thường xuyên trong NTLN như một thái độ thăm hỏi và mang nhiều ý nghĩa xây dựng quan hệ.

Chào hỏi là nghi thức cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất trong các nghi thức giao tiếp. Chào người quen, chào người muốn làm quen, thậm chí là người lạ, người dưng vẫn chào hỏi nhau. Chào hỏi giúp chúng ta thu hút sự chú ý, bắt đầu quá trình giao tiếp, rút ngắn khoảng cách với đối tác giao tiếp và tạo bầu không khí cho cả quá trình giao tiếp.

Nghi thức lời nói xin lỗi, cám ơn trong tiếng Việt cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được đón tiếp), Quý hóa quá (cảm ơn khi khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen), Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)...

1.1.3. Tích hợp nếp sống thanh lịch - văn minh (lịch sự) thông qua giao tiếp

1.1.3.1. Định nghĩa giao tiếp lịch sự

Nghiên cứu về NTLN, lịch sự là một nhân tố quan trọng. Lịch sự trong tiếng Việt là sự kết hợp hài hòa giữa hai bình diện: lịch sự chiến lược (khiêm nhường, khéo léo) và lịch sự chuẩn mực (lễ phép, đúng mực). Nếu người ta

22

coi NTLN là hành vi cần phải thực hiện để duy trì tiếp xúc xã hội thì cũng có nghĩa là ta đã công nhận mọi giao tiếp nghi thức đều là những cuộc giao tiếp theo chiều hướng tích cực và lịch sự là tiêu chuẩn để đánh giá tính đúng đắn của các NTLN và là yêu cầu tất yếu khi sử dụng các NTLN đó.

Những giao tiếp nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá nhân. Giao tiếp được người nói dùng để hoàn thành các mục đích như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hòa.

Phương thức giao tiếp để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn..., làm cho cuộc tương tác được thuận lợi.

1.1.3.2. Các chiến lược lịch sự

Lịch sự quy ước: Có những phương tiện ít nhiều quy ước, bị quy định bởi những nguồn gốc xã hội, bắt buộc đối với người sử dụng, bao gồm:

Phép lịch sự vị thế (theo quan hệ dọc, quan hệ quyền thế). Phép lịch sự thân - sơ (theo quan hệ ngang, quan hệ thân cận).

Lịch sự chiến lược: Liên quan tới những cái xảy ra trong một cuộc hội thoại, tới sự sử dụng các hành động ở lời và với những đề tài được đưa vào hội thoại.

Lịch sự âm tính: Phép lịch sự hướng vào thể diện âm tính của người tiếp nhận, gồm:

- Lảng tránh: Không dùng hành động đe dọa thể diện, có thể gián tiếp hóa hành động đe dọa thể diện bằng những hành động khác.

- Bù đắp: Bù đắp lại những tổn thất về thể diện, có thể dùng biện pháp nhằm làm dịu hóa như các biểu thức nói giảm, xin lỗi, thanh minh, vuốt ve v.v…

- Lịch sự dương tính: Phép lịch sự nhằm vào thể diện dương tính của người nhận. Tôn vinh thể diện người nhận và khiêm tốn, tránh nói đến mình, tránh đề cao mình.

1.1.3.3. Qui tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp - phép lịch sự

Theo cách hiểu thông thường, lịch sự có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất là có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc, phù hợp với quan niệm và phép tắc xã

23

giao của xã hội, VD: nói năng lịch sự. Nghĩa thứ hai là đẹp một cách sang trọng và trang nhã, VD: ăn mặc lịch sự. Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ nhất gắn với các hoạt động giao tiếp.

Theo cuốn Ngữ dụng học 2 - Đỗ Hữu Châu, lịch sự là một qui tắc quan trọng của lí thuyết giao tiếp liên quan đến phương diện liên cá nhân trong các cuộc giao tiếp, trò chuyện. Quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp luôn được duy trì hay phát triển theo hướng lợi ích các bền tham gia giao tiếp được hại hòa hay bị tổn thất.

Lịch sự có liên quan đến thể diện những người tham gia giao tiếp. Theo cách hiểu thông thường, thể diện là những cải làm cho người ta coi trọng mình khi tiếp xúc (nổi tổng quát).

Nói đến qui tắc lịch sự trong giao tiếp là nói đến hành vi đe dọa thể diện hay tôn vinh thể diện. Trong giao tiếp, giao tiếp, hầu hết các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến các thể diện kể trên. Lịch sự trong giao tiếp đòi hỏi khi giao tiếp, các đối tác cần giữ thể diện cho mình và cho người. Khi có hành vi ở lời hoặc hoạt động nào có nguy cơ làm mất thể diện của đối tác thì cần có hành vi cứu vãn thể diện. Hoạt động cứu vãn thể diện là “tất cả những điều mà một người phải làm để nhằm làm sao cho hành động của anh ta không làm mất thể diện cho ai, kể cả thể diện của chính mình.” (Goffman).

Phép lịch sự trong giao tiếp có quan hệ mật thiết với đặc thù văn hóa từng dân tộc. VD: Người phương Tây, khi giao tiếp, cấm kị việc hỏi tuổi (nhất là với phụ nữ). Với người phương Đông thì ngược lại, hỏi tuổi chứng tỏ sự quan tâm tới người đối thoại với mình.

Phép lịch sự trong giao tiếp liên quan đến đức tính khiêm tốn. Tuy nhiên không phải lúc nào khiêm tốn cũng là lịch sự. Tự khen mình quá hoặc tự chê mình quá lời... cũng đều là không lịch sự vì đó đều là cách đề cao cái tôi, đều thiếu khiêm tốn do đó thiếu lịch sự.

24

Trong thực tế, khi rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói ở phân môn TLV lớp 2, có trường hợp HS không chịu nói lời nói: chào, cám ơn, xin lỗi hoặc hoàn toàn “im lặng”.

1.1.4. Cơ sở lí luận Tâm lí HS lớp 2

1.1.4.1. Đặc điểm về nhận thức

HS ở cấp tiểu học thường chịu sự chi phối của những điều kiện và quy luật như ở những giai đoạn khác nhưng sự phát triển về mặt tâm lý của các em vẫn có những đặc trưng riêng. Tuổi tiểu học là thời kỳ của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kỳ mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này - sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy cô giáo), sự nhạy cảm, sự lưu tâm đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc.

Ở đầu tuổi tiểu học có khả năng chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo gần gũi, dịu dàng,... Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.

Ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều HS chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.

HS lớp 2 chưa biết phân tích có hệ thống những thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng tri giác. Trình độ tri giác phát triển nhờ vào những hành

25

động học tập có mục đích, có kế hoạch. HS lớp 2 biết chú ý vào tài liệu học tập cũng như vào việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ghi nhớ có chủ định được hình thành và phát triển dần trong quá trình học tập và được hình thành rõ nét ở HS lớp 2. Hai hình thức ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định tồn tại song song, chuyển hóa, bổ sung cho nhau. Ở những thời gian cuối của độ tuổi này, trí nhớ có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ. Đặc biệt về trí tưởng tượng, HS lớp 2 tưởng tượng còn hạn chế có khi chưa phù hợp với đối tượng. Điểm khác nhau căn bản về tưởng tượng của HS lớp 2 là ở chỗ với độ tuổi lớp 2 các em có ý thức rõ rệt về tính thuần túy, qui ước về những điều tưởng tượng của mình. Về sự phát triển của tư duy: ở giai đoạn này, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. HS học chủ yếu bằng phương pháp so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan.

Những khái quát của HS về sự vật hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào những dấu hiệu cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng và chức năng. Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tổng thể. Tư duy phân tích ban đầu hình thành nhưng còn yếu. Đời sống cảm xúc, tình cảm khá phong phú, đa dạng và cơ bản mang tính tích cực. Tính kiềm chế và tự giác được tăng cường. Trạng thái cảm xúc ổn định. Đặc biệt tâm trạng sảng khoái, vui tươi thường bền vững, lâu dài.

1.1.4.2. Đặc điểm về ngôn ngữ

Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi HS vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Ở vào độ tuổi lớp 2, cơ bản các em đã biết đọc, biết viết. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà các em có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của các em, nhờ có

26

ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của HS phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của các em ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của các em.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TRONG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGHI THỨC LỜI NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 (LV01308) (Trang 25 -120 )

×