7. Bố cục luận văn
3.2. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp được xác định, từ khi GV và HS bắt đầu tiến hành một tiết học trong khoảng thời gian 35 phút. Các bước tổ chức các hoạt động dạy học vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói trong phân môn TLVcho HS lớp 2 phải đảm bảo các yêu cầu về mặt lôgíc giữa các thành phần của bài học.
Tổ chức các bước lên lớp trong một tiết học:
- Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ (khoảng 5 phút)
GV có thể cho HS hát một bài để các em thấy phấn chấn, vui yẻ khi bắt đầu bài học. Sau đó GV tùy theo nội dung bài trước mà lựa chọn câu hỏi hay bài tập để kiểm tra sự nắm - hiểu bài cũ của các em. Từ đó tìm hướng bắt sang bài mới sao cho tự nhiên mà vẫn kích thích trí tò mò, sự ham hiểu biết cái mới.
- Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới (khoảng từ 25 đến 28 phút). Trong khoảng thời gian này GV phải dành từ 10 đến 15 phút cho các hoạt động của HS, chủ yếu là các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
Tùy từng phân nhóm mà GV có cách tổ chức hoạt động thực hành khác nhau. VD như với kiểu bài đáp lời xin lỗi, GV chỉ áp dụng bước phân tích tình huống đáp lời để từ đó rút ra cách áp dụng tình huống phân nhóm phù hợp.
Phương châm chia nhóm của GV nên là: Làm sao cho tất cả các HS trong nhóm đều được tham gia hoạt động để khám phá kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. Tuỳ theo nội dung từng bài tập, GV có thể có các cách chia nhóm khác nhau.
65
Với cách phân nhóm như vậy, các em đã tham gia thực hành tốt. Em nào cũng cố gắng thể hiện tình huống một cách tự nhiên. Giờ học nhờ đó sôi nổi, các em rất thích thú khi tham gia đóng vai.
- Củng cố, dặn dò chuẩn bị bài sau (khoảng 1 đến 4 phút).
Để củng cố cho HS, GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi ngắn gọn, xúc tích nhằm tổng kết lại toàn bộ nội dung kiến thức các em vừa học, sau đó thì dặn dò các em về nhà làm những công việc gì để ôn lại kiến thức đã học và chuẩn bị cho giờ học sau.