0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Vận dụng lý thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TRONG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGHI THỨC LỜI NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 (LV01308) (Trang 46 -120 )

7. Bố cục luận văn

2.2.1. Vận dụng lý thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh

lịch thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói Chào cho học sinh lớp 2

40

2.2.1.1. Nghi thức lời nói chào trong chương trình Tiếng Việt lớp 2

Tuần Tên Bài Nội dung bài tập Mục tiêu

Sử dụng nghi thức lời chào

2 Chào hỏi, tự giới thiệu, (Tiếng Việt 2, tập một, tr. 20)

Bài tập 1: Nói lời chào của em trong các trường hợp sau:

- Chào ông, bà,bố, mẹ để đi học

- Chào thầy cô để đến trường

- Chào bạn khi gặp nhau ở trường

Biết dựa vào gợi ý và tranh vẽ thực hiện đúng nghi thức chào hỏi, tự giới thiệu về bản thân.

Sử dụng nghi thức đáp lời chào

19 Đáp lời chào, lời tự giới thiệu, (Tiếng Việt 2, tập 2, trang 12) Bài tập 1: Theo em, các bạn học sinh trong bức trah dưới đây sẽ đáp lại như thế nào?

Tranh 1:

Biết nghe và đáp lại lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản. 19 Đáp lời chào, lời tự giới thiệu, (Tiếng Việt 2, tập 2, trang 12) Bài tập 3:

Viêt lời đáp của Nam vào vở:

- Chào cháu. -...

- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không? -... - Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây. -...

- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đom xỉn phép cho Sơn nghỉ học. -...

Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu tình huống giao tiếp rồi thực hiện đúng lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại trong tình huống.

41

2.2.1.2. Vận dụng lý thuyết giao tiếp tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh trong việc rèn kỹ năng sử dụng NTLN chào cho học sinh lớp 2

Trước hết GV cần cho HS thấy được sự cần thiết và tác dụng của NT nói lời chào. Lời chào khi mới gặp nhau hay trước khi chia tay là phép lịch sự, thể hiện người có văn hóa trong giao tiếp khiến cho mọi người thấy thân thiện và hòa đồng. Khi chào hỏi hay đáp lời chào phải tùy đối tượng gặp gỡ, chứa đựng nội dung tiếp xúc cách chào hỏi, đáp lời chào, cách xưng hô phải phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. Lời chào lời đáp, cần phải tự nhiên, lịch sự, cử chỉ thân mật.

Khi chào hỏi người trên (bố, mẹ, ông bà...) cần thể hiện thái độ như thế nào? Để thể hiện thái độ đó cần chú ý gì về: vẻ mặt, giọng nói, cử chỉ? Khi chào hỏi bạn bè, em cần thể hiện gì với bạn?

Ví dụ: Khi chào bạn ở trường: - Chào bạn hoặc: - Chào cậu.

- Chào các bạn.

Sự chân thành, cở mở, thân thiện trong cách nói lời chào hay đáp lời chào sẽ quyết định sự mở rộng đến phạm vi nào của tình huống giao tiếp. Và phát triển hội thoại và tình huống được mở rộng.

Ví dụ: Chào các bạn. (thêm thái độ nhiệt tình, hào hứng)…

Bạn có đi chơi cùng mình không?(tình huống phát triển hội thoại)

Giới thiệu kinh nghiệm giao tiếp và hội thoại trong tình huống tương tự mà từng HS sẽ tích lũy thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm xử thế của các bạn để làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm HT của mình, đồng thời kĩ năng tham gia HT được luyện tập nhờ hoạt động thực hành. GV cũng cần thống nhất trong HS công thức của lời đáp gồm: nghi thức dùng trong hoàn cảnh giao tiếp đặt ra (cộng với) lời tỏ rõ phép lịch sự phù hợp quan hệ cá nhân các nhân vật giao tiếp.

42

Ví dụ: Đáp lại “lời chào” của ai đó, người mà HS quý hoặc ghét bao giờ cũng phải là lời đáp lời chào phù hợp nhưng với người lớn tuổi, hoặc bạn mà bạn không thích. Để thể hiện sự kính trọng, lễ phép hoặc sự lịch sự văn minh tối thiểu cần dùng thêm từ “cháu” ở trước và từ “ạ” ở sau. Với các bạn không thích thì vẫn cần đáp lời từ “chào bạn” hoặc “Chào Lan”. Với các em nhỏ hơn, dùng thêm từ sau từ chào “nhé”, như thế mới là lịch sự. Tuy vậy, GV cũng cần nhấn mạnh cho HS hiểu phép lịch sự trong giao tiếp có quan hệ mật thiết với đặc thù văn hóa từng dân tộc và liên quan đến đức tính khiêm tốn.

2.2.1.3. Kiến nghị

Ở lớp 1, HS đã được học bài Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh:

Em hỏi và trả lời. Các em đã biết được khi hỏi và trả lời phải chú ý hỏi và trả lời đầy đủ cả câu, không hỏi và trả lời trống không và phải biết lễ phép với người lớn, thân mật với bạn bè, em nhỏ. Còn ở lớp 2, các em cũng được học bài: Ý kiến của em và tôn trọng người nghe. Cho nên các em cũng có kĩ năng biết xin phép người nghe để nêu ý kiến và luôn chú ý thái độ người nghe để có cách ứng xử phù hợp. Vì vậy, khi có lời chào và cần đáp lời chào của em (bạn) bằng một lời như thế nào để thể hiện thái độ ra sao cho phù hợp với những hiểu biết của các em theo tiêu chí thanh lịch văn minh đã được học. Đồng thời qua tình huống tạo cho các em thói quen lắng nghe, để ý và chờ đợi theo quy tắc lần lượt và luân phiên. Thực hiện qua việc sử dụng NTLN lời chào và đáp lời chào giữa 2 chủ thể trong các bài tập.

Giao tiếp là hoạt động thực tiễn nên cách tốt nhất để nhanh chóng trao dồi năng lực giao tiếp cho HS là đưa các em vào hoạt động thực hành. Dựa trên tình huống giao tiếp giả định trong đề bài hội thoại, GV tổ chức cho HS thực hành tình huống đó trên lớp. Phương pháp thích hợp nhất lúc này là giả định, đóng vai. GV chỉ cần thống nhất với cả lớp các yếu tố giao tiếp chi phối

43

cuộc thoại đã quy định trong đề bài, còn các hoạt động giao tiếp (lời nói, nét mặt, cử chỉ...), quá trình giao tiếp diễn ra như thế nào thì để cho HS đóng vai sáng tạo và tự hoàn thiện dần qua các lần luyện tập, rèn việc chào và đáp lời chào. Bên cạnh đó, GV cần phải chú ý tới một số điểm sau: phải chuẩn bị tốt nội dung bài nói, phải tạo được nhu cầu về hội thoại cho học sinh và phải tạo được hoàn cảnh giao tiếp tốt.

GV có thể cho HS thực hành tình huống mới. Đây là bước tạo cơ hội cho người học thực hành đóng vai vận dụng kiến thức và kĩ năng vào giải quyết tình huống mới sau khi HS đã tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng của bài học. NTLN không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và xem GV làm mẫu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Trong quá trình thực hành, HS có dịp được thể hiện các trải nghiệm của mình, được đánh giá, xem xét và nhìn nhận cách sử dụng NTLN của bạn, qua đó các em sẽ tích lũy được kinh nghiệm sống cho mình. Thực hành vận dụng giúp các em liên tưởng đến những tình huống tương tự, hoặc gần gũi mà các em được trải nghiệm hoặc đã quan sát, chứng kiến. Đó có thể là các tình huống giao tiếp thực sự (chào thầy cô giáo, các bạn khi vào lớp, lúc ra về...) hoặc tình huống giả định (HS ngồi trong lớp nhưng đóng vai ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, các em nhỏ… trong các khung cảnh khác nhau) để luyện tập NTLN (chào ông bà, cha me, khi đi học và lúc đi học về…). Việc đưa ra tình huống giao tiếp mới dựa trên biến đổi các tình huống cũ nhưng vẫn giữ nguyên chủ thể giao tiếp là thích hợp, làm cho tiết dạy đỡ nhàm chán, duy trì hứng thú học tập của HS.

2.2.2. Vận dụng lý thuyết giao tiếp tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói lịch thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói Tự giới thiệu cho học sinh lớp 2

44

2.2.2.1. Nghi thức lời nói tự giới thiệu trong chương trình Tiếng Việt lớp 2

Tuần Tên Bài Nội dung bài tập Mục tiêu

Sử dụng nghi thức lời tự giới thiệu

2 18 Tự giới thiệu, (Tiếng Việt 2, tập một, tr. 20) - Chào hỏi, tự giới thiệu, tuần 2 SGK Tiếng Việt 2, tập một, tr. 20) Ôn tập tiết 2, tuần 18, SGK Tiếng Việt 2, tập hai, tr. 147) Bài tập 2:

- Nhắc lại lời của các bạn trong tranh.

(Tranh 3…….)

Bài tập 2: Em hãy đặt câu:

a) Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em, khi em đến nhà bạn chơi lần đầu. b) Tự giới thiệu em với bác hàng xóm, khi bố bảo em sang mượn bác cái kìm. c) Tự giới thiệu em với cô hiệu trưởng, khi em đến phòng cô mượn lọ hoa cho lớp.

Biết dựa vào gợi ý và tranh vẽ thực hiện đúng nghi thức chào hỏi, tự giới thiệu về bản thân.

Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác.

45

Sử dụng nghi thức đáp lời tự giới thiệu

19 Đáp lời tự giới thiệu (Tiếng Việt 2, tập 2, trang 12) Bài tập 1:Theo em các bạn HS trong tranh 2 sẽ đáp lại thế nào? Tranh 4…… Bài tập 2: Có một người lạ đến nhà em, gõ cửa tự giới thiệu: “Chú là bạn của bố cháu? Chú đến thăm bố mẹ cháu?” Em sẽ nói thế nào: a) Nếu bố mẹ của em có nhà? b) Nếu bố mẹ của em không có nhà? Bài tập 3: - Chào cháu. -...

- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không? -... - Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây. -...

- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đom xỉn phép cho Sơn nghỉ học. -...

Biết nói lời đáp tự giới thiệu cho phù hợp.

Biết nói lời đáp tự giới thiệu cho phù hợp với tình huống giao tiếp khác nhau trong cùng tình huống?

Biết điền đúng lời đáp vào chỗ trống trong đoạn hội thoại.

46

2.2.2.2. Vận dụng lý thuyết giao tiếp tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh trong việc rèn kỹ năng sử dụng NTLN Tự giới thiệu cho học sinh lớp 2

Dạng NTLN tự giới thiệu trong chương trình TLV lớp 2 được hệ thống hóa theo 2 dạng bài chính: Nói lời tự giới thiệu và Đáp lời tự giới thiệu.

Dạng nói lời tự giới thiệu

HS làm quen với mẫu NTLN tự giới thiệu về bản thân thông qua các câu hỏi đơn giản về thông tin cá nhân. Thực tế cho thấy HS chỉ cần giới thiệu thông tin cơ bản về bản thân nhưng cũng có những HS không nắm chắc, nắm chính xác. Khi hướng dẫn HS thực hành NTLN, GV cần cho HS chuẩn bị trước các thông tin cá nhân. Sau đó HS lên tự giới thiệu trước lớp. Trong thực hành, HS còn ngại ngùng, chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, do vậy sẽ lúng túng, nói không rành mạch rõ ràng và hoàn chỉnh. GV cần định hướng sẵn cho HS nên tự giới thiệu ngắn gọn, đầy đủ để người nghe nắm được nhưng thông tin “trọng tâm” nhất trong lời giới thiệu. Bên cạnh đó, GV cần nhắc nhở các em về cách đi đứng, nét mặt, cử chỉ, nghiêm chỉnh. Tránh việc HS vừa đùa nghịch, coi như đang chơi trò chơi hoặc nói không rõ, lí nhí làm người nghe khó tiếp nhận thông tin.

Dạng đáp lời tự giới thiệu:

Trong yêu cầu của dạng bài sử dụng NTLN đáp lời tự giới thiệu, HS cần được phân tích những nội dung sau, sau khi đọc rõ đề bài:

- Đáp lời tự giới thiệu của ai? - Đáp lời tự giới thiệu để làm gì ? - Đáp lời tự giới thiệu như thế nào?

Đáp lời tự giới thiệu của người lạ, chưa quen thuộc, HS cần phải hiểu “đối tượng” mình cần đáp lời như thế nào, từ đó HS đưa ra lời đáp phù hợp. Dù là người lạ chưa quen biết HS cũng phải có thái độ vui vẻ, niềm nở nhưng

47

cũng chú ý mức độ vừa phải. Không nên tỏ ra gần gũi với “đối tượng” chưa biết rõ có đáng tin hay không. GV cần định hướng cho HS, ngoài xã hội có nhiều “đối tượng” xấu, có nhiều loại người khác nhau cần cẩn thận đề phòng, tránh nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Đối với “đối tượng” tốt, quen thuộc với bản thân, HS cũng chú ý cách thể hiện tình cảm phù hợp, khi đáp lời tự giới thiệu của đối tượng.

Ngoài ra, GV có thể mở rộng tình huống bằng nhiều tranh vẽ khác. Ví dụ: Bài tập 1, tuần 19, lời tự giới thiệu. Bằng cách đưa ra hình thức bức tranh về phóng viên truyền hình đang phỏng vấn hoặc chị phụ trách đang hỏi bạn HS giỏi. Để luyện tập cách tự giới thiệu về mình và về người khác với thầy cô; bạn bè hoặc người xung quanh. 1 HS đóng vai phóng viên truyền hình, còn 1 HS đóng vai người trả lời hoặc 1 HS đóng vai chị phụ trách, 1 HS đóng vai HS giỏi được tuyên dương… sau đó đổi vai. HS có thể chơi trò chơi này theo nhóm hoặc cả lớp. Để tất cả các em nắm được cách chơi, trước khi giao việc cho từng em, GV cần tổ chức cho một hoặc hai cặp HS làm mẫu trước lớp. Một HS giới thiệu về mình (tên; quê quán; học lớp, trường; thích môn học nào; thích làm việc gì,…). Sau khi nghe bạn giới thiệu xong về mình, phóng viên phải giới thiệu lại từng bạn với cả lớp (hoặc nhóm). Nội dung phải chính xác; cách giới thiệu càng rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn càng tốt. Cho nhiều HS tập làm phóng viên, hoặc nhiều HS đóng vai HS giỏi được tuyên dương và yêu cầu tự giới thiệu. Sau đó, GV nhận xét và đánh giá cho tình huống đóng vai của từng bạn HS. Cuối cùng cho cả lớp bình chọn phóng viên giỏi nhất, bạn HS đóng vai tốt nhất, có thái độ lịch thiệp nhất.

2.2.2.3. Kiến nghị

Trong giảng dạy, GV cần có thêm những tình huống giao tiếp đòi hỏi HS phải chủ động nói lời giới thiệu và đáp lời giới thiệu. HS tiểu học nói riêng và HS Việt Nam nói chung thường mất tự tin khi giao tiếp trước đông

48

người. Những câu nói đơn giản giới thiệu về bản thân thường không mạch lạc, rõ ràng. Điều này cần được khắc phục để mạnh rạn hơn khi giao tiếp, nhất là hòa nhập trong môi trường mới.

Xây dựng các vai trò HS trong nhiều tình huống khác nhau, khơi dậy khả năng sáng tạo, sự thích thú khi đóng vai, tham gia trò chuyện với nhau, trả lời phỏng vấn, cùng nhau tranh luận về một đề tài theo nội dung bài học, tình huống. Đóng vai chỉ là một cách thức, một phương pháp để HS học tập. Nó diễn ra ngay trong lớp học, không đòi hỏi sự chuẩn bị phức tạp. Các đoạn thoại kế tiếp nhau để phát triển đề tài hội thoại, thúc đẩy giao tiếp tự hình thành và hoàn thiện ngay trong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo.

Người tham gia đóng vai là HS trong tổ, trong lớp. Các em đóng vai nhằm tập dượt theo đề bài tập hội thoại. Sản phẩm của các lần đóng vai là các màn giao tiếp hoặc phân tích, các sản phẩm này sẽ được các bạn trong lớp phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm; nhờ đó, các lần tập dượt giao tiếp tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Mục đích của việc đóng vai là hoàn thành một bài tập hội thoại; thông qua đó hình thành kĩ năng hội thoại, tích luỹ các kinh nghiệm ứng xử trong giao tiếp để chuẩn bị cho các cuộc giao tiếp đích thực các em sẽ trải qua trong cuộc đời.

Khi đóng vai, HS cần chú ý không chỉ lời nói mà còn cả các động tác hình thể, cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói... có tác động đến hiệu quả hội thoại. Khi tổ chức đóng vai thực hiện một tình huống giao tiếp giả định, ngoài hội thoại, GV có thể dùng kết hợp thêm nhiều biện pháp để phát triển đề tài như: phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy, hỏi - đáp, sử dụng các đồ dùng dạy học…

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TRONG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGHI THỨC LỜI NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 (LV01308) (Trang 46 -120 )

×