Thực trạng dạy học kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói trong

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 (LV01308) (Trang 35 - 38)

7. Bố cục luận văn

1.2.1. Thực trạng dạy học kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói trong

trong phân môn TLV lớp 2 hiện nay

1.2.1.1. Qua dự giờ

Chúng tôi đã dự giờ TLV dạy học kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói:

Chào hỏi, tự giới thiệu (Tuần 2); Cảm ơn, xin lỗi (Tuần 4); Đáp lời chào, tự giới thiệu (Tuần 19) ở hai trường Tiểu học Trung Tự - Quận Đống Đa (nội thành Hà Nội) và trường Tiểu học Đại Mỗ - Huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) trong năm học 2013 - 2014. Các vấn đề tôi tập trung theo dõi trong các tiết dự giờ là: Quy trình dạy học TLV, kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói của HS, mối liên hệ giữa nội dung bài học và nội dung chương trình nếp sống thanh lịch - văn minh đã được học, giữa HS với GV, giữa HS với HS. Cách tổ chức các hoạt động giao tiếp trong giờ dạy và các biện pháp áp dụng thông qua trò chơi, bài trắc nghiệm...

Nói chung cách thức dạy học đã có những chuyển biến theo hướng tăng cường hoạt động của HS. Các GV khi dạy kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói trong giờ TLV nhìn chung đã biết tổ chức cho HS tham gia vào hoạt động giao tiếp trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nhưng chưa dành thời gian cho HS thực hành và khi đáp lời có sai sót. Một đặc điểm tâm lí khá phổ biến của GV khi dạy TLV là rất ngại dạy kĩ năng nói, mà kĩ năng sử dụng các nghi thức lời

29

nói đòi hỏi HS phải nói rất nhiều. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là GV chưa được trang bị đầy đủ những vấn đề lí thuyết về giao tiếp đủ để rèn luyện cho các em hiệu quả. Các vấn đề mang tính lí thuyết thực sự khoa học chứ không phải là những vấn đề lí thuyết của sự đúc kết kinh nghiệm giảng dạy cũng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Ngoài ra, vốn sống, vốn hiểu biết của các em về thanh lịch - văn minh còn chưa nhiều, đa số HS còn nhút nhát chưa có thói quen hoạt động độc lập. Chính vì vậy, trong phần rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói của phân môn TLV lớp 2, nhiều HS chưa thể vận dụng vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt để mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình và thực hành đáp lời theo tiêu chí thanh lịch - văn minh đã được học ở chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh. Các GV còn áp đặt coi hoạt động đáp lời là một cuộc hỏi đáp trong đó GV là người hỏi, HS là người trả lời. Do vậy, người học thụ động không quan tâm đến việc vận dụng những nghi thức lời nói ấy ở ngoài đời thường ra sao nên việc dạy chúng trở nên hình thức và sáo rỗng.

1.2.1.2. Qua phiếu hỏi

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát 50 HS và 4 cô giáo ở hai trường: Tiểu học Trung Tự - Quận Đống Đa và trường Tiểu học Đại Mỗ - Huyện Từ Liêm trong năm học 2013 - 2014 theo phiếu hỏi. Nội dung phiếu hỏi (Phụ lục 1 - Phiếu 1) dành cho HS gồm 5 câu hỏi tập trung khảo sát xem có những hoạt động nào diễn ra, HS chú ý của vào vấn đề nào khi học các bài rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói và đặc biệt khảo sát sự hiểu biết của các em về nội dung Nếp sống thanh lịch - văn minh có liền quan đến kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói đó trong tiết TLV. Kết quả là rất ít HS lựa chọn câu đáp án c của câu hỏi 1, 4, 5 là những câu nhằm khai thác hiểu biết về hoạt động giao tiếp trong giờ TLV của HS. Đối với câu hỏi 2, 3 có rất nhiều em đã lựa chọn đáp án b. Điều đó cho thấy HS vẫn còn thụ động chưa có nhu cầu giao tiếp và không muốn giao tiếp trong khi học TLV.

30

Đối với GV, tôi khảo sát qua bài trắc nghiệm để dánh giá hiểu biết của họ về lý thuyết giao tiếp, cách thức tuân thủ các quy tắc và hoạt động của lý thuyết giao tiếp (phụ lục 1- phiếu 2), nhưng kết quả đa số điểm đúng là 5/10 điểm, và hầu hết không tuân thủ quy tắc hội thoại và hoạt động giao tiếp.

Ngoài ra qua phiếu hỏi (Phụ lục 1 - Phiếu 3), tôi quan tâm của họ đối với hiệu quả của việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cũng như hiểu biết của họ về nội dung Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh có liên quan và khảo sát xem họ thường gặp khó khăn gì cũng như họ có những mong muốn nào khi dạy nội dung Đáp lời trong các giờ TLV ở lớp 2 (Phụ lục 1 - Phiếu 3). Kết quả là đa số GV đã lựa chọn đáp án a cho câu hỏi 1, 2, 4, 5. Ở câu hỏi 3 thi hầu hết GV đều lựa chọn đáp án c.

Như thế chứng tỏ ngay cả người dạy cũng không chú ý lắm đến việc dạy cho HS đáp lời sao cho đúng (quy tắc giao tiếp), cho hay (Nếp sống thanh lịch - văn minh) mà chỉ quan tâm xem HS của mình đã biết cách đáp lời chưa để dạy.

1.2.1.3. Nhận xét

Từ kết quả khảo sát, tôi khẳng định việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho HS sao cho đúng quy tắc giao tiếp và thanh, lịch - văn minh rất được chú trọng trong môn TLV lớp 2. Dạy để các em có kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói đúng và thanh lịch - văn minh là tâm điểm chú ý, là nơi để người GV chứng tỏ năng lực sư phạm của mình. Và trong thực tế giảng dạy cũng như qua các tiết dự giờ, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói trong phân môn TLV lớp 2 vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:

Nhược điểm thứ nhất là: Người dạy coi việc dạy kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói là một cuộc hỏi - đáp. Ở đó người GV xuất hiện với tư cách người hỏi, còn HS là người trả lời. ở đó, người GV không quan tâm đến hứng thú và sự chú ý của HS với những điều mình hỏi, cũng không quan tâm cách đáp lời của HS như thế nào, có đúng quy tắc giao tiếp không và đã thanh lịch - văn minh chưa? Kiểu dạy này khiến cho HS dễ dàng đáp lời theo khuôn mẫu sẵn có, không cần tham gia luyện tập vào các tình huống đáp lời trong đời

31

thường là có thể hoàn thành bài tập. Hoạt động chủ yếu của HS là nghe và trả lời. HS sẽ nghe những điều thầy hỏi và chỉ việc nói theo. Cách “dạy” này không đúng với quan điểm dạy học trong giao tiếp.

Nhược điểm thứ hai là: Người dạy coi việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói là việc làm bài tập. Khi đó, người GV giao bài tập cho HS viết các câu đáp lời của mình vào vở. Lúc này, cuộc đáp lời không diễn ra và vì vậy người học không được rèn luyện kĩ năng sử dụng một số nghi thức lời nói trong giao tiếp để biết đáp lời sao cho thanh lịch - văn minh.

Thêm nữa, do tác động của “phong trào” đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động của HS, đòi hỏi người GV phải biết sử dụng thiết bị dạy học và biết ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy nên dù có rất nhiều ưu điểm thì thiết bị dạy học cũng cần được sử dụng hợp lí. Bởi vì, mặt mạnh của kĩ năng sử dụng một số nghi thức lời nói là phản xạ và cảm xúc từ tình huống thực tế chứ không phải cứng nhắc áp dụng một công thức giống nhau trong các tình huống tương tự.

Từ thực tế trên, tôi thấy yêu cầu đặt ra cho việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói (phân môn TLV) là để xác định các thao tác, xây dựng các đề bài gắn với tình huống đáp lời, tổ chức hoạt động giao tiếp giữa HS với HS, HS với các hoạt động giả định để người học thấy hứng thú, có nhu cầu đáp lời một cách có văn hóa và tích hợp được với chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh đã được học, để từ đó vận dụng có hiệu quả trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 (LV01308) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)