Nghi thức lời nói tự giới thiệu

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 (LV01308) (Trang 82 - 90)

7. Bố cục luận văn

3.3.2. Nghi thức lời nói tự giới thiệu

Việc giới thiệu, làm quen giúp chúng ta tạo lập được những mối quan hệ mới, gây được thiện cảm, tạo ấn tượng tốt đẹp khó quên và duy trì tình cảm thân mật, gần gũi giữa người với người.

Ngoài ra, bản thân chúng ta phải tự giới thiệu mình với người khác trong những trường hợp sau:

- Trong các cuộc gặp gỡ, chiêu đãi có khách danh dự, nếu chẳng may đến muộn thì phải tự giới thiệu với khách.

- Khi muốn tạo mối quan hệ với người khác mà không có người thân quen giới thiệu.

- Thấy người đang giới thiệu dường như không kịp nhớ ra tên mình. - Tại các cuộc gặp gỡ đông người, người chủ trì không có điều kiện giới thiệu để mọi người làm quen với nhau.

- Tự giới thiệu về mình khi bạn bắt đầu gọi hoặc khi bạn nhận điện thoại. Điều quan trọng nhất của việc giới thiệu là phải thể hiện được sự quan tâm đối vối người vừa được giới thiệu. Khi giới thiệu, chúng ta phải giữ phong cách lịch lãm, phải tạo được sự chú ý cho mọi người, cần hướng về người mình giới thiệu, thể hiện tình cảm vui vẻ, thân mật, tôn trọng

Khi giới thiệu người được ưu tiên trong giao tiếp, phải giới thiệu cả họ tên, chức vị để thể hiện sự trang trọng, lễ phép. Với những người ngang hàng chỉ cần giới thiệu tên.

Lời giới thiệu của chúng ta phải ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, không đi sâu vào đời tư, không giới thiệu nhầm tên hoặc thấp hơn chức vị của người được giới thiệu.

76

ĐỀ XUẤT GIÁO ÁN

BÀI 2: TỰ GIỚI THIỆU - ĐÁP LỜI TỰ GIỚI THIỆU I. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức: Biết cách nói lời tự giới thiệu và đáp lời tự giới thiệu.

2. Về kĩ năng: Nghe và biết cách nói lời tự giới thiệu và đáp lời tự giới thiẹu phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ: Biết thể hiện sự lịch sự, văn minh trong khi tự giới thiệu và đáp lời tự giới thiệu.

II. Chuẩn bị:

1. GV:

- Giáo án

- Tranh vẽ phóng to minh họa 2 tình huống trong SGK. - Phiếu ghi nội dung các bài tập để HS thực hành

2. HS:

- Đọc trước bài ở nhà - Bút dạ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời

gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

1’ 1. Giới thiệu bài Trong tiết Tập làm văn trước, các em đã học cách nói lời chào và đáp lời chào. Tiết học hôm nay các em sẽ học cách nói lời tự giới thiệu và đáp lời tự giới thiệu phù hợp với từng tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ đúng mực, lịch sự.

77

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

10’ 2.2. Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Đọc yêu cầu nhắc lại lời của các bạn trong tranh. - Gắn tranh và hỏi + Tranh vẽ những ai? - Trả lời. - Tranh vẽ 3 bạn Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít. + Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào?

- Trả lời. - Chào hai cậu tớ là Mít, tớ ở thành phố tí hon.

+ Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào?

- Trả lời. - Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép, chúng tớ là học sinh lớp 2. + Ba bạn chào nhau như thế nào? Có thân mật không? Có lịch sự không?

- Trả lời - Ba bạn chào hỏi nhau rất thân mật và lịch sự.

+ Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu ba bạn còn làm gì?

- Trả lời - Bắt tay nhau rất thân mật.

+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 đóng lại lời chào và tự giới thiệu của 3 bạn.

- HS thực hành.

10’ 2.2. Bài tập 2 (miệng)

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

- Đọc yêu cầu bài tập 2 (tr. 12): Có một người lạ đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu: “Chú là bạn bố cháu. Chú đến

78

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

thăm bố mẹ cháu. Em sẽ nói thế nào? a) Nếu bố mẹ em có nhà? b) Nếu bố mẹ em đi vắng?

- Đưa câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm để phân tích tình huống:

- HS thảo luận theo nhóm bàn và trình bày.

a) Đề bài yêu cầu em nói với ai?

- Trình bày - Đề bài yêu cầu em nói với một người lạ xưng là bạn của bố. b) Khi nói với người

khách đó em sẽ xưng hô như thế nào?

- Trình bày - Khi nói với người khách đó em xưng cháu gọi chú

c) Em nói với người khách trong trường nào?

- Trình bày - Em nói với người khách trong trường họp: Bố mẹ có nhà hoặc bố mẹ đi vắng. d) Em nói với người

lạ, để thể hiện điều gì?

- Trình bày - Thể hiện sự lịch sự, văn hóa, thông minh, thận trọng. e) Nói với người lạ,

em cần có thái độ như thế nào?

- Trình bày - Nói với người lạ, em cần có thái độ lễ phép.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi sắm vai một nguời lạ tự giới thiệu là bạn bố em và em đáp lại lời chào và lời tự giói thiệu của người đó. Tổ 1 + 2: Tình huống bố mẹ có nhà

Tổ 3 + 4: Tình huống bố mẹ vắng nhà

- Thảo luận nhóm đôi tự giới thiệu - đáp lời tự giới thiệu theo 2 tình huống.

79

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

- Mời các nhóm lên sắm vai - Các nhóm đóng vai a. Nếu bố mẹ có nhà: Cháu chào chú. Chú chờ bố mẹ cháu một chút ạ/ Cháu chào chú. (Báo với bố mẹ) Bố mẹ có khách ạ.

b. Nếu bố mẹ đi vắng: Cháu chào chú. Tiếc quá, bố mẹ cháu vừa đi. Lát nữa mời chú quay lại có được không?/ Bố mẹ cháu lên thăm ông bà cháu. Chú có nhắn gì lại không ạ? - Gắn tiêu chí yêu cầu nhận xét - Nhận xét theo tiêu chí. - Tiêu chí nhận xét: Nói to, rõ ràng Xử sự đúng và hay. Thái độ lịch sự, thận trọng. - Cho HS lên đóng vai lần 2 sau khi đã rút kinh nghiệm - HS lên đóng vai - Cho HS nhận xét kết quả đóng vai lần sau: Các bạn đóng vai lần này có câu nói cử chỉ điệu bộ có hay hơn, tự nhiên hơn các bạn đóng vai lần trước không?

- Nhận xét theo câu hỏi gợi ý 2.3. Bài tập (viết) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Đọc yêu cầu bài tập 3 (tr.12): Viết lời đáp của Nam vào vở.

80

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

- Đưa câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn để phân tích các tình huống.

- HS thảo luận nhóm và trình bày.

a) Đề bài yêu cầu em viết lại những lời nói của ai với ai?

- Trình bày - Đề bài yêu cầu em viết lại những lời nói của bạn Nam với mẹ bạn Sơn, học cùng lớp với Nam. b) Khi nói với người

khách đó Nam sẽ xưng hô như thế nào?

- Trình bày. - Khi nói với người khách đó Nam sẽ xưng cháu gọi cô.

c) Nam sẽ nói với khách trong trường hợp nào?

- Trình bày. Nam nói với khách trong trường hợp: Mẹ bạn Sơn đến nhờ Nam chuyển giúp lá đơn xin phép cho bạn Sơn nghỉ học.

d) Nam sẽ nói với người khách để làm gì?

- Trình bày. - Để thể hiện Nam là người lịch sự, có văn hóa.

e) Nói với người khách, Nam cần có thái độ như thế nào?

- Trình bày. - Nói với người khách, Nam cần có thái độ lễ phép, tôn trọng

- Yêu cầu HS viết lời đáp vào sách.

- HS viết lời đáp của mình vào sách.

81

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

- Gọi một số HS trình bày.

- Một số HS đọc bài làm của mình.

- Chào cháu.

- Cháu chào cô ạ. Thưa cô, cô hỏi ai ạ?

- Cháu cho cô hỏi, đây có phải nhà bạn Nam không?

- Dạ, đúng đấy ạ! Cháu là Nam đây ạ. / Vâng, cháu là Nam đây ạ.

- Tốt quá! Cô là mẹ bạn Sơn đây.

- Thế ạ? Cháu mời cô vào trong nhà cháu ạ! / A, cô là mẹ bạn Sơn ạ? Thư cô, cô có việc gì bảo cháu ạ?

- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô lá đơn xin phép cho Sơn nghỉ học. - Vâng ạ, cháu sẽ chuyển ngay ạ. - Gắn tiêu chí yêu cầu HS nhận xét. - Nhận xét theo tiêu chí. Tiêu chí nhận xét: - Xử sự đúng và hay. - Có thái độ lịch sự.

82

Thời gian

Các hoạt

động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt 1’ C. Củng cố -

dặn dò

- Nhận xét tiết học và nhắc nhở HS nhớ thực hành đáp lại lời chào hỏi, lời tự giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là một trò ngoan, lịch sự.

83

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 (LV01308) (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)