Thực trạng về tình hình giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 (LV01308) (Trang 38 - 120)

7. Bố cục luận văn

1.2.2. Thực trạng về tình hình giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh

sinh trong nhà trường

1.2.2.1. Qua khảo sát

Ngày 1/8/2008, ngành Giáo dục và đào tạo Hà Nội chính thức triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính. Cùng với sự phát triển của Thủ đô, quy mô mạng lưới trường lớp của Giáo dục và đào tạo Hà Nội cũng được mở rộng, phân bổ từ thành phố đến các

32

huyện vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, sự hợp nhất mặt bằng chất lượng và điều kiện cơ sợ vật chất của các đơn vị cơ sở không đồng đều... Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế về giáo dục, một vấn đề được đặt ra cho ngành giáo dục Thủ đô là cần phải đào tạo thế hệ HS không chỉ có tri thức về các ngành khoa học cơ bản mà còn được trang bị kiến thức về mọi mặt để phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ, vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa theo kịp xu hướng của thời đại.

Trong những năm qua, công tác giáo dục đạo đức, xây dựng nhà trường văn hóa, HS thanh lịch luôn được các cấp, ban ngành quan tâm chỉ đạo. Bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Phần lớn các em HS có nhận thức đúng về phẩm chất tốt đẹp của con người Thủ đô Hà Nội như: HS phải học giỏi, ngoan, lễ phép với mọi người, không mắc tệ nạn xã hội, phải sống tốt với mọi người, luôn tiếp thu học hỏi những kiến thức mới của thời đại, trang phục đẹp, nói năng hòa nhã, hiếu khách, lịch sự trong quan hệ với người nước ngoài...

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy ngành Giáo dục và đào tạo Thủ đô đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Những năm gần đây, xuất hiện những biểu hiện chưa lành mạnh trong nhà trường: một số HS lười học, thiếu trung thực, chưa lễ phép, thiếu về kĩ năng sống và văn hóa sống... Tệ nạn xã hội cũng đã thâm nhập vào trường học: nói tục, chửi bậy, bạo hành, nghiện hút, tham gia đua xe máy, cờ bạc... Mặt trái của nền kinh tế thị trường phần nào làm phong hóa, lu mờ nhiều nếp sống đẹp của người Tràng An xưa; nét đẹp thanh lịch văn minh, nhất là trong giao tiếp ứng xử không còn là nếp sống tự giác, phổ biến, chưa thành thói quen của người dân; việc giáo dục xây dựng những giá trị tốt đẹp trong quan hệ xã hội còn bị buông lỏng; một bộ phận thanh thiếu niên nhận thức lệch lạc, thiếu lòng tự hào và ý chí vươn lên. Nguyên nhân của những yếu kém trên là do tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh, kèm theo những vấn đề xã hội nảy sinh chưa được quan tâm, giải

33

quyết đúng mức. Các lực lượng xã hội chưa thực sự quan tâm cùng ngành Giáo dục và đào tạo trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho HS; đặc biệt sự quan tâm giảo dục trong các gia đình có phần lơi lỏng, thiếu sát sao, những giá trị truyền thống gia đình chưa được các bậc phụ huynh quan tâm giáo dục con em. Ngoài những lí do trên còn phải kể đến môi trường xã hội ngày càng phức tạp mà bản thân HS chưa có ý thức tự giác rèn luyện, chưa hiểu rõ thế nào là người HS Thủ đô văn minh, thanh lịch; trong nhà trường còn thiếu các biện pháp đồng bộ, chưa tích cực và triệt để; môn học Đạo đức và Giáo dục công dân chưa được coi trọng đúng mức, nội dung, phương pháp còn nặng về lí thuyết, mang tính hàn lâm, chưa kịp thời đổi mới để thích ứng với điều kiện hiện tại...; GV chưa tâm huyết; tài liệu về nếp sống thanh lịch - văn minh chưa có; mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ. Những tồn tại trên đã làm ảnh hưởng tới công tác giáo dục trong nhà trường, làm hạn chế hiệu quả giáo dục đạo đức và pháp luật cho HS.

1.2.2.2. Qua phiếu hỏi

Chúng tôi cũng khảo sát 50 HS và 4 cô giáo ở hai trường: Tiểu học Kim Đồng - Quận Ba Đình (nội thành Hà Nội) và Tiểu học cầu Diễn - Huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) trong năm học 2011 - 2012 theo phiếu hỏi. Nội dung phiều hỏi dành cho HS (Phụ lục 1 - Phiếu 3) gồm 4 câu hỏi tập trung khảo sát sự hiểu biết của các em về những vấn đề đạo đức, phát triển nhân cách của mình và bạn mình trong thòi buổi hiện nay, xem các em có hứng thú gì khi học môn học Đạo đức và cố thấy cần thiết phải áp dụng những điều được học vào thực tế cuộc sống không. Còn nội dung phiếu hỏi dành cho GV cũng gồm 4 câu (Phụ lục 1 - Phiếu 4) nhằm khảo sát sự đánh giá của GV về nội dung chương trình môn Đạo đức xem đã phù hợp chưa, nội dung ấy có giúp HS nắm được những chuẩn mực đạo đức để phát triển nhân cách của các em không và nhận xét của họ về tình hình đạo đức, phát triển nhân cách của

34

HS lớp mình giảng dạy. Kết quả là với HS thì đa phần các em đều chọn đáp án a ở câu hỏi 1, 3, 4. Còn đối với câu hỏi 2 thì HS đều cho rằng tất cả các đáp án là đúng. Như vậy là HS cũng có những hiểu biết ban đầu về một người thanh lịch - văn minh và cần phải làm gì để trở thành người thanh lịch - văn minh như thế. Đó là về phía người học, về người dạy thì hầu hết GV đều đồng ý vói tất cả các đáp án ở câu hỏi 1, 2. Trong câu hỏi 3, 4, đa số các thầy cô đều chọn đáp án a và b. Điều đó chứng tỏ người GV Thủ đô ngày nay đều có những hiểu biết nhất định về chương trình giáo dục đạo đức trong nhà trường và đều có mong muốn HS của mình trở thành những công dân tốt.

1.2.2.3. Nhận xét

Như vậy, chương trình môn học Đạo đức và Giáo dục công dân của Bộ Giáo dục và Đào tạo được biên soạn để sử dụng thống nhất chung trong toàn quốc. Chương trình đã cung cấp được kiến thức cơ bản cần thiết cho HS trên cả 2 lĩnh vực giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Nội dung SGK đã có nhiều đổi mới, góp phần trang bị kiến thức và trang bị kĩ năng sống cho HS. Tuy nhiên do thời lượng còn hạn chế, các nội dung phải dàn trải trên nhiều lĩnh vực nên chưa có điều kiện đi sâu vào những khía cạnh cụ thể, chi tiết có tính đặc thù của địa phương, ở từng thời điểm cụ thể. Những nội dung giáo đục kĩ năng sống chưa đủ rộng và sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Với đặc thù riêng, Hà Nội hiện nay đã có một chương trình riêng để giảng dạy về truyền thống, về nếp sống thanh lịch, văn minh cho đối tượng HS. Tuy vậy để đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống lịch sử, hình thành và khắc sâu trong các em ý thức kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước và Thủ đô, trân trọng bản sắc dân tộc khơi dậy lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc thì đội ngũ GV giảng dạy cân có tâm huyết, kinh nghiệm và đặc biệt là phải có cách truyền thụ phù hợp, chủ động sáng tạo mới đáp ứng được những yêu cầu trên.

35

Tiểu kết

Dạy kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói theo định hướng giao tiếp có thể được hiểu như một nguyên tắc hay, một phương pháp dạy học nhưng đều có chung một mục đích: làm cho HS có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ, có khả năng vận dụng tốt các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động giao tiếp của cộng đồng.

Theo quan điểm giao tiếp là làm sao cho HS sử dụng được từ nghi thức lời nói: chào, cám ơn, xin lỗi vào ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày (học tập và sinh hoạt). Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi người GV phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài dạy cũng như sự khéo léo trong việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức học tập. Sự phối hợp các hình thức tổ chức lớp học như hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn... và các phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sử dụng các trò chơi, phương pháp thực hành... sẽ làm tăng hiệu quả kĩ năng nói và hiệu quả giáo dục.

Bên cạnh đó, HS lớp 2 có đầy đủ các điều kiện về tâm, sinh lí, cũng như bắt đầu va chạm với các tiêu chí cuộc sống trong Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh. Điều này mang đến cho HS lớp 2 nói riêng, HS Tiểu học nói chung vốn hiểu biết phong phú về nếp sống, cách ăn mặc, nói năng của người Thủ đô thanh lịch, văn minh và có rất nhiều điểm tương đồng với nội dung rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói ở phân môn TLV lớp 2.

Những yếu tố trên là tiền đề khoa học vững chắc để khẳng định: Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sổng thanh lịch - văn minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho HS lớp 2 là một nghiên cứu khả thi, nếu thành công sẽ là một giải pháp góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp rèn kĩ năng sử dụng một số nghi thức lời nói trong trường Tiểu học hiện nay.

36

Chƣơng 2

VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP,

TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG

CÁC NGHI THỨC LỜI NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2

2.1. Các nghi thức lời nói trong chƣơng trình tiếng việt tiểu học

Thông qua việc bài học NTLN trong SGK tiếng Việt tiểu học, dựa vào cách phân loại các hành vi ngôn ngữ thì các NTLN được dạy ở các lớp 1, 2, 3 được chia làm hai giai đoạn. Nếu như ở giai đoạn đầu (lớp 1,2), HS chỉ được làm quen và học các NTLN đơn giản, thông thường như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, giới thiệu về bản thân... thuộc phạm trù ứng xử thì lên lớp trên, NTLN có liên quan đến các cuộc họp (tổ chức, xây dựng chương trình, điều khiển, và phát biểu trong cuộc họp), giới thiệu các hoạt động của cuộc họp...

Chương trình dạy học đã có nội dung dạy NTLN cụ thể, phù hợp với việc giao tiếp của HS từ 6 - 11 tuổi. Trước khi đến trường, hầu hết trẻ em chưa biết nói lời cảm ơn khi được ai đó làm cho việc gì, chưa biết nói lời xin lỗi khi làm phiền ai hoặc khi làm sai việc gì. Nhờ nhà trường, các em biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, an ủi, chia buồn, yêu cầu, đề nghị, khẳng định, phủ định, từ chối một cách lịch sư, biết đáp lại một cách lịch sự lời cảm ơn, xin lỗi, chia buồn, chia vui, yêu cầu, đề nghị của người khác. Đây là những dấu hiệu rõ rệt về sự thay đổi, chững chạc, trưởng thành hơn của đứa trẻ so với giai đoạn trước. Đề tài, nội dung luyện NTLN gần gũi, quen thuộc, xoay quanh môi trường hoạt động trong gia đình, ở nhà trường, xã hội, gắn với quan hệ vai giao tiếp mà các em thường đảm nhận.

2.1.1. Các bài TLV liên quan đến kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho HS lớp 2 nói cho HS lớp 2

Rèn luyện kĩ năng giao tiếp giúp HS có năng lực dùng tiếng Việt để học tập, giao tiếp... trong nhiều môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong việc rèn

37

kĩ năng giao tiếp thì các nghi thức lời nói được sắp xếp trong chương trình dạy Tập làm văn được cấu tạo theo hai mạch chính: nghi thức nói và nghi thức viết.

Trong chương trình cho HS tiểu học, cần đạt kĩ năng nói đối với học sinh lớp 1 là: “Biết dùng các từ ngữ để giới thiệu một cách đơn giản về bản thân trong đời sống hàng ngày. Biết nói những câu chào đơn giản với bạn bè, với các thành viên trong gia đình, những người quen, các thầy cô giáo và những người khác trong đời sống hàng ngày”, đối với học sinh lớp 4 là “Sử dụng các từ ngữ dùng để thể hiện sự ủng hộ, sự từ chối, hoặc sự hòa giải, lưu tâm đến tình huống / hoàn cảnh của người nghe. Yêu cầu đưa vào chương trình giáo dục cơ sở các tiết học về “cách cư xử văn minh”. Một trong số những bài học chính cho học sinh tiểu học là phải nói năng lịch sự, tuân thủ quy tắc giao thông, tôn trọng người già và cộng đồng người thiểu số. Trẻ lớn tuổi hơn sẽ được học về phép xã giao khi nói chuyện điện thoại, viết thư và cách trò chuyện lịch sự với nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau. Việc sử dụng nghi thức nói giúp trẻ em ngay từ khi còn nhỏ đã rất tự tin trong việc trình bày bằng lời nói những suy nghĩ, ý tưởng của mình trước người khác bởi các em đã được rèn luyện kĩ năng nghe và nói ngay từ những năm học đầu tiên và kĩ năng nói có mặt ở 3 trong 4 yêu cầu cần đạt của các lớp bậc Tiểu học: chiến lược nghe và nói, nghe hiểu, tổ chức và trình bày, thực hành nói. Trong chiến lược nghe và nói vấn đề ngữ điệu lại rất được quan tâm và chú ý. Học sinh phải biết kết hợp lời nói, điệu bộ, cử chỉ, động tác với việc trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình. Như các nghi thức lời chào, lời xin lỗi, cám ơn

trở thành quen thuộc với tất cả HS Việt Nam, cũng như trên thế giới.

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong giao tiếp cho HS tiểu học thực chất đã được quan tâm từ lớp 1, thông qua phần luyện nói theo chủ đề của các bài Học vần (ở học kỳ 1) và Tập đọc (ở học kỳ 2). Tuy nhiên, lên đến lớp 2,

38

thông qua giờ Tập làm văn, giao tiếp mới trở thành một kỹ năng trọng tâm của chương trình Tiếng Việt. Ngoài ra, có thể nâng cao là có thêm yêu cầu theo lý thuyết giao tiếp về phép lịch sự bằng cách áp dụng qua các tình huống, biểu cảm để nâng cao về ý thức và thói quen cho HS. Thực sự trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng thái độ,tình cảm tốt đẹp, lành mạnh qua nội dung bài học.

Phân môn TLV lớp 2, rèn luyện kỹ năng hội thoại trong giao tiếp cho HS bằng hệ thống bài tập luyện nói có nội dung cốt lõi là các nghi thức lời nói tiếng Việt. Có thể hệ thống hoá nội dung dạy học hội thoại ở TLV lớp 2 như sau: Tự giới thiệu, Chào hỏi, tự giới thiệu, Cảm ơn, xin lỗi, Khẳng định, phủ định, Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, Chia buồn, an ủi, Gọi điện, Chia vui, Khen ngợi, Ngạc nhiên, thích thú (học kỳ 1).

Đáp lời chào, lời tự giới thiệu, Đáp lời cảm ơn, Đáp lời xin lỗi, Đáp lời khẳng định, Đáp lời phủ định, Đáp lời đồng ý, Đáp lời chia vui, Đáp lời khen ngợi, Đáp lời từ chối, Đáp lời chia buồn, an ủi (học kỳ 2).

Các NTLN được dạy trong chương trình TLV lớp 2 chủ yếu thuộc nhóm biểu lộ và nhóm cầu khiến. Đây là 2 nhóm nghi thức ngôn ngữ cần phát triển từ, tuổi nhỏ, phù hợp với kỹ năng phát triển của HS lứa tuổi từ 7-8 tuổi. Nội dung dạy học các NTLN nêu trên được tích hợp trong các BT tình huống giao tiếp chân thực và sinh động, gần gũi với đời sống giao tiếp hàng ngày của HS, với mục đích rèn kỹ năng hội thoại tự nhiên, sinh động và hiệu quả.

2.1.2. Mục tiêu cần đạt của các bài TLV lớp 2 liên quan đến kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói

Chương trình TLV cho HS lớp 2 hiện nay được xây dựng phù hợp với mục tiêu giáo dục Tiểu học là đưa quan điểm giao tiếp hay quan điểm phát

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 (LV01308) (Trang 38 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)