Những thuận lợi và khó khăn của hàng may mặc xuất khẩu khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 24 - 29)

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính thức ra đời vào ngày 1/1/1995 theo hiệp định thành lập tổ chức này ký tại Marakesh ( Marốc ) ngày 15/4/1994, và là kết quả của vòng đàm phán Uruguay, vòng thương thảo mậu dịch toàn cầu. WTO là một tổ chức mang tính thể chế của hệ thống thương mại đa phương. Nó đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế thế giới về cải thiện môi trường đầu tư và tạo công ăn việc làm, cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó, vai trò hàng đầu của WTO đối với nền kinh tế thế giới là hoạch định chính sách thương mại toàn cầu theo hướng ngày càng tự do hoá triệt để hơn.

Gia nhập WTO trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan. Đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế, tạo những ý nghĩa quan trọng đối với các vấn đề kinh tế- xã hội. Hàng may mặc là sản phẩm tạo nên lợi thế cạnh tranh và sức bật kinh tế lớn, vì đây là sản phẩm có liên hệ với di sản văn hoá truyền thống, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tuy vậy,

với ngành dệt may nói chung và hàng may mặc nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế (mà trọng tâm ở đây là WTO) không chỉ tạo ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển của ngành năng động đứng thứ hai trong hệ thống thương mại thế giới này mà còn đem đến những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển kinh tế quốc tế.

2.1/Những cản trở (khó khăn ).

Trong xu thế cạnh tranh càng ngày gay gắt và quyết liệt như hiện nay, những khó khăn và thách thức đặt ra cho hàng may mặc ngày càng lớn, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

- Ngành dệt và phụ liệu phục vụ cho ngành may của Việt Nam phát triển không tương xứng, chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, do vậy việc đảm bảo giữ được tốc độ tăng trưởng cao và bị phụ thuộc vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn.Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu hàng may mặc từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonexia và Malaysia với tỷ lệ lớn. Tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu trong giá trị xuất khẩu năm 2000 là 70,5% và năm 2001 là 80.98%. Đây thực sự là vấn đề mà ngành dệt may nói chung phải tính đến khi gia nhập WTO.

- Về mặt hàng chất lượng sản phẩm may mặc Việt Nam được đánh giá chung là có chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu là làm gia công cho nước ngoài. Tỷ lệ giá cả/chất lượng cao, thường cao hơn các nước trong khu vực khoảng 10-15% và cao hơn gía hàng Trung Quốc khoảng 20%. Cơ cấu mặt hàng và khả năng đổi mới mặt hàng còn nhiều bất cập, chủ yếu tập trung vào những mặt hàng được cấp hạn ngạch như áo sơ mi, jacket và tập trung vào một số thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản. Bên cạnh đó, năng lực thiết kế thời trang cũng yếu, mẫu mốt tuy là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhưng cũng chỉ mới được quan tâm gần đây, mang tính cục bộ và hình thức.

- Về chính sách kinh doanh, tiến độ giao hàng đúng thời hạn, đặc biệt là với thị trường có khoảng cách xa như Mỹ là một vấn đề rất khó khăn. Cùng

với đó là năng lực xúc tiến bán hàng còn yếu so với các nước trong khu vực, nhiều doanh nghiệp chưa thiết lập được mạng lưới trao đổi thông tin cũng như đại diện thương mại tại các thị trường quan trọng.

- Hầu hết các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đều tập trung sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo phương thức CMT. Các công ty của Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản cung cấp vải, phụ liệu, mẫu mã và các thông tin về thời trang cho các doanh nghiệp Việt Nam, hay nói cách khác là sử dụng doanh nghiệp Việt Nam như những trung gian sản xuất, còn khách hàng tiêu thụ sản phẩm lại là Mỹ và EU. Phương thức này khiến cho các doanh nghiệp may phụ thuộc vào khách hàng và lợi nhuận thấp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, gần đây đã nỗ lực chuyển hướng từ hình thức CMT sang phương thức FOB. Với phương thức này, các doanh nghiệp may sẽ có thể thu lợi lớn hơn song lại đòi hỏi những khó khăn và thử thách mới. FOB đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những liên hệ trực tiếp với khách hàng, có kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm kiếm và thu mua nguyên phụ liệu đầu vào, việc cắt may, tạo mẫu và đặc biệt là nguồn tài chính lớn.

- Một khó khăn và thách thức lớn đặt ra không chỉ đối với ngành may mặc Việt Nam mà còn với cả ngành dệt may toàn cầu khi hiệp định hàng dệt may ATC kết thúc ngày 1/1/2005.

+Đối với ngành may mặc toàn cầu.

Trong khi một số nước Châu Á có thể thu lợi được nhiều sau khi hiệp định ATC kết thúc thì nhiều nước khác có thị phần nhờ các hiệp định thương mại khu vực ưu đãi sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Những nước chuyên môn hoá vào may gia công và xuất khẩu các sản phẩm có ít giá trị gia tăng phải chịu cạnh tranh mạnh khi ATC hết hiệu lực.

Bên cạnh đó, một số nước nhỏ khác có kim ngạch xuất khẩu chiếm 50- 90% kim ngạch thương mại quốc tế cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nặng nề.

Họ không có khả năng điều chỉnh cơ cấu để phù hợp với môi trường kinh doanh cạnh tranh mới.

Các nước được ưu đãi thu lợi nhiều hơn các nước không được hưởng ưu đãi. Cho dù đã được loại bỏ hạn ngạch, các nước này vẫn phải chịu đối xử khác biệt thông qua thuế quan. Khi đó, chi phí đầu vào của các nguyên phụ liệu và thành phẩm của các nước không được hưởng ưu đãi sẽ rất cao và thị phần của các nước này bị suy giảm.

Những thay đổi trong đầu tư do việc xoá bỏ hạn ngạch sẽ có thể ảnh hưởng vì ngành may mặc đặc biệt là quá trình sản xuất toàn bộ đòi hỏi phải có lượng vốn lớn. Cùng với đó là các ảnh hưởng của các quy tắc xuất xứ không ưu đãi, các biện pháp tự vệ khẩn cấp (đặc biệt là biện pháp chống bán phá giá) của các nước phát triển như EU, Mỹ sẽ gây những tác động nghiêm trọng đến sự phát triển hàng may mặc xuất khẩu.

Ngay cả khi thuế quan ở cả mức cao không cản được hàng nhập khẩu, các biện pháp phi thuế quan cũng sẽ có thể ngăn cản các nhà xuất khẩu khi không đáp ứng được yêu cầu, quy định hay tiêu chuẩn trong nước phức tạp.

Đáp ứng được lại quá tốn kém, tốn thời gian, rắc rối và những rào cản này đã trở nên hữu hiệu các nhà xuất khẩu là các nước đang phát triển.

Đồng thời, việc Trung Quốc gia nhập WTO là một yếu tố đẩy mạnh cạnh tranh trong thương mại dệt may. Khi đó, các nước khác sẽ vấp phải khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng hoá giá rẻ của cường quốc dệt may này.

+ Đối với ngành may mặc Việt Nam.

Hiệp định dệt may ATC dỡ bỏ vào 2005 đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do các đối thủ của Việt Nam không chỉ ở tầm tầm như Thái Lan, Indonexia mà là cả các đại gia trong ngành may mặc thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ. Khi đó, nhiều dự báo giá hàng may mặc sẽ giảm khoảng 20%, và là dấu hiệu rất lo ngại đối với Việt Nam.

Tham gia vào thị trường của 148 quốc gia, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn về thị phần may mặc do sự bành trướng của dệt may Trung Quốc và Ấn Độ.

Một khó khăn nữa cũng nảy sinh khi các nước nhập khẩu áp dụng các

biện pháp bảo vệ phi hạn ngạch. Tại thị trường Mỹ và EU, đó là các luật về thuế quan, hải quan, hạn ngạch, thuế nhập khẩu, luật chống bán phá giá và trách nhiệm sản phẩm. Tại thị trường Nhật Bản, đó là những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, từ nguyên phụ liệu đến quy trình sản xuất đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chất lượng JIS và một số luật khác. Mặt khác, Việt Nam cũng phải đối mặt với ba loại đối thủ chính là các đối thủ hàng đầu có vị trí địa lý gần với các thị trường chính, các đối thủ ký kết FTA với các nước nhập khẩu dệt may lớn, các nước có năng lực cạnh tranh cao như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…

2.2/Lợi thế (thuận lợi ).

Bên cạnh những khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thị trường, ngành may mặc Việt nam cũng tạo ra những cơ hội thuận lợi khi gia nhập WTO.

- So với các đối thủ khác trên thị trường, ngành may mặc Việt Nam có những lợi thế về nguồn nhân công rẻ, khéo léo và có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến. Theo đánh giá của các chuyên gia, giá công nhân lao động trong ngành may mặcViệt Nam chỉ 0,24 USD/h, trong khi của Thái lan là 1,18 USD/h và Xingapo là 3,16 USD/h.

- Việt Nam cũng được hưởng lợi từ cơ chế mới của WTO. Tại vòng đàm phán Uruguay, hiệp định ATC thay thế cho MFA. Nhờ đó, khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, hàng may mặc của ta sẽ không phải chịu hạn ngạch hoặc được hưởng sự nới lỏng các hạn chế về số lượng đối với sản phẩm còn hạn ngạch.

- Trong quá trình chuyển từ CMT sang FOB, các doanh nghiệp đã có những nhận thức về tầm quan trọng của khâu thiết kế mẫu và đa dạng sản phẩm. Cùng với quá trình đó, các doanh nghiệp đều giảm dần phương thức CMT, tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm bằng cách mua và sử dụng các nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước.

- Trước đây, các doanh nghiệp đã khai thác hết sức có hiệu quả hạn

ngạch của các thị trường lớn (đặc biệt là Mỹ). Khi hàng rào hạn ngạch được dỡ bỏ, Việt Nam sẽ càng nhanh chóng nắm bắt các cơ hội tại các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, tạo vị thế quan trọng trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu.

V/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường mỹ trong xu thế hội nhập WTO.

1/ Xu hướng cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu nói chung trên thị

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w