Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 47 - 56)

I. Tình hình xuất khẩu hàng hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua

2/ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ

2.1/ Phân tích yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam.

- Trang thiết bị của ngành may mặc.

Bao gồm toàn bộ những máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp may như máy may, đây là một yếu tố cấu thành quan trọng cuả ngành may mặc, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của ngành này. Mặt khác nó còn thể hiện trình độ phát triển, năng suất lao động và mức độ đóng góp vào GDP của quốc gia.

- Nguồn nhân lực cho may mặc.

Để vận hành được những máy móc, thiết bị kể trên thì ngành may mặc cần một số lượng lao động rất lớn. Hiện tại thì nước ta đang có một đội ngũ lao động rất lớn trong ngành may mặc. Tuy nhiên chúng ta lại rất thiếu nguồn

nhân lực có trình độ cao vì vậy vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho ngành may mặc đang là vấn đề đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.

- Các nguồn nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất .

Đối với bất kỳ một ngành sản xuất nào thì cũng cần phải có nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, và ngành may mặc cũng vậy. Nguyên liệu đầu vào của ngành may mặc là sản phẩm cuối cùng của công nghệ dệt, những tấm vải thành phẩm tuy nhiên đối với Việt Nam thì nguồn nguyên liệu trong nước hiện vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất.

- Đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp may mặc.

Một doanh nghiệp may mặc muốn làm ăn đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu một đội ngũ nhân viên quản lý năng động, sáng tạo. Họ là những người đề ra chiến lược phát triển doanh nghiệp, chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Chính sách cho ngành may mặc.

Ngành may mặc có phát triển được hay không là do các chính sách của nhà nước có khuyến khích phát triển hay không. Trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước bằng hàng loạt các chính sách khuyến khích đầu tư, các hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước khác thì ngành công nghiệp may mặc đã có những khởi sắc nhất định.

- Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao và thương mại với hầu hết các nước trên thế giới sau khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã bình thường hoá (7/1995).

- Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

Phân tích năm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trước định hưóng tăng năng lực cạnh tranh phù hợp với Việt Nam khi phân giao Quota 2006.

Lợi thế 4 (Phí Quota thấp) và lợi thế 5(giải toả những bức bách về quota)

đó giúp cho chúng ta tăng trưởng cao các năm vừa qua nhưng không bền vững vì đến năm 2006 không còn ý nghĩa. Còn lại ba lợi thế:

+ Lao động Việt Nam khéo léo và cần cù làm ra hàng chất lượng cao và đặc chủng.

+ Là một trong các thị trường cung cấp ổn định trong chiến lược phân tán thị trường nhà cung cấp của các nước nhập khẩu.

+ Giá nhân công và chi phí sản xuất chấp nhận được.

Lợi thế 1 là truyền thống của dân tộc cần tiếp tục phát huy.

Lợi thế 2 có thể ổn định khi đưa ra các chính sách đầu tư ưu tiên cho các nhà sản xuất dệt nước ngoài, hỗ trợ giải quyết nguyên liệu vải cho ngành may xuất khẩu khi ngành dệt Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu. Phân giao quota 2005 như thế nào để hấp dẫn ngoại lực? Qua đó,Việt nam có khả năng là thị trường có tiềm năng cung cấp hàng may thực thụ, không chỉ gia công phải nhập khẩu nguyên vật liệu.

2.2/ Phân tích yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam

Những yếu tố này được thể hiện qua cơ hội và thách thức với hàng may mặc Việt Nam.

*Cơ hội :

+ Mỹ là một thị trường lớn và đầy tiềm năng.

Mỹ là một thị trường lớn nhất toàn cầu với dân số 290,809 triệu người(năm 2003). Năm 2002, tổng thu nhập bình quân đầu người của Mỹ ước tính 36.300USD. Tổng thu nhập quốc dân trong cùng năm khoảng 10.450 tỷ USD, chiếm trên 21% tổng thu nhập quốc dân toàn và là một quốc gia đa chủng tộc. Dân Mỹ được xem là dân có sức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền công nghiệp phát triển. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia liên hợp quốc thì nếu tiêu dùng của các gia đình Nhật, EU là 1 thì của gia đình Mỹ là 1,7. Ngoài ra, nước Mỹ hàng năm xuất khẩu ra thị trường thế giới một trị giá hàng hoá vô cùng lớn, nhiều loại hàng xuất khẩu cần đến nguyên liệu

xuất khẩu.

Cơ cấu thị trường của Mỹ có sự phân tầng xã hội rất rộng: thượng lưu, trung lưu và tầng lớp bình dân. Tuy nhu cầu và thị hiếu khác nhau nhưng nhìn chung xu hướng tiêu dùng ở Mỹ là đơn giản, tiện dụng, không quá cầu kỳ.

Chất lượng hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt. Chính vì vậy, hàng nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, đa loại từ nhiều nước khác nhau phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau.

Với các điểm thuận lợi như trên thì thị trường Mỹ đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Về phía Việt Nam, các doanh nghiệp May mặc cần phải tận dụng được những ưu thế trong nước nhằm hạ giá thành một cách tương đối - nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước khác. Bên cạnh đó một yêu cầu nữa đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về thị trường Mỹ để đạt hiệu quả cao nhất trong việc xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường này.

+ Hiệp định thương mại Việt- Mỹ tạo cơ hội cho xuất khẩu hàng may mặc.

Mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam là một trong những mặt hàng trông đợi nhiều nhất ở việc ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Đặc biệt vào 9/12/2005, Mỹ đã ký kết gia hạn hiệp định dệt may song phương từ 1/1/2006 tới 31/12/2006, hiệp định thương mại Việt-Mỹ sẽ dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc MFN- làm cho giá cả hàng hoá Việt Nam tại thị trường Mỹ giảm xuống, nâng cao tính cạnh tranh với hàng hoá được sản xuất ở Mỹ và hàng hoỏ của cỏc nước khỏc xuất khẩu sang Mỹ. Để làm rừ điều này chúng ta hãy quan sát bảng số liệu sau:

Bảng 11: Bảng thuế các mặt hàng may mặc vào Mỹ

Mã HTS Mô tả hàng hoá Thuế MFN

%

Thuế NON- MFN %

Mức chênh lệch

% 61023020 W/G áo khoác sợi nhân tạo

29,3 72 42,7

61029010 W/G

áo khoác (không phải bằng bông len, sợi nhân tạo gồm trên 70% khối lượng là tơ tằm có đan móc)

4 45 40

61029090 61029010W/G

áo khoác (không phải bằng bông len, sợi nhân tạo gồm dưới 70% khối lượng là tơ tằm có đan móc)

5,9 45 39,1

61031100M/B Bộ quần áo có đan móc bằng

len hoặc bằng lông động vật 16 54,5 38,5 620311330M/B

áo khoác từ sợi nhân tạo không có dệt kim, móc, gồm trên 36% len

20,5 58,5 38

62011340M/B áo khoác từ sợi nhân tạo

không có dệt kim, móc 28,8 9,0 61,8

Nguồn Hải quan Mỹ

Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể khẳng định rằng trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng đáng kể. Điều lưu ý với các doanh nghiệp là phải nâng cao chất lượng, tổ chức tốt khâu thiết kế mẫu mã nhằm thu lợi nhuận tối đa.

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ trao cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc, Việt Nam sẽ có một thị trường xuất khẩu mới, một thị trường công nghệ và kinh nghiệm quản lý đặc biệt đối với việc thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Tất nhiên không thể nghĩ giản đơn rằng có quan hệ thương mại với Mỹ, có quy chế tối huệ quốc thì kim ngạch xuất khẩu ắt sẽ tăng mà chúng ta phải phát huy nội lực của mỗi doanh nghiệp nhằm tạo

một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ.

+ Cơ hội thị trường tạo ra do những tương đồng giữa chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam và Mỹ.

Mỹ và Việt Nam đều coi thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại là một nền tảng cơ bản tạo dựng cơ hội tham gia thị trường của nhau trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, thiết lập những quan hệ đa dạng giữa hai nước trên tất cả các bình diện khác nhau. Mỹ đã nêu lên những mục tiêu căn bản trong việc xác lập chính sách kinh tế thương mại. Phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam, đó là một mắt xích quan trọng trong sự điều chỉnh chiến lược Châu á- Thái Bình Dương của Mỹ khi mà hiện tại Việt Nam với việc gia nhập AFTA và tiến tới APEC đang là nhân tố có vai trò ảnh hưởng nhất định ở khu vực.

Ngoài ý nghĩa tận dụng các tiềm năng của thị trường Việt Nam về thương mại, đầu tư, Mỹ chắc chắn không muốn sự thiếu vắng “ vai trò lãnh đạo của mình” ở một đất nước có vị trí an ninh chiến lược không dễ bỏ qua. Thông qua việc nhìn nhận Việt Nam là đất nước đang thực sự hướng nhanh tới nền kinh tế thị trường, Mỹ không còn con đường nào có lợi hơn là nỗ lực về mọi mặt để nhanh chóng xác lập sự có mặt về phương diện kinh tế ở Việt Nam.

Những chuyển động về chính sách của Mỹ với Việt Nam đang rất trùng hợp với định hướng mở cửa, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Thị trường Mỹ to lớn, công nghệ hiện đại, tri thức quản lý tiên tiến đã từng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới.

Thị trường Việt Nam và Mỹ đều là mới đối với cả hai bên. Một nền kinh tế Việt Nam thành công nằm trong sự quan tâm của Mỹ bởi nhờ đó Mỹ sẽ có được một thị trường để qua đó thể tăng cường hơn sự ảnh hưởng của Mỹ đối với Đông Nam á nói riêng và khu vực APEC nói chung.

Qua phân tích ở trên chúng ta có thể nhận ra rằng những tương đồng giữa chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam và Mỹ đã tạo ra một cơ hội thị trường lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt

hàng may mặc nói riêng.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế , chỉ có ngành may mặc Việt Nam mới có những lợi thế, tiềm năng lớn để cạnh tranh với sự phát triển nhanh chóng của ngành may Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh quốc tế.

* Thách thức

+ Thách thức đầu tiên mà các doanh nghiệp may Việt Nam gặp phải là thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất. Hiện nay nguồn nguyên liệu này chỉ đáp ứng dược từ 10-30% nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Còn lại là do đối tác nước ngoài cung cấp các nguyên phụ liệu như, vải, dây khóa, cúc áo, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp may xuất khẩu. Vì vậy mà các doanh nghiệp này càng bị động và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

+ Một điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp may mặc đang hoạt động theo phương pháp may gia công. Theo đó, phía đối tác nước ngoài sẽ lo toàn bộ các công việc từ lo nguyên vật liệu tới tiếp thị sản phẩm. Theo đó lợi nhuận mà các doanh nghiệp nhận được sau mỗi hợp đồng là rất thấp - với nghĩa người đi làm thuê .

Với hình thức sản xuất này, bước đầu mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng nó cũng là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp may mặc quá phụ thuộc vào đối tác nước ngoài . Đặc biệt là cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mốt và công nghệ. Vì vậy vô hình chung họ đã tự hạn chế mình trong việc tiếp cận các ngồn thông tin vè thị trường. Mặc dù sản phẩm đạt chất lượng quốc tế nhưng khoản tiền thu được chiếm không quá 20% doanh thu, đúng bằng giá gia công.

Do lựa chọn hình thức gia công theo các đơn đặt hàng nên việc tích lũy lợi nhuận, tái đầu tư mở rộng trang thiết bị, công nghệ kĩ thuật gặp nhiều khó khăn. Vì thế, trình độ trang thiết bị và công nghệ ngành may còn lạc hậu. Tuy vậy nhưng thiết bị nghành may tuy đã đổi mới 90% nhưng khả năng tự động hóa trong quá trình sản xuất chỉ đạt mức trung bình, công nghệ cắt và may

còn lạc hậu. Công nghệ phục vụ các công đoạn phụ trợ như giặt là vẫn thiếu, số công nghệ hiện có sử dụng trong khâu này vẫn còn lạc hậu

Lao động trong ngành may mặc chủ yếu đào tạo theo hình thức một kèm một. Số lượng công nhân có tay nghề tại các doanh nghiệp còn thấp số cán bộ được đào tạo đúng với thực tiễn lại càng khan hiếm hơn. Trong khi các các cơ sở đào tạo lại chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp . Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các trường chuyên ngành đào tạo may mặc hiện không đủ những trang thiết bị cần thiết để đào tạo công nhân lành nghề. Phần lớn các doanh nghiệp đều đào tạo lại các công nhân lành nghề do chưa đáp ứng được những đòi hỏi và thay đổi đến chóng mặt của thị trường.

Mẫu mã không đa dạng, nghèo nàn, chưa có sự thay đổi kịp thời để nhanh chóng nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng là điểm yếu khá lớn của doanh nghiệp may Việt Nam.

Khả năng xâm nhập vào thị trường mới để quảng bá sản phẩm của chính mình còn rất hạn chế , đặc biệt là với một thị trường năng động như Mỹ

Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần áo, quần Jean, complet, hệ thống giặt là..nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao.

Tuy nhiên, cũng theo thống kê của Bộ Thương mại, mới có 30% sản phẩm xuất khẩu những sản phẩm hoàn thiện, còn lại là gia công. Chính vì thế, mặc dù có những lợi thế to lớn nhưng ngành may mặc Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc xây dựng ngành may mặc tự chủ, tạo những ưu thế nhất định trong cạnh tranh quốc tế.

Không ít công ty may mặc xuất khẩu ở nhiều nước trong đó có cả ngành may mặc Việt Nam sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng của do suy giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu vào một số thị trường nhất là một số thị trường lớn như Mỹ .

Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các quy định về chất lượng, kỹ thuật.. Vì thế, khi các nhà xuất khẩu chưa nắm rừ hệ thống cỏc quy định về luật lệ ở Mỹ thường cảm thấy khú khăn làm ăn tại thị trường này. Đây cũng là thách thức lớn đối với hàng may mặc của Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ mà Việt Nam gặp phải.

Luật pháp ở Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại cục hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho cục hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Điều này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam ý thức được việc phát triển thuơng hiệu nhãn hiệu và quản lý tốt tài sản vô hình của doanh nghiệp cũng như có nhiều điều kiện để hàng may mặc có chỗ đứng trên thị trường Mỹ, tránh được việc bắt chước và làm giả hàng hoá.

Đi đôi với những luật lệ và nguyên tắc về nhập khẩu hàng hoá, ở Mỹ còn áp dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do cục hải quan quản lý và chia làm hai loại: Hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế giảm trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ bị đánh thuế cao. Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ không được phép nhập khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu nhưng có hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đối với từng nước riêng biệt. Đây là vấn đề quan trọng mà hàng may mặc của Việt Nam cần quan tâm đó là xem xét kĩ các trường hợp. Xem trường hợp nào chịu hạn ngạch thuế quan và trường hợp nào chịu hạn ngạch tuyệt đối để đựơc giảm một mức thuế nhất định, làm cho giá sản phẩm may mặc giảm xuống từ đó nâng cao khả

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w