- Diện tích chiều sâu 756,
2.1/ Chính sách đầu tư phát triển
- Quan điểm chung: Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghiệp nói chung, công nghiệp ngành may mặc nói riêng Đảng và nhà nước ta đã có quan điểm và chiến lược phát triển cho ngành may mặc như sau: Tập trung có trọng điểm cho ngành sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc hướng vao xuất khẩu đi đôi với việc tăng cường phát triển ngành công nghiệp dệt và sản xuất phụ liệu phục vụ cho ngành may, tiến tới tự túc phần lớn
nguyên vật liệu, phụ liệu thay thế cho nhập khẩu.
- Mục tiêu đầu tư: Việc xác định đúng mục tiêu không chỉ tạo điều kiện cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc trong thời điểm hiện tại mà còn có ý nghĩa có tính chất dài hạn và chiến lược trong tương lai, là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp, tổng công ty dệt may Việt Nam. Vì vậy mục tiêu sắp tới của ngành may mặc đã được xác định trong thời gian sắp tới là đổi mới công nghệ may, khắc phục khâu yếu nhằm sử dụng có hiệu quả thiết bị .
- Các biện pháp :
+ Hỗ trợ đầu tư cho khâu thiết kế, sản xuất hàng mẫu, đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên viên nghiên cứu thị trường
+ Đẩy nhanh cổ phần hoá ngành may nhằm tự túc nguồn vốn sản xuất kinh doanh và giành cho mục tiêu ưu tiên trên.
+ Đáp ứng ngày càng cao về môi trường, an toàn về sản phẩm, có chính sách khuyến khích đầu tư để sản phẩm may mặc đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000.
2.2./ Chính sách thị trường xuất khẩu.
Hàng may mặc là một trong những mặt hàng nằm trong chiến lược ưu tiên phát triển trong những năm gần đây bên cạnh hàng thực phẩm, thuỷ hải sản vào thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU… Là một mặt hàng không chỉ đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu, mà còn có triển vọng phát triển trong tương lai. Đảng và Nhà nước đã xác định Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng, các doanh nghiệp cần thâm nhập và cạnh tranh có hiệu quả thì mới đứng vững trên thị trường này. Việc nhà nước ưu tiên và định hướng đúng thị trường xuất khẩu giúp các doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và có động lực phấn đấu trong tương lai. Chính sách thị trường xuất khẩu cần hướng vào và thực hiện những yêu cầu sau:
- Phát triển thị trường theo hướng đa dạng hoá đa phương hoá. Chiến lược phát triển thị trường phải gắn với việc khuếch trương các sản
phẩm có nhãn mác và thương hiệu Việt Nam với các bạn hàng trên thế giới . - Cần nắm vững các đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá, truyền thống, pháp luật của Mỹ.
- Tăng cường vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại của chính phủ, hiệp hội ngành dệt may, các tổ chức khác trong công tác marketing.
- Đề ra các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, chính sách quản lý hàng nhập khẩu chặt chẽ.
2.3./ Chính sách cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may.
- Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, đặc biệt là khâu nhuộm và khâu hoàn thiện sản phẩm.
- Có chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể vùng nguyên liệu, các loại tơ tằm, tơ sợi tự nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định.
- Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất trong nước các nguyên phụ liệu đủ tiêu chuẩn quốc tế có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp .
2.4./ Chính sách về khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
- Kết hợp hài hoà giữa nghiên cứu thiết bị công nghệ hiện đại với thiết bị công nghệ đã qua sử dụng.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học nguyên vật liệu mới, công nghệ thiết bị hiện đại, tận dụng phế liệu trong lĩnh vực vải không sợi, tận dụng phế liệu tơ tằm để kéo sợi, Spunsil, đẩy mạnh công suất kéo sợi OE, sớm có công nghệ pha len, acrylic cho mặt hàng Veston Complet .
- Trong lĩnh vực tạo mốt: Hợp tác với các viện tạo mốt hoặc thuê các chuyên gia thiết kế mốt người nước ngoài để rút ngắn quá trình thâm nhập vaò thị trường Mỹ.
2.5./ Chính sách về tài chính tín dụng.
- Đổi mới chính sách tín dụng: Mở rộng tín dụng dài hạn cho phép sử dụng nguồn vốn ODA với những điều kiện ưu đãi về mặt thời gian hoàn vốn, lãi suất.
- Các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất: Vải, sợi, in, nhuộm…được vay vốn tín dụng của nhà nước (50% vay vốn lãi suất ưu đãi bằng 1/2 lãi suất theo qui định hiện hành).
- Nhà nước dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu: tham gia tổ chức dệt may quốc tế, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực.
2.6./ Chính sách về tổ chức quản lí và đào tạo con người
- Gắn cụm công nghiệp dệt may mặc với ngành công nghiệp khác nhằm tận dụng lao động.
- Gắn chính sách sản xuất dệt may mặc với các vùng trung tâm dân cư. - Gắn chu trình mới về kéo sợi và dệt vải tổng hợp với các khu vực quy hoạch của nhà nước về dầu khí, chương trính chế biến sợi dệt tơ tằm với vùng nguyên liệu dâu tằm.
- Khắc phục bất cập trong chương trình quản lý xuất nhập khẩu, chính sách thuế, vốn ưu đãi, thủ tục hành chính .
- Gắn công nghiệp quy mô nhỏ, xí nghiệp tư nhân, và các hộ sản xuất cá thể để phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế .
- Gấn công nghiệp dệt may thành khu công nghiệp liên hoàn nhiên liệu, sợi dệt, nhuộm, may, dịch vụ…
2.7./ Cải thiện thủ tục xuất nhập khẩu.
- Đơn giản thủ tục hoàn thuế nhập khẩu, xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu.
- Doanh nghiệp xuất khẩu nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu vào sau khi xuẩt khẩu thay vì nộp thuế trước khi nhập khẩu.
- Rút ngắn thời gian cấp giấy xuất xứ hàng hoá . - Đổi mới công tác quản lý phân bố hạn ngạch.
2.8./ Cải thiện công tác xúc tiến thương mại và tiếp thị thị trường.
- Mở văn phong đại diện tại các thị trường khác nhau .
chính sách thương mại, chính sách đầu tư của nước nhập khẩu.
- Tìm hiểu thông tin về thị trường, tiếp cận khảo sát hệ thống phân phôi sản phẩm dệt may tong quốc gia.
- Tiếp thị giới thiệu sản phẩm.
Để làm tốt công tác này và đạt hiệu quả cao thì cần phải có đầy đủ thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, các sản phẩm. Ngoài ra cần quan tâm phát triển hệ thống phân phối sẵn có của Việt Kiều tại nước ngoài.
Kết luận
Việt Nam đang tiến tới gia nhập vào hệ thống thương mại tự do toàn cầu đang trong quá trình đàm phán đi đến gia nhập WTO. Trong thời gian sắp tới đã mở ra nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho các sản phẩm xuất khẩu nói chung và sản phẩm may mặc nói riêng. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là sự tồn tại trên những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản mà còn phải cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn độ…Tập trung cho ngành may tồn tại và phát triển, cạnh tranh trên thị trường là cơ sở tốt cho ngành dệt phát triển- ngành cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may. Điều đó càng được khẳng định trong chiến lược phát triển của toàn ngành trong những năm sắp tới.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ nói riêng cũng như thị trường quốc tế nói chung thành công sẽ là yếu tố giúp nâng cao uy tín hàng may mặc Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời là công cụ giúp đa dạng và làm cân bằng thị trường xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với những giải pháp phù hợp và thực tế, chắc chắn ngành may mặc Việt Nam sẽ vượt qua được những rào cản, để xứng đáng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng vào xuất khẩu của đất nước.