Chiến lược phát triển ngành may mặc.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 60 - 64)

III/ Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam.

1/Chiến lược phát triển ngành may mặc.

Mỗi một ngành kinh tế nào đó khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đều phải xây dựng cho mình một chiến lược lâu dài. Không loại trừ ra khỏi quy luật đó ngành may mặc đã xác định chiến lược cho riêng mình nhưng vẫn đạt trong chiến lược kinh tế chung. Ngày 23 tháng 4 năm 2001 thủ tướng chính phủ có quyết định số 55/2001/QĐ- TTG phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đén năm 2010.

1.1/ Mục tiêu.

Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Trong đó ngành may cũng cần phấn đấu nỗ lực không ngừng cụ thể là :

1.2/ Định hướng phát triển ngành may đến năm 2010.

- Thị trường: phấn đấu đến năm 2010 đáp ứng 90% nhu cầu sản phẩm may ở thị trường nội địa (đáp ứng tât cả các loại hình doanh nghiệp thực hiện trong đó sản phẩm may sẵn của ngành may công nghiệp càng cao ). Về thị trường nước ngoài thiết lập quan hệ ngoại giao thương mại giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Mỹ từng bước thâm nhập và phát triển thị trường này khi có điều kiện thuận lợi.

dựng trung tâm Maketing nhằm nắm bắt cơ hội, ngăn chặn nguy cơ, phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu.

- Cung cấp nguyên vật liệu: Ngành may khi thác ít nhất 60% năng lực nội địa, trên cơ sở hội nhập ngược về phía sau theo nhiều hình thức liên kết .

- Huy động và sử dụng vốn đầu tư :

+ Tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, các nguồn vốn ứ đọng trong nội bộ doanh ngiệp, huy động vốn cổ phần trong nhân dân, ngân hàng thương mại, có chính sách cho vay phù hợp .

+ Tận dụng công suất của máy móc thiết bị, khai thác bình quân 90% công suất thiết kế vào năm 2010 nhằm thu hồi vốn đầu tư nhanh, hạn chế hao mòn vô hình.

Khuyến khích đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở may và sản xuất phụ liệu cho ngành may thuộc các thành phần kinh tế. Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp mà nhà nước không nắm giữ 100% vốn. Nhanh chóng nâng cao năng lực sáng tạo mẫu mốt, kiểu dáng và khả năng giao dịch thương mại . Tập trung đầu tư, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, quản lý sản xuất, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường thế giới .

- Định hướng nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc định hướng này không chỉ có ý nghĩa đối với thị trường Mỹ mà ngay cả đối với thị trường xuất khẩu mà Việt Nam đang hướng tới. Phương thức kinh doanh cũ nay không còn hiệu quả trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Phương thức CMT phụ thuộc vào người mua, khách hàng trung gian và chỉ dành được mức GTGT thấp. Trong khi đó kinh doanh theo phương thức FOB mang lại hiệu quả cao nhưng ít chú trọng bởi vì rủi ro cao hơn như chất lượng không đồng bộ sẽ không được chấp nhận, giao hàng không đúng thời điểm yêu cầu phải bồi thường. Do vậy một phương thức mới này gây không ít khó khăn cho các doanh

nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện. Bởi vì một phong cách làm việc theo thói quen cũ đã ảnh hưởng đến tư duy làm việc cũng như phương thức kinh doanh. Do đó trong giai đoạn đén năm 2010:

+ Xây dựng chiến lược định hướng nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển từ phương thức uỷ thác sản xuất hàng xuất khẩu (CMT) sang phương thức giao dịch theo điều kiện FOB hay sẵn sàng bán / nhờ thu.

+ Cùng với chính sách vĩ mô của chính phủ, Bộ công nghiệp, Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam, Tổng công ty dệt may và các doanh nghiệp phải hoạch định được những chiến lược sản xuất phù hợp với khả năng cụ thể của từng doanh nghiệp mình, xây dựng chiến lược kinh doanh đầu tư sản xuất, chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhất cho hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường tiêu thụ quốc tế .

2./ Những quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam.

2.1/ Quan điểm quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp may Việt Nam đến năm 2010. đến năm 2010.

Bất kỳ một ngành nào khi tham gia vào nền kinh tế đẻ tránh cho sự phát triển dàn trải không theo đúng mục tiêu và những chiến lược chung đã được hoạch định đều cần phải đưa ra quan điểm phát triển đúng đắn trong một thời kỳ dài. Vối ngành may có đạc điểm là mật hàng xuất khẩu mũi nhọn là nguồn thu đáng kể đóng góp vào giá trị xuất khẩu của đất nước thì cần thực hiện đúng quan điẻmm quy hoạch của chính phủ là một điều cần thiết. Nội dung quy hoạch đó là:

- Đầu tư công nghệ: Kết hợp hài hoà giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đầu tư mới máy móc thiết bị, nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn có khả năng khai thác bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm .

các mặt hàng thuộc ngành may trong nước bằng chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, đa dạng hoá các mặt hàng, đáp ứng thị hiếu và phù hợp với sức mua của mọi tầng lớp nhân dân. Thứ hai củng cố giữ vững và phát triển quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực, từng bước hội nhập thị trương kinh tế khu vực AFTA va thị trường kinh tế thế giới WTO .

- Định hướng phát triển nguyên liệu: Nâng tỷ trọng phụ liệu may sản xuất trong nước của sản phẩm xuất khẩu để tăng GTGT của công nghiệp may. Mà cụ thể là phát triển vùng nguyên liệu trồng bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và hạn chế nhập khẩu nguyên liệu nhâp khẩu từ nước ngoài.

- Vốn đầu tư và sắp xếp các doanh nghiệp: Đa dạng hoá nguồn vốn và các phương thức huy động vốn dựa trên việc phát huy nội lực và không ngừng mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác nhanh chóng đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp may và từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp dệt.

Bảng 12: Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2000 2005 2010

- Sản xuất

+ Vải lụa Triệu m 800 1330 2000

+ Sản phẩm dệt kim Triệu sản

phẩm 70 150 210

+ Sản phẩm may (quy chuẩn) " 580 780 1200 - Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2000 3000 4000

+ Hàng Dệt " 370 800 1000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hàng May " 1630 2200 3000

Bảng 13: Chỉ tiêu phát triển nguyên liệu Nguyên liệu Đơn vị Năm 2000 Năm 2010 _ Bông

Diện tích Ha 37 000 100 000

+ Năng suất bông Tấn/ha 1,4 1,8

+Sản lượng bông hạt Tấn 54 000 182 000 + sản lượng bông sợi " 18 000 60 000

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 60 - 64)