Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường mỹ trong xu thế hội nhập WTO.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 29 - 32)

xuất khẩu trên thị trường mỹ trong xu thế hội nhập WTO.

1/ Xu hướng cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu nói chung trên thị trường Mỹ . trường Mỹ .

Việc hủy bỏ chế độ hạn ngạch hàng may mặc xuất khẩu giữa thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO từ 1/1/2005 tiếp tục tăng lợi ích xuất khẩu hàng may mặc sang các khu vực áp dụng chế độ hạn ngạch trước đây như Mỹ, Canada, EU, đặc biệt là Mỹ.

Tại thị trường này, sau 1/1/2005, ngành dệt may ( chủ yếu là hàng may) Trung Quốc và Ấn Độ và một số nước khác vẫn có đà tăng tăng trưởng và phát triển. Trái với dự báo sau khi hiệp định ATC hết hiệu lực, các nước Châu Á ít bị ảnh hưởng nhất. Do đó, tại thị trường Mỹ; Trung Quốc, ấn Độ và một số nước Châu á khác vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, trong khi tại chính thị trường nội địa Mỹ và các nước xuất khẩu khác như Mỹ La Tinh, Châu Phi lại chịu ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường do đầu tư mạnh vào tài sản cố định, phát triển công nghệ, tăng tính cạnh tranh trên thương trường. Cùng với đó là lợi thế về lực lượng lao động, nguyên nhiên liệu sẵn có, cho phép Trung Quốc sản xuất hàng loạt với mức giá rẻ.

Ấn Độ cũng tỏ ra là một cường quốc về dệt may và hàng may mặc.Với lợi thế lao động nhiều, thị phần dệt may của nước này tăng lên 26% tại thị trường Mỹ.

Các nước khác bất lợi hơn vẫn có cơ hội phát triển vì Trung Quốc chú ý đến sản xuất hàng loạt mà không quan tâm đến số lượng nhỏ hơn mà đắt

tiền, do vậy các nước nhỏ vẫn có chỗ đứng. Bên cạnh đó, từ sự hạn chế về hạn ngạch nhập khẩu mới đây từ Mỹ,Trung Quốc đã có dấu hiệu giảm sút đà tăng trưởng, nhường bước cho các nước xuất khẩu khác. Do vậy, bối cảnh thị trường dệt và may tại Mỹ vẫn khả quan, cho dù có sự bành trướng của Trung Quốc nhưng các nước xuất khẩu vẫn được lợi.

2/ Xu hướng cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ . trường Mỹ .

Hoà mình cùng với dòng chảy hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu khác. Trên thị trường Mỹ, hàng may mặc Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc gia lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Mỹ la tinh, Thái lan, Bănglađét...

Trong năm 2005, Việt Nam đã đạt mức tăng 9% về xuất khẩu hàng dệt may, vì vậy sẽ có thể cạnh tranh với Trung Quốc về sản xuất nhiều hơn nữa về nguyên vật liệu thô và chi phí sản xuất thấp. Với việc thành lập tập đoàn dệt may Vinatex, Việt Nam sẽ chú trọng phát triển các sản phẩm phụ trợ và phát triển ngành thiết kế thời trang, lập thêm các trung tâm dịch vụ và mở rộng mạng lưới bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.

Điểm cốt lõi trong xuất khẩu hàng dệt may nói chung và may mặc nói riêng, Bộ thương mại đã hướng dẫn giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu sang Mỹ. Trước đây, các hàng hoá Việt nam có năng lực cạnh tranh cao, nhưng chưa sử dụng hết hạn ngạch nên tổng kim ngạch luôn dưới mức yêu cầu. Nay Bộ đã sử dụng đồng thời 2 hình thức cấp visa tự động và ký quỹ bảo lãnh để hàng may mặc Việt Nam được xuất khẩu thuận tiện hơn. Trong khi hàng xuất khẩu phi hạn ngạch giảm thì hàng xuất khẩu theo hạn ngạch lại tăng trưởng tốt. Đây cũng có thể coi là một tín hiệu khả quan cho sản phẩm xuất khẩu dệt may Việt nam.

3/ Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường Mỹ. may mặc xuất khẩu trên thị trường Mỹ.

Mỹ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, là một trong ba nước thành lập ra Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Mỹ cũng đã ký kết hiệp định song phương với một số nước và dành các ưu đãi thương mại đơn phương cho nhiều nước đang phát triển và chậm phát triển. Hiện nay, Mỹ có quan hệ thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chính vì quan hệ thương mại rộng lớn, Mỹ luôn là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu thế giới. Thị trường Mỹ rất lớn, nhu cầu nhập khẩu đa dạng nên hầu hết các nước đều đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này và do đó sự cạnh tranh giữa các nước để chiếm lĩnh thị trường ngày diễn ra gay gắt và khốc liệt. Hiện tại có khoảng 170 nước xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ, mỗi nước đều cố gắng phát huy những thế mạnh của mình để chiếm lĩnh thị trường.

Đối với Việt Nam nói riêng và các nước xuất khẩu nói chung, hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ. Với Việt Nam, hàng dệt và may chiếm hơn 60% tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhất là sau khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực. Do vậy, ngành hàng này có ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với sự cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng may mặc của các đối thủ vừa tầm như Thái Lan, Indonêxia, Pakixstan đến các đại gia, cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ; Việt Nam cần nâng cao năng lực của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú.

* Kết luận chung.

Tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh là một xu thế tất yếu và bắt buộc đối với sản phẩm hàng hoá xuất khẩu khi muốn tham gia cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cùng với vô số các rào cản và định chế thương mại, các sản phẩm hàng hoá chủ lực như hàng may mặc muốn có được chỗ đứng trên thị trường cần phải vượt qua các tiêu chuẩn đáp ứng khắt khe đó đồng thời tạo nên sức hút đối với nhu cầu thị trường.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP WTO

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w