Thành tựu đạt được.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 56 - 57)

III/ Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam.

1/ Thành tựu đạt được.

- Qua việc nghiên cứu động thái phát triển của ngành công nghiệp may mặc Việt Nam trong những năm qua thể hiện ở việc đánh giá quy mô và tốc độ phát triển của giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu, cơ cấu đầu tư, và các thay đổi về cơ cấu bao gồm cả cơ cấu sản phẩm và cơ cấu sở hữu, cụ thể sau hai năm thực hiện chiến lược tăng tốc từ 2003, hàng may mặc Việt Nam có những bước tiến xuất sắc nhất là về xuất khẩu. Năng lực sản xuất được nâng cao, số sản phẩm tăng gần 200 triệu. Năm qua ngành thu dụng được 100.000 lao động.Từ năm 2003 trở đi tốc độ tăng tuy có giảm nhưng sản lượng thực tế lại tăng rất lớn, cụ thể năm 2004 tăng 179,952 triệu USD tương ứng với tốc độ tăng 14,5%. Năm 2005 tăng 119.581 triệu USD tương ứng tốc độ tăng 8.4%.

Đề tài đã đi đến những đánh giá tổng quát về những đóng góp tích cực đã đạt được: Là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước, thu hút được nhiều lao động cho xã hội, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số hiệu quả kinh tế liên ngành khác. Việc phân tích một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cho thấy rõ thực chất hoạt động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn vừa qua ở một số lĩnh vực quan trọng thể hiện ở một số chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, các chỉ tiêu về năng suất lao động, chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định, tốc độ tăng trưởng thị phần tương đối và thị phần tuyệt đối. Mặc dù việc phân tích những chỉ tiêu chính nhưng cũng thể hiện phần nào quy mô và tốc độ tăng trưởng toàn ngành trong một số năm qua.

2/ Hạn chế.

chiến lược nghiên cứu để nắm vững những được những đòi hỏi khác nhau của các thị trường khác nhau mà Việt Nam chuẩn bị xâm nhập.

- Ngành may chủ yếu vẫn là may gia công, sản xuất với khối lượng lớn với nhiều mẫu mã khá nhiều.Tuy nhiên, so với đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, mẫu mã, kiểu cách Việt Nam vẫn còn hạn chế. Điều này được minh chứng qua một số mặt hàng mà Việt Nam chưa đáp ứng được: Cat 237,331.336,...Vì vậy, trong chiến lược cạnh tranh, ngành may cần phải chú ý hơn nữa đến, phải chú trọng vào công tác thiết kế mẫu mã và nhãn hiệu. Cần phát triển ngành tạo mẫu thời trang.

- Khó khăn về vốn đầu tư, các doanh nghiệp có hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu, phần lớn tuổi thọ từ 20 năm trở lên, đều có nhu cầu đổi mới, nhưng vay mượn đầu tư là điều rất khó khăn. Vốn ngân sách cấp không đủ, khó chủ động trong sản xuất kinh doanh.

- Chính sách thuế chưa hợp lý, thủ tục XNK còn một số mặt gây khó khăn cho các DN.

- Công tác đào tạo cán bộ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề cho ngành may mặc.

- Ngành may là một ngành kinh tế mang tính chất thời vụ, các đơn hàng tập trung nhiều vào tháng 4 và tháng 10. Chính vì vậy các doanh nghiệp chủ yếu phải làm khoảng 400- 600 h một năm. Điều 69 Luật Lao động có ghi: các DN không được tăng ca quá 200h một năm. Quy định này làm hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu lớn hàng may mặc khó mà đáp ứng đựơc.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w