I. Tình hình xuất khẩu hàng hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua
2/ Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường Mỹ
- Triển vọng về quan hệ thương mại hai nước sau khi ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là rất lớn. Do Mỹ là thị trường hấp dẫn và khá lý tưởng đối với các nước xuất khẩu hàng hoá trên thế giới. Nước Mỹ có một triển vọng về quan hệ thương mại hai nước sau khi ký Hiệp định nền ngoại thương phát triển mạnh và là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá hàng năm tăng lên đến trên một ngàn tỷ USD. Chiếm
trên 12% tổng giá trị xuất khẩu và trên 14% tổng giá trị nhập khẩu của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Mỹ tuy thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng cao.
Thực tế cho thấy ngành may nói riêng đã có những bước đầu hội nhập vào thị trường Mỹ khá thành công. Mỹ là thị trường có sức mua các loại sản phẩm may mặc lớn nhất thế giới bao gồm nhiều chủng loại khác nhau kể cả các sản phẩm trung bình. Thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam ở chỗ Mỹ là nước nhập khẩu nhiều nhưng Mỹ vẫn giành một thị phần đáng kể cho các doanh nghiệp Mỹ, vậy điều đầu tiên khi thâm nhập thị trường Mỹ là doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với nền công nghiệp Mỹ. Lực lượng cạnh tranh lớn thứ hai là các quốc gia đã và đang xuất khẩu hàng may mặc có uy tín trên thị trường Mỹ trong những năm qua như; Mêxicô, Trung Quốc, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc…
Bảng 3: Kim ngạch hàng may mặc các nước xuất khẩu sang Mỹ.
( Hàng quần áo và phụ liệu , không kể sản phẩm đan, móc..) Đơn vị:triệu USD Các đối tác
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Toàn thế giới 32.800,552 31.691,335 30.895,566 33.188,673 35.287,106 37.514,673 Trung Quốc 4.167,042 4.152,517 4.478,787 5.489,903 6.617,924 10.230,961 Mêhicô 5.119,442 4.671,587 4.504,279 4.169,910 4.137,043 3.841,732
ấn Độ 1.377,783 1.275,864 1.384,733 1.478,528 1.597,515 2.121,031 Inđônêxia 1.500,569 1.599,968 1.456,514 1.554,099 1.770,238 2.022,399 Bănglađét 1.471,538 1.449,558 1.260,601 1.258,993 1.372,876 1.680,624 Hồng Kông 2.223,939 2.003,698 1.951,781 1.930,121 2.012,215 1.569,801 Việt Nam 30,247 26,442 438,985 1.241,937 1.421,889 1.541,470 Các nước khác 16.909,992 16.511,701 15.419,886 16.065,182 16.357,406 14.506,655
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng dần qua các năm, trừ năm 2001 (chiếm 0.08 %) giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu vào
Mỹ giảm nhẹ so với năm 2000. Còn bắt đầu từ năm 2002 trở đi giá trị hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ ngày một tăng: Cụ thể năm 2002 chiếm 1,42 % tăng 412.53 triệu USD tương ứng với tỷ lệ tăng 1560% so với giá trị hàng may mặc năm 2001. Từ năm 2003 chiếm 3.742% so với tổng kim ngạch toàn thế giới vào Mỹ, tăng 802.952 triệu USD tương ứng tốc độ tăng 182.9% .Từ năm 2003 trở đi tốc độ tăng giảm đi tuy nhiên giá trị tăng thực tế lại rất lớn cụ thể năm 2005 tăng 119.581 triệu USD tương ứng tốc độ tăng 8.4% chiếm 4.1% kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, so với nước có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn vào thị trường Mỹ như Trung Quốc thì Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ (Trung Quốc chiếm 27,27%
cơ cấu toàn thế giới vào thị trường Mỹ).
- Các sản phẩm may hiện nay rất phong phú bao gồm nhiều nhóm hàng khác nhau: đồ lót nam, nữ. Dùng cho nhu cầu nhà ở (bộ đồ ngủ, vỏ chăn ga, gối). Dùng cho nhu cầu mặc hàng ngày (sơ mi, quần âu, áo váy), thể thao (quần áo vải thun, vải bò), thời trang hiện đại (quần áo model) và nhóm trang phục đặc biệt ( Bảo hộ lao động cho các ngành nghề, quân trang .. )
Bảng 4: Cơ cấu giá trị các sản phẩm may mặc cụ thể Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ
(Hàng quần áo và phụ liệu,không kể sản phẩm đan, móc..)
Đơn vị:1000USD
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng 30.247 26.442 438.985 1.241.937 1.421.889 1.541.470 6204-quần áo ves phụ nữ, ko
gồm hàng đan 3.509 5.112 134.795 456.828 460.612 571.389 6203- quần áo ves nam giới ,
không gồm hàng đan 4.726 1.186 88.978 302.374 217.307 259.586 6201-áo khoác ngoài không có
hàng đan 468 389 61.487 141.342 223.570 178.407
6205--áo sơ mi nam, không
gồm hàng móc 13.400 11.080 39.386 98.097 131.990 145.864
6202--áo khoác nữ 83 205 47.831 97.263 166.704 132.886
6210—quần áo bằng nỉ 101 129 22.724 28.724 85.625 89.105 6211—Quần áo phục vụ thể
thao: bơi, trượt tuyết... 797 2.737 14.758 36.594 53.623 47.424 6206--áo cánh và sơ mi phụ nữ 230 520 14.449 42.815 28.228 37.857 6209—Quần áo trẻ em, đồ
thêm 557 164 3.616 10.885 24.939 36.945
6208-Đồ lót phụ nữ 87 102 3.755 12.413 10.123 15.777
6216-Các loại găng tay 5.384 4.655 4.021 4.297 9,512 12.303
6207--áo lót nam 104 127 2.567 9.176 6.410 9.539
6212-Yếm ,tạp dề, nịt bít tất 740 1 260 480 862 2.844
6214-Khăn quàng cổ 3 12 90 117 286 487
6215-Ca na vat, nơ 11 11 136 232 773 85
6213-Khăn tay ,khăn mùi xoa 0 0 27 36 14 18
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu vào Việt Nam là tương đối đa dạng. Các sản phẩm bao gồm nhiều chủng loại từ
các sản phẩm dành cho nam giới đến những sản phẩm dành cho nữ giới. Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng may đều tăng, bắt đầu có sự khác biệt từ năm 2002, như: áo sơ mi nam chỉ có 13,4 triệu USD (2000) đến năm 2005 đã vượt lên với giá trị 145,864 triệu USD, quần áo bằng nỉ năm 2000 chỉ có 0,1 triệu USD lên 89,105 triệu USD (2005 )... Trong đó giá trị các sản phẩm áo ves nam và nữ là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số giá trị sản phẩm tương ứng 37,07% và 16,84% ( năm 2005). Điều này cho thấy các sản phẩm may sẵn, âu phục sang trọng đang là nguồn nhu cầu cần được đáp ứng ngày càng nhiều với số lượng lớn.
Bảng 5: Cơ cấu hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ năm 2005
Sản phẩm Giá trị (1000$) Phần trăm
Hàng may mặc và phụ liệu, không kể đan..
1.541.469,985 23,2%
Hàng may mặc và phụ liệu, có đan và móc
1.123.811,184 17%
Hàng da giầy 721.310,395 10,9%
Đồ đạc, giường,đèn.. 697.011,535 10,5%
Các loại khác 2.546.545,848 38,4%
Tổng số 6.630.148,947 100%
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
- Qua bảng số liệu trên, giá trị hàng dệt may của Việt nam vào Mỹ đạt 2.665.281,169 USD tương ứng là 40,2% chiếm tỷ trọng cao nhất trong số những mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ. Trong đó, hàng may mặc và phụ liệu không kể đan chiếm 23,2% hàng may mặc và phụ liệu có kể đan chiếm 17%.
Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của hàng may mặc trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy vậy, do khâu nghiên cứu, chế tạo sản phẩm mới quá yếu nên các sản phẩm may mặc xuất khẩu hiện nay hầu như chưa có nhãn mác thương mại, để tạo lập danh tiếng trên thị trường xuất khẩu& chủ yếu được xuất dưới hình thức gia công hoặc sản xuất theo mẫu hàng nước ngoài.
II/Phân tích năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu VN