CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM TRƯỚC
I. Quan điểm và chiến lược phát triển ngành may mặc Việt nam trước thềm hội nhập wto
1/ Chiến lược phát triển ngành may mặc
Mỗi một ngành kinh tế nào đó khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đều phải xây dựng cho mình một chiến lược lâu dài. Không loại trừ ra khỏi quy luật đó ngành may mặc đã xác định chiến lược cho riêng mình nhưng vẫn đạt trong chiến lược kinh tế chung. Ngày 23 tháng 4 năm 2001 thủ tướng chính phủ có quyết định số 55/2001/QĐ- TTG phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đén năm 2010.
1.1/ Mục tiêu.
Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Trong đó ngành may cũng cần phấn đấu nỗ lực không ngừng cụ thể là :
1.2/ Định hướng phát triển ngành may đến năm 2010.
- Thị trường: phấn đấu đến năm 2010 đáp ứng 90% nhu cầu sản phẩm may ở thị trường nội địa (đáp ứng tât cả các loại hình doanh nghiệp thực hiện trong đó sản phẩm may sẵn của ngành may công nghiệp càng cao ). Về thị trường nước ngoài thiết lập quan hệ ngoại giao thương mại giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Mỹ từng bước thâm nhập và phát triển thị trường này khi có điều kiện thuận lợi.
- Quản trị thông tin môi trường kinh doanh: Thu thập thông tin xây
dựng trung tâm Maketing nhằm nắm bắt cơ hội, ngăn chặn nguy cơ, phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu.
- Cung cấp nguyên vật liệu: Ngành may khi thác ít nhất 60% năng lực nội địa, trên cơ sở hội nhập ngược về phía sau theo nhiều hình thức liên kết .
- Huy động và sử dụng vốn đầu tư :
+ Tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, các nguồn vốn ứ đọng trong nội bộ doanh ngiệp, huy động vốn cổ phần trong nhân dân, ngân hàng thương mại, có chính sách cho vay phù hợp .
+ Tận dụng công suất của máy móc thiết bị, khai thác bình quân 90%
công suất thiết kế vào năm 2010 nhằm thu hồi vốn đầu tư nhanh, hạn chế hao mòn vô hình.
Khuyến khích đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở may và sản xuất phụ liệu cho ngành may thuộc các thành phần kinh tế. Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp mà nhà nước không nắm giữ 100% vốn. Nhanh chóng nâng cao năng lực sáng tạo mẫu mốt, kiểu dáng và khả năng giao dịch thương mại . Tập trung đầu tư, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, quản lý sản xuất, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường thế giới .
- Định hướng nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc định hướng này không chỉ có ý nghĩa đối với thị trường Mỹ mà ngay cả đối với thị trường xuất khẩu mà Việt Nam đang hướng tới. Phương thức kinh doanh cũ nay không còn hiệu quả trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Phương thức CMT phụ thuộc vào người mua, khách hàng trung gian và chỉ dành được mức GTGT thấp.
Trong khi đó kinh doanh theo phương thức FOB mang lại hiệu quả cao nhưng ít chú trọng bởi vì rủi ro cao hơn như chất lượng không đồng bộ sẽ không được chấp nhận, giao hàng không đúng thời điểm yêu cầu phải bồi thường.
Do vậy một phương thức mới này gây không ít khó khăn cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện. Bởi vì một phong cách làm việc theo thói quen cũ đã ảnh hưởng đến tư duy làm việc cũng như phương thức kinh doanh. Do đó trong giai đoạn đén năm 2010:
+ Xây dựng chiến lược định hướng nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển từ phương thức uỷ thác sản xuất hàng xuất khẩu (CMT) sang phương thức giao dịch theo điều kiện FOB hay sẵn sàng bán / nhờ thu.
+ Cùng với chính sách vĩ mô của chính phủ, Bộ công nghiệp, Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam, Tổng công ty dệt may và các doanh nghiệp phải hoạch định được những chiến lược sản xuất phù hợp với khả năng cụ thể của từng doanh nghiệp mình, xây dựng chiến lược kinh doanh đầu tư sản xuất, chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhất cho hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường tiêu thụ quốc tế .
2./ Những quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam.
2.1/ Quan điểm quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp may Việt Nam đến năm 2010.
Bất kỳ một ngành nào khi tham gia vào nền kinh tế đẻ tránh cho sự phát triển dàn trải không theo đúng mục tiêu và những chiến lược chung đã được hoạch định đều cần phải đưa ra quan điểm phát triển đúng đắn trong một thời kỳ dài. Vối ngành may có đạc điểm là mật hàng xuất khẩu mũi nhọn là nguồn thu đáng kể đóng góp vào giá trị xuất khẩu của đất nước thì cần thực hiện đúng quan điẻmm quy hoạch của chính phủ là một điều cần thiết. Nội dung quy hoạch đó là:
- Đầu tư công nghệ: Kết hợp hài hoà giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đầu tư mới máy móc thiết bị, nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn có khả năng khai thác bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm .
- Thị trường tiêu thụ: Trước hết thị trường trong nước đáp ứng nhu cầu
các mặt hàng thuộc ngành may trong nước bằng chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, đa dạng hoá các mặt hàng, đáp ứng thị hiếu và phù hợp với sức mua của mọi tầng lớp nhân dân. Thứ hai củng cố giữ vững và phát triển quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực, từng bước hội nhập thị trương kinh tế khu vực AFTA va thị trường kinh tế thế giới WTO .
- Định hướng phát triển nguyên liệu: Nâng tỷ trọng phụ liệu may sản xuất trong nước của sản phẩm xuất khẩu để tăng GTGT của công nghiệp may.
Mà cụ thể là phát triển vùng nguyên liệu trồng bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và hạn chế nhập khẩu nguyên liệu nhâp khẩu từ nước ngoài.
- Vốn đầu tư và sắp xếp các doanh nghiệp: Đa dạng hoá nguồn vốn và các phương thức huy động vốn dựa trên việc phát huy nội lực và không ngừng mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác nhanh chóng đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp may và từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp dệt.
Bảng 12: Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2000 2005 2010 - Sản xuất
+ Vải lụa Triệu m 800 1330 2000
+ Sản phẩm dệt kim Triệu sản
phẩm 70 150 210
+ Sản phẩm may (quy chuẩn) " 580 780 1200 - Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2000 3000 4000
+ Hàng Dệt " 370 800 1000
+ Hàng May " 1630 2200 3000
Bảng 13: Chỉ tiêu phát triển nguyên liệu Nguyên liệu Đơn vị Năm 2000 Năm 2010 _ Bông
Diện tích Ha 37 000 100 000
+ Năng suất bông Tấn/ha 1,4 1,8
+Sản lượng bông hạt Tấn 54 000 182 000 + sản lượng bông sợi " 18 000 60 000 - Dâu tơ tằm
Diện tích trồng dâu Ha 25 000 40 000
Sản lượng tơ tằm Tấn 2 000 4 000
Bảng 14: Chỉ tiêu và nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010:
Đơn vị: Triệu USD - Diện tích chiều sâu 756,9
+ Dệt 709,0
+ May 47,9
- Dâu tơ tằm 2 516,4
+ Dệt 2 306,4
+ May 210,2
Tổng số 3 973,3
Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010 là định hướng, Bộ Công nghiệp căn cứ định hướng này và điều kiện thực tế từng thời kỳ để có những tính toán và hiệu chỉnh phù hợp.
2.2./ Lựa chọn sản phẩm và cơ cấu sản phẩm may xuất khẩu để phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thế giới
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào một số sản phẩm quen thuộc như áo Jacket, sơmi, váy các loại trong khi đó chưa có điều kiện và khả năng cải tiến về mẫu mã, kiểu dáng. Đặc biệt phụ thuộc rất nhiều vào đơn hàng, thiếu hiểu biết về thị trường cũng như nhu cầu tiêu dùng có sự thay đổi. Vì vậy việc lựa chọn một cơ cấu sản phẩm là cơ sở quan trọng gia nhập thị trường và phát huy lợi thế nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Muốn làm được điều này cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau :
- Tăng cường nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường, phát triển của sản phẩm, xu hướng của khách hàng cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như xuất khẩu hàng may mặc trên cơ sở hỗ trợ của nhà nước thông qua các tổ
chức xúc tiến.
- Tổ chức đội ngũ cán bộ phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, thiết kế sản phẩm.
- Tăng cường khuyến mại sản phẩm trên các thị trường xuất khẩu. Chú trọng các hoạt động khuyếch trương của doanh nghiệp như giới thiệu sản phẩm mới, giới thiệu công ty, tham gia hội chợ, tích cực quảng cáo và khuyến mại sản phẩm .
2.3./ Hỗ trợ các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh - Xoá bỏ các khoản trợ cấp đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước và thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
- Bảo hộ nhập khẩu cho ngành may mặc cần phải thực hiện qua hệ thống thuế quan thấp và đồng bộ .
- Thủ tục xuất khẩu hàng hoỏ cần được đơn giản hoỏ và rừ ràng .
- Cần có một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh của mình.
- Thành lập các tổ chức trợ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh như đào tạo cải tiến kỹ thuật, trong công tác thiết kế mẫu mốt thời trang, cán bộ quản lý và tiếp cận thị trường cũng cần có chính sách động viên và khuyến khích phù hợp .
- Thiết lập hiệp hội ngành hàng để có đủ sức cạnh tranh .
II/Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ .
1./ Các giải pháp đối với doanh nghiệp .
1.1./ Đề cao tư tưởng cạnh tranh trong hoạt động của doanh nghiệp.
Như chúng ta đã phân tích ở trên thì hàng dệt may nói chung và ngày may nói riêng được xếp vào nhóm ngành hàng có năng lực cạnh tranh nhưng ở một mức độ nhất định. Vì thế các doanh nghiệp may Việt Nam có đủ sức
cạnh tranh manh mẽ trên thị trường nội địa và quốc tế buộc các doanh nghiệp sản xuất phải cạnh tranh theo tiêu chí sau:
Cạnh tranh = uy tín + chất lượng + giá cả + dịch vụ.
Đó không phải là tiêu chí dành riêng cho ngành may mà nó còn đúng với hầu hết các sản phẩm hiện nay có mặt trên thị trường. Trước kia cạnh tranh bằng giá cả là một phương thức có hiệu quả đôi khi có tính chất quyết định đến sự thắng lợi của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh. Trng khi cường độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì việc các doanh nghiệp cần xác định đúng chiến lược cạnh tranh là điêu đặc biệt quan trọng. Mà cụ thể là chiến lược Marketing hỗn hộp. Chiến lược canh tranh cũng là một bộ phận cấu thành chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có được chiến lược cạnh tranh hiệu quả sẽ đưa doanh nghiệp vượt lên trên đối thủ cạnh tranh để đạt được lợi nhuận, giành được ưu thế trong kinh doanh. Do đó các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng :
- Các chiến lược Marketing hỗn hợp bao gồm chiến dịch quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng, dịch vụ sau bán hàng.
- Chiến lược sản phẩm: chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, khai thác chu kỳ sống của sản phẩm .
- Chiến lược giá cả: chính sách giá thấp, chính sách phản ứng linh hoạt, chính sách giá theo giá thị trường,.v.v..
- Chính sách phân phối: Đa dạng hoá các kênh phân phối, tăng cường dịch vụ, đang ký hệ thông các kênh phan phối chính thức.
- Chiến lược xúc tiến thương mại và các biện pháp hỗ trợ kinh doanh:
các thông tin về tổ chức, cơ cấu sản phẩm, đầu tư công nghệ ..
1.2./ áp dụng chiến lược Marketing thích hợp
Với quan điểm một doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường cần sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, những mong muốn của khách hàng mục tiêu và đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhất về sản phẩm và dịch vụ có chât lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh. Vì thế
một trong những lý do tại sao trong chiến lược kinh doanh của mình các doanh nghiệp lựa chọn cho mình chiến lược Markeing phù hợp. Chiến lược đó không chỉ tính đến kế hoạch mục tiêu có tính đến tính chất dài hạn mà còn phải tính đến chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Từ việc so sánh với chiến lược của đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có những phản ứng linh hoạt, trước sự biến động của môi trường kinh doanh mà quan trọng là những biện pháp đối phó của đối thủ cạnh tranh.
- Từ nhiệm vụ của chiến lược Marketing đưa doanh nghiệp từ vị trí cạnh tranh hiện tại đến một vị trí cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong tương lai, các doanh nghiệp đã có những biện pháp nhằm thích nghi và có những phản ứng đối với lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm linh hoạt với những xu hướng của môi trường và lực lượng canh tranh, phân tích và phối hợp các nguồn lực, phân tích những cơ hội và nguy cơ .
1.3./ Nhóm giải pháp về sản phẩm .
1.3.1/. Cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Do Mỹ là một thị trường có nhu cầu nhiều hơn về chất lượng sản phẩm cao. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những chiến lược lâu dài có tính chất quyết định để thâm nhập vào thị trường Mỹ. Mặt khác để xây dựng hình ảnh uy tín của doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam trên thị trường Mỹ các doanh nghiệp cần tăng cường quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000. Có thể nói ISO là giấy phép thông hành để các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ để cạnh tranh trên nước Mỹ .
Nhà nước khuyến khích chuyển dịch cơ cấu hàng may mặc từ xuất khẩu hàng gia công chuyển sang xuất khẩu sản phẩm đồng bộ. Các doanh nghiệp cần tổ chức phối hợp liên kết tốt trong nội bộ ngành may từ khâu nắm bắt thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng , thu thập thông tin nhanh. Mà quan trọng hơn cả là việc đầu tư vào khâu dệt vải và kéo sợi cần vốn lớn . Do đó sự phối hợp này là cần thiết nhằm tạo hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh.
Trong khi môi trường cạnh tranh ngày càng diễn ra khốc liệt. Hàng rào và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ khi mà các nước thành viên gia nhập WTO, thị phần của mỗi quốc gia xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Các biện pháp cạnh tranh “ phi giá cả “ trước hết là về chất lượng trở thành yếu tố hàng đầu buộc các doanh nghiệp cần phải tính đến.
Để làm được điều đó cá doanh nghiệp thực hiện một các biện pháp sau:
- Đầu tư đồng bộ xây dựng mới và nâng cấp thiết bị cho các cơ sở sản xuất, kho bảo quản chuyên dùng. Các doanh nghiệp dệt may phải huy động vốn từ các nguồn như phát hành cổ phiếu hay trái phiếu, vay ngân hàng, huy động trong nội bộ doanh nghiệp .v.v.. Kêu gọi đầu tư nước ngoài liên doanh hoặc đầu tư liên doanh, cấp tín dụng chung dài hạn.
- Các doanh nghiệp dệt may cần thực hiện nghiêm chỉnh khâu kiểm tra chất lượng hàng trước khi giao đảm bảo hàng xuất đúng với các yêu cầu đã ký kết trong hợp đồng.
- Song song với các thay đổi về công nghệ, trang thiết bị, các doanh nghiệp cần phải tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ công nhân viên. Có chương trình giáo dục tuyên truyền và đào tạo cụ thể đối với từng đối tượng trong doanh nghiệp. Riêng với cán bộ quản lý chất lượng, cần đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để họ thực hiện tốt các công tác quản lý chất lượng hàng dệt may từ khâu nhập nguyên liệu, thực hiện quy trình sản xuất đến nghiệm thu.
- Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp từ xưa tới nay không chú ý đến đó là việc tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng của bạn hàng. Vì vậy mặc dù hàng xuất khẩu tuy đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng trong nước nhưng vẫn bị trả lại hoặc là doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt rất nhiều. Để khắc phục yếu điểm này buộc các doanh nghiệp phải khắt khe trong công tác kiểm tra lại hàng hoá trước khi đem đi xuất khẩu.
Điều đó không chỉ là biện pháp mang tính chất đối phó trong từng lô hàng