7. Cấu trúc luận văn
3.2. Các dạng thức thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai
3.2.1. Thời gian lịch sử - sự kiện
Nhắc đến thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến
tranh ta nghĩ ngay đến thời gian lịch sử - sự kiện, thời gian ghi lại những
mốc quan trọng trong cuộc đời người lính nói riêng và cả cuộc chiến nói chung. Tiểu thuyết trước năm 1975 xây dựng trên một nền không gian rộng lớn quen thuộc, gắn với một kiểu thời gian nghệ thuật mang nét riêng của thời
đại. Đó là kiểu thời gian tuyến tính, thời gian lịch sử - sự kiện. Các tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Hòn Đất, Dấu chân người lính… đều được tổ
chức theo kiểu thời gian này. Sự kiện nối tiếp sự kiện, biến cố nối tiếp biến cố nên thời gian nghệ thuật trong các tiểu thuyết trước năm 1975 vì thế cũng mang âm hưởng gấp gáp, nhanh vội vốn rất phù hợp để diễn tả không khí sục sôi, hào hùng của cả dân tộc trong công cuộc cứu nước vĩ đại. Bối cảnh chiến trận nóng bỏng dường như không cho phép con người dừng lại để nghĩ sâu, nghĩ lâu một điều gì. Mặt khác khí thế hừng hực của triệu triệu con người đã tạo nên một cơn bão lửa nóng bỏng như muốn cuốn trôi tất cả, ào ạt băng
băng về phía trước. Để ghi lại không khí hừng hực của thời đại, nhà văn
thường bám sát vào thời gian hiện tại, vươn tới thời gian tương lai mà ít ngoái lại thời gian quá khứ.
Sau năm 1975, đặc biệt từ khi Đổi mới, cấu trúc, đặc điểm của thời
gian nghệ thuật cũng có sự thay đổi. Xu thế chung là rút ngắn thời gian sự kiện và kéo dài thời gian hoài niệm, thời gian tâm trạng. Các nhà văn thời kì
này tỏ ra hứng thứ khi đi sâu khám phá đời sống tâm hồn phong phú, đầy bí ẩn của con người. Biến cố sự kiện trở thành đường viền hoặc cái cớ ban đầu để nhà văn khám phá đời sống tâm hồn phong phú, phức tạp của con người.
Nỗi buồn chiến tranh viết về lịch sử xã hội và con người Việt Nam
khoảng từ năm 1965 đến những năm 90 của thế kỷ XX, trên dưới 25 năm. Trong tác phẩm này, thời gian lịch sử - sự kiện mang tính chất hiện thực rõ
rệt ở những chỉ dẫn năm tháng cụ thể: “mùa khô năm 1964”, “mùa mưa năm 1974”, “đêm 29 rạng ngày 30”, “trận Play – cần năm 1972”, “từ hồi 1973 tới giờ”, “cuối tháng chạp năm 1972”, “thuở 1964 – 1965 đầu thời đánh Mỹ”, “chiều 30 tháng 4”, “mùa khô năm 1972 sau thời hiệp định”… Dấu vết
của thời đại còn được thấy rõ qua chỉ dẫn về mùa màng, địa danh bên cạnh những chỉ dẫn về giai đoạn mà người đọc có thể đễ dàng suy ra thời gian cụ
thể: “mùa khô đầu tiên sau chiến tranh”, “mùa mưa trước ngày hành quân xuống cánh Nam”, “tiến đánh Buôn Ma Thuột”, “trong mùa xuân năm ấy”, “một đêm nọ từ quán rượu ra”…. Đặc biệt, có thể thấy rõ thời gian niên biểu của người kể chuyện qua những cụm từ như: “Dù sao thì cũng mới chỉ có hai tám năm sống trên đời”, “ngay cái tuổi bốn mươi ngày nào xa lạ và khó tin biết mấy cũng chỉ còn lại nốt mùa đông này”, “mùa đông ấy anh vừa đủ 17 tuổi”… Trước và sau những cụm từ này đều có chỉ dẫn cụ thể về năm tháng.
Chính điều đó đã làm cho cuốn tiểu thuyết mang dáng dấp của tiểu thuyết tự thuật. Những chỉ dẫn về thời gian hiện thực đã làm tăng tính chân thật và độ tin cậy của nội dung sự kiện trong tác phẩm.
Ăn mày dĩ vãng là câu chuyện kể về người lính tên Hai Hùng 16 năm
sau ngày giải phóng trở lại địa bàn hoạt động cũ để tìm lại những kỉ niệm xưa cũ về đồng đội, về tình yêu và cũng là để giải tỏa những day dứt trong lòng
nhân vật: “Mười sáu năm dằng dặc đã trôi qua… Tuổi già dừng lại, tuổi trẻ vun vút đi lên, âu đó cũng là chuyện thường. Nó hỏi tôi vào đây hồi nào? Vào làm gì? Sao mà già thế? Dường như ông cố nội của cái ông Hai Hùng đội trưởng ngày xưa…” [28, tr.8]. Từ đây câu chuyện về cuộc đời các nhân vật
được hiện lên qua hoàn cảnh hiện tại của Hai Hùng và lời kể của chính nhân vật về những câu chuyện trong quá khứ. Đó là những năm tháng chiến tranh khoảng từ những năm 1968 đến hiện tại - tức mười sáu năm sau ngày giải phóng.
Trong lời kể của nhân vật về những câu chuyện trong chiến tranh, dù không nhiều nhưng một số mốc thời gian lịch sử cũng đã được nhắc tới, làm tăng thêm độ tin cậy cho lời kể. Câu chuyện về cái chết đau xót của Bảo -
“cậu con trai mười chín tuổi, e ấp, trắng trẻo và xinh xắn như con gái” [28, tr.79] được kể lại là “vào một buổi chiều chiến tranh của mùa khô năm 1968”
– năm mà cuộc chiến đang ở độ cam go, quyết liệt và mất mát vô cùng lớn…..
Đó là đội hình quân của Hùng “sau Tết” (Tết Mậu Thân 1968) “Mười sáu thằng còn lại năm thằng. Năm thằng được bổ sung lên hai mươi nhăm cho hợp tình thế mới. Sau tết, nhìn lại nhìn lui, chỉ còn lại không đầy một chục? Nhanh thế? Nhiều thế?” [28, tr.90]. Thời gian lịch sử - sự kiện ở đây được
nhắc tới cho thấy sự thảm khốc, ác liệt và mất mát vô cùng lớn lao mà cuộc chiến tranh mang lại. Lần theo câu chuyện của Hai Hùng về dĩ vãng, ta còn
bắt gặp những mốc thời gian lịch sử - sự kiện như “cái buổi sáng mùa khô năm ấy [28, tr.169], “những ngày sau Hiệp định bảy ba, là những ngày tột cùng cô đơn và cũng tột cùng khốc liệt với đám lính bám trụ vùng giáp ranh chúng tôi…” [28, tr.169], “Đầu năm 1980, người ta gom về nghĩa trang liệt sĩ hết trọi…” [28, tr.115]… Có thể thấy những mốc thời gian lịch sử - sự kiện
tin cậy cao hơn. Nó giúp người đọc theo dõi rõ nét hơn diễn biến câu chuyện quá khứ được kể từ nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết.
Tuy cùng sử dụng những mốc thời gian lịch sử - sự kiện để làm điểm tựa cho câu chuyện được nhắc tới trong tác phẩm nhưng ta vẫn dễ dàng nhận
thấy thời gian lịch sử - sự kiện ở Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng vẫn có sự khác biệt cơ bản. Ở Ăn mày dĩ vãng mặc dù có đan xen giữa câu
chuyện trong quá khứ và câu chuyện trong hiện tại thì các mốc thời gian nhìn chung vẫn được kể theo trật tự song hành nhất định, không có sự xáo trộn, rối
bời nhiều. Trong khi đó, Nỗi buồn chiến tranh, mặc dù những chỉ dẫn về thời
gian không khó tìm ra nhưng có thể thấy cuốn tiểu thuyết đã bước đầu biểu thị ý thức đảo lộn trật tự biên niên, phá vỡ cấu trúc thời gian trong tiểu thuyết để
phù hợp với trật tự của hồi ức. Những mốc thời gian ở Nỗi buồn chiến tranh
xuất hiện không theo trật tự tuyến tính mà theo những dòng hồi ức miên man, bất định của nhân vật. Tác phẩm phần nào hòa nhập với nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại phương Tây đầu thế kỷ XX khi kĩ thuật xử lí thời gian không chỉ thuộc về thị hiếu công chúng mà còn nằm ở tầng sâu tâm thức trong việc nắm bắt một thực tại không đơn giản.
3.2.2. Thời gian đồng hiện
Nỗi buồn chiến tranh được kể lại theo dòng hồi ức miên man bất định của nhân vật Kiên. Vì Kiên là một kiểu “con bệnh tâm thần” nên “mạch truyện không ngừng đứt gãy. Tác phẩm từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung”. [42, tr.291]. Gần ba trăm trang sách không hề đánh dấu chương
mục. Trên bề nổi, người đọc chỉ có thể tái lập được một cốt truyện rất tượng trưng, mở đầu từ mùa khô đầu tiên sau chiến tranh, Kiên gần ba mươi tuổi, đang tham gia đội thu nhặt hài cốt tử sĩ và kết thúc lúc Kiên bốn mươi tuổi,
với “vô vàn kỉ niệm vẫy gọi và thôi thúc anh tiến bước lên đường” [42, tr.288]. Ngoài ra còn có phần vĩ thanh của một người xưng “tôi” khác thêm
Song Nỗi buồn chiến tranh không được tổ chức theo trình tự thời gian tuyến tính, Bảo Ninh đã dùng cách “đảo ngược thời gian, thời gian đồng hiện, hòa trộn thực hư, hiện tại, quá khứ, tương lai” [40, tr.107].
Tác phẩm mang dáng dấp một tiểu thuyết dòng ý thức, toàn bộ câu chuyện được kể lại theo dòng hồi ức. Ở đó, các ý nghĩ, cảm giác, liên tưởng
bất chợt của nhân vật Kiên “thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, không gian, thời gian tự ý khuấy đảo, không kể gì đến tính hợp lý”. Các đoạn hồi ức thường bắt đầu từ một nguyên cớ hiện tại,
nhưng ngay sau đó dòng hồi ức lại kéo Kiên về quá khứ với những mốc thời gian và khoảng không gian hoàn toàn ngẫu nhiên, bất định. Trở về sau chiến tranh, hầu như Kiên chỉ sống bằng những giấc mơ và hồi ức. Anh thường mơ thấy truông Gọi Hồn, đồi Xáo Thịt... với sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh và biết bao gương mặt bạn bè anh em, đồng đội mến thương cùng chung nhau
một số phận “sống khổ chết đau” [42, tr.16] ở những cánh rừng bị bom đạn
kẻ thù tàn phá xơ xác. Khủng khiếp hơn là cảm giác đánh mất hiện tại. Đi
giữa phố phường Hà Nội mà anh lạc vào giữa “giấc mơ khi tỉnh” và “sẵn sàng nhập thân trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng” [42, tr.50]. Hình ảnh cuộc chiến đã ăn
sâu vào tiềm thức Kiên tới mức nó thường xuyên về trong ý nghĩ anh, một
con người đa sầu, đa cảm và giàu trí tưởng tượng. Những cụm từ “Kiên nhớ”, “Kiên nghĩ” xuất hiện dày đặc trong tác phẩm.
Nhờ cách kể chuyện về thời gian quá khứ qua dòng hồi ức miên man
bất định của Kiên mà chỉ cần một vài trang văn Bảo Ninh có thể “kể lại những điều không thể kể” bằng ngôn ngữ thông thường. Hiện thực lắng kết ở bề sâu tâm hồn đã bị xéo nát, bị giày vò – đấy là “lịch sử trong con người”.
Chọn dòng ý thức làm phương thức trần thuật chính, Bảo Ninh đã có thể trả
nhà văn Kiên “hết sức thụ động, hầu như trở thành bất khả tri trước các trang viết của chính mình”. Mạch truyện nó như thế nào thì buông theo như thế, anh như hoàn toàn cam chịu “cái lôgic bí bẩn của trí nhớ và trí tưởng tượng” [42,
tr.96]. Chỉ có nửa trang 27 và nửa trang 28 mà chứa đựng dồn dập không biết bao nhiêu đối tượng như: hồi ức, hồn ma, đêm kỳ ảo, giấc mơ dài, truông Gọi Hồn, tiếng hú, tiếng gọi của tình yêu, mối tình cuồng si bí ẩn. Chỉ tám trang sách (từ 88 đến 95) mà gói gọn được biết bao thời gian sự kiện của đời Kiên:
Gặp Phương sau mười năm chiến tranh, quãng đời chung sống đau đớn của hai người, Phương bỏ ra đi và tâm trạng tuyệt vọng của Kiên, Kiên cảm nhận rõ thiên mệnh của đời mình, câu chuyện đầu tiên ra đời sau cơn thần hứng, tâm trạng Kiên không thể quân bình lại được nữa, những kí ức thời chiến tranh lại kéo nhau trở về. Thời gian đồng hiện ở đây đã làm cho mạch văn
dịch chuyển một cách gấp gáp, thậm chí ngắn một cách tùy tiện đã giúp tác giả trình bày hàng loạt những câu chuyện còn dang dở, những chi tiết bị bỏ lửng... Nó góp phần gợi ra hình ảnh một hiện thực bị nghiền nát, vỡ vụn, oái ăm và bất trắc.
Mấy ai trong chúng ta đã có thể làm chủ được giấc mơ và dòng liên tưởng của bản thân mình. Để cho nhân vật thường xuyên sống với những cơn mơ và dòng ký ức bất định, Bảo Ninh đã đem đến một cái nhìn chiến tranh cá biệt với những sự việc có thể cảm nhận được bằng giác quan lẫn những điều chỉ cảm nhận được bằng tâm hồn và trái tim nhạy cảm, cả những điều dễ nói và những điều thật khó nói thành lời. Cách tổ chức cốt truyện theo thời gian thông thường rất khó làm được điều đó.
Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã “buông lơi cốt truyện truyền thống” [42, tr.54] và cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện.
Song lần theo thời gian nghệ thuật của dòng hồi ức nhân vật Kiên, người đọc
tạo của một “nhà văn phường” lồng trong câu chuyện về cuộc đời của một
người lính. Khi câu chuyện về quá trình sáng tạo cuốn tiểu thuyết của nhà văn Kiên kết thúc thì câu chuyện về cuộc đời anh với hành trình dấn thân vào cuộc chiến và mối tình bất tử song đầy bi kịch của anh cũng hiện hình trong trí tưởng tượng của độc giả. Để kể về cuộc đời người lính, Bảo Ninh cũng có nhắc tới các mốc lịch sử lớn như năm 1965, Mậu Thân 1968, sau Hiệp Định Paris năm 1973, ngày 30 tháng tư năm 1975... Tuy nhiên, nhìn cuộc chiến
tranh từ “ô cửa buồn”, nhà văn thường dùng các mốc lịch sử ấy làm một chất “kích hoạt” cho những tổn thương tinh thần có dịp “phun trào”. Hầu như các
sự kiện lịch sử không trở thành sự kiện của đời Kiên. Sự kiện quan trọng nhất làm lung lay quan niệm của người học trò – anh binh nhì mười bảy tuổi – và làm cuộc đời Phương rẽ sang một bước ngoặt khác, dẫn đến thân phận đau buồn của mối tình Kiên – Phương là chuyến tàu định mệnh với biến cố phũ phàng ở nhà ga Thanh Hóa chứ không phải biến cố ngày 5 tháng 8 năm 1964.
Chu Lai cho rằng: “Có lẽ chương về đoàn tàu chiến tranh là chương hay nhất trong cuốn sách. Đọc nó, trái tim ta buộc phải giằng xé, thấp thỏm đến chững lòng” [39].
Nỗi buồn chiến tranh không phải là tác phẩm dễ đọc, không thể đọc
một lần. Có thể khẳng định, với thời gian đồng hiện và cách tổ chức cốt truyện theo dòng hồi ức, Bảo Ninh đã xác lập một cách nhìn mới về chiến
tranh, đã làm cho Nỗi buồn chiến tranh trở thành một hiện tượng của tiểu
thuyết Việt Nam đương đại có khả năng tiếp cận với tư duy nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại.
Ăn mày dĩ vãng sử dụng thời gian đồng hiện với hai cốt truyện đan cài
vào nhau. Truyện thứ nhất là sau chiến tranh mười sáu năm, ở tuổi bốn mươi chín, Hai Hùng trở lại miền Nam tìm sinh kế. Tình cờ anh gặp một người đàn bà sang trọng, giám đốc sở Nông lâm, rất giống Ba Sương, người yêu cũ của
anh thời chống Mỹ. Khi bắt buộc phải tiếp anh, người đàn bà ấy không nhận mình là Ba Sương. Anh gặp lại bạn bè cũ cố tìm ra sự thật. Cuối cùng thì anh đã biết Ba Sương không chết, cô chỉ bị thương và được Đại úy Tường đưa về Sài Gòn cứu chữa. Cô biến thành Tư Lan, chối bỏ quá khứ hào hùng của một thời để chạy theo những tham vọng khác. Khi bừng tỉnh ngộ, cô phải trả giá bằng cái chết của mình ở cuối tiểu thuyết. Câu chuyện đi tìm sự thật về Tư Lan xảy ra trong khoảng thời gian khoảng hai tháng. Truyện thứ hai là câu chuyện về những năm tháng chiến đấu gian nan và kiêu hùng của Hai Hùng và đồng đội nơi địa bàn ven đô Sài Gòn cũ khoảng hai mươi năm về trước. Trong cuộc chiến đấu ấy Hai Hùng và Ba Sương đã gặp, yêu nhau rồi mất nhau như thế nào.
Hai câu chuyện liên quan trực tiếp đến cuộc đời Hai Hùng đan cài chặt chẽ vào nhau. Chuyện đi tìm sự thật về Tư Lan là cái cớ cho những hồi ức