Không gian đời tư

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và ăn mày dĩ vãng của chu lai (Trang 52 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Không gian đời tư

Văn học bao giờ cũng lấy đối tượng phản ánh trung tâm nhất là con người mà con người bình thường dù sống trong hoàn cảnh nào cũng đều có những tâm tư tình cảm cá nhân. Không đi chệch khỏi quỹ đạo ấy, văn học viết về chiến tranh cũng viết về những tâm tư tình cảm riêng tư của con người, nhưng ở mỗi một thời điểm vấn đề này được đề cập theo những cách khác nhau.

Tiểu thuyết viết về chiến tranh trước đây khi viết về những gì thuộc về cá nhân riêng tư thường gắn liền với nhiệm vụ cách mạng. Trong cuộc chiến

tranh gay go, ác liệt với kẻ thù, con người dường như không có thì giờ để tâm tư, suy nghĩ những gì thuộc về cá nhân. Mỗi suy nghĩ, tình cảm của con người đều gắn bó hòa hợp với tình cảm cách mạng, ngay cả tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng cũng gắn bó mật thiết với cách mạng. Chuyển dần từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn thế sự, con người trong tiểu thuyết hôm nay không chỉ là con người sử thi mà còn là con người của những trăn trở đời tư, vì vậy mà

không gian đời tư được chú ý như một lẽ đương nhiên. Không gian này cho

phép nhân vật được sống đích thực với cuộc sống của riêng mình, được là chính mình, giúp tái hiện chiều sâu tâm lí trong con người họ, giúp người đọc nhận ra họ cảm, họ nghĩ gì về cuộc sống xung quanh và đó cũng là lúc con người mới là người nhất.

Mặc dù tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có sự kết cầu lồng ghép “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”, “câu chuyện trong câu chuyện”, đan xen giữa quá

khứ với hiện tại, quá khứ với tương lai thì chúng ta vẫn nhận thấy ở nhân vật chính – người lính – một quá trình tâm lý phức tạp với những suy nghĩ rất

riêng tư. Đó là một đời tư với nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, nỗi buồn sáng tạo. Kiên bước vào cuộc chiến tranh với một niềm háo hức say mê

nhưng rồi khi bước vào cuộc chiến Kiên mới nhận ra bộ mặt ghê gớm của nó.

Anh suy nghĩ: “Chiến tranh là cõi không nhà, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” [42, tr.33]. Và khi trở

về với cuộc sống đời thường, anh không sao quên nổi cuộc chiến và trở nên

lạc lõng cô đơn. Kiên tự nói với mình: “Con đường đời thực sự dành cho anh, con đường anh hướng tới tương lai tốt đẹp, con đường đó đã lùi lại đâu đó phía sau trong những khoảng tối mù mịt trên cánh đồng thời gian mà dất nước đã vượt qua” [42, tr.247 – 248]. Kiên nhận thấy đắng sau cuộc chiến

tranh đầy vinh quang, Kiên là người mất hết: Tuổi trẻ, tình yêu, đồng đội, người thân, bạn bè. Cuộc đời anh tẻ nhạt, lạnh ngắt và chua xót khi anh tự

sông không ngừng bị đẩy lùi về dĩ vãng. Đối với tôi, tương lai đã nằm ở phía sâu xa kia rồi. Và không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải những hi vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi mà trái lại những tấm thảm kịch trong quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay” [42, tr.51].

Không gian đời tư của Kiên hiện lên với một nỗi buồn tình yêu trĩu

nặng. Anh luôn tiếc nuối và day dứt trong lòng. Ngay cái đêm gặp gỡ giữa Phương và Kiên trong chiến tranh, Kiên đã linh cảm có điều gì đó không ổn. Phương của anh đấy, lồng lộng đẹp đẽ bằng xương bằng thịt nhưng Kiên đâu tin ở mắt mình. Anh và Phương bên nhau nhưng có biết bao cặp mắt từ miền vô hình nào đó cứ dõi theo. Trong chuyến tàu định mệnh dấn thân vào cuộc chiến, Phương đã bị cướp đi đời con gái. Khi mà Kiên đau xót về vết thương của nàng, thì chính nàng lại thờ ơ, lãnh đạm, khinh thường. Anh đau dớn nhận

ra sự khốc liệt của chiến tranh đầu đời: “Kiên cắn răng lại, thì ra những tai họa giáng xuống đầu hai đứa đối với Phương có vẻ không hề là tai họa. Kiên nghĩ. Trái lại, nàng chỉ coi đó là yếu tố mới trog cuộc sống mà nàng sẵn sang đón nhận và thích nghi, thậm chí khá hài lòng” [42, tr.288 – 289]. Với nỗi

đau mất Phương, Kiên muốn tìm đến cái chết nhưng khi cận kề cái chết anh lại nuối tiếc sự sống. Tiếng gọi của Phương từ xa xôi vọng tới đã kéo anh ra khỏi cái chết và anh đã lẳng lặng bỏ đi với nỗi đau không gì có thể khỏa lấp.

Không gian đời tư của nhân vật hiện lên làm cho người đọc không khỏi xót

xa, thương cảm.

Mặc dù Kiên đã cố tình gạt bỏ cuộc chiến tranh ra khỏi bờ cõi tâm hồn

nhưng những kỉ niệm miền vô thức cứ ùa về. Không gian đời tư được hiện lên

là sự tranh chấp giữa ý thức và vô thức, giữa trái tim và bộ óc. Đời sống nội tâm của nhân vật hiện lên với những sắc thái cảm xúc đan xen: háo hức, hạnh

phúc tuyệt đỉnh, rối bời, bấn loạn, khổ đau… Theo M. Bakhtin: “Trong con người bao giờ cũng có một cái gì đó mà chỉ nó là có thể phát hiện trong hành vi tự ý thức, mọi xác định từ bên ngoài ráp vào đều không phù hợp. Không ai

có thể biết được chiều sâu tâm hồn nhân vật nếu như nhân vật ấy không tự ý thức về mình” [61]. Ở nhân vật kiên, sự tự ý thức ấy chuyển hóa vào dòng

độc thoại nội tâm với những suy nghĩ miên man không cất thành lời, tiếng nói thầm từ đáy sâu tâm hồn, tiếng nói của tâm linh, của tiềm thức. Tới đây, không gian đời tư được khám phá một cách triệt để. Như bao người khác, Kiên đã ra đi, tiêu tốn cuộc đời mình cho chiến tranh, cho lí tưởng để rồi một

phút định thần nhìn lại Kiên đã “đứng lặng ngắm toàn cảnh đời mình đang mất đi, đang trôi xa, đang vĩnh biệt chính mình” [42, tr.126]. Chiến tranh

không chừa một ai. Tất cả đều bị mất mát, hủy diệt – đó là thân phận tình yêu, thân phận con người. Đời tư của Kiên đầy chua chat, xót xa bật lên thành

những băn khoăn day dứt “Vinh quang của thời ấy dẫu rằng tột đỉnh nhưng cũng chỉ một sớm một chiều. Đến bây giờ, đến lúc này đây, bạn hãy xem quanh ta thực chất có cái gì khác hơn ngoài cuộc sống tầm thường và thô bạo thời hậu chiến” [42, tr.53]. Nhưng đôi lúc không gian đời tư ấy vẫn có cảm

giác ngọt ngào dư âm của hạnh phúc, của niềm tin, đặc biệt là tình yêu đẹp như mơ giữa anh và Phương. Tình yêu ấy đã cho Phương những giây phút tuyệt diệu, đã bảo hộ và cứu giúp anh qua những bến bờ mê lú, những khoảnh khắc cô đơn nhất của cuộc chiến tranh. Khi Phương ra đi, một mình trơ trọi

giữa cuộc đời nhưng Kiên vẫn tôn thờ, vẫn đắm say và mê mệt. Không gian đời tư hiện lên ở đây là sự hòa trộn nỗi nhớ Phương và nỗi nhớ tình yêu trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nỗi nhớ chiến tranh và khát vọng sáng tạo thành một ám ảnh khôn nguôi… Không gian ấy hiện lên không bằng lặng mà đầy những đợt sóng ngầm âm thầm mà dữ dội.

Với cái nhìn chân thực và day dứt, không gian đời tư hiện lên cho

người đọc thấy được cái nhìn đa chiều về người lính. Trong chiến tranh, những người anh hùng của chúng ta can trường, dũng cảm và lập được thật nhiều chiến công. Và chiến công ấy phải đổi bằng xương máu của bao người lính đã ngã xuống anh dũng. Chiến thắng không chỉ là hào quang, nó là sự đánh đổi, là cái giá phải trả rất đắt đối với người lính. Nhưng đằng sau hào

quang là những góc khuất không thể tránh khỏi của chiến tranh. Người lính không phải là cái máy biết nhả đạn, vì thế họ cũng có cảm xúc mạnh mẽ và phức tạp. Nhân vật sử thi không bất động trên trang sách như chúng ta vẫn tưởng tượng mà là những con người bằng xương bằng thịt, ngoài xung phong, chiến đấu thì họ còn là những con người biết yêu đương, căm ghét, tức giận, có cả những phút yếu hèn, tầm thường thoáng qua. Gặp họ trên những trang sách của Bảo Ninh, ta không những thêm yêu người lính mà còn day dứt băn khoăn bởi cuộc sống đời tư của họ.

Không gian đời tư trong Ăn mày dĩ vãng được Chu Lai thể hiện rõ nét

và đầy sức thuyết phục. Đặt người lính trong cái nhìn đa chiều về hiện thực, Chu Lai đã không lí tưởng hóa, không sử thi hóa mà bằng cái nhìn thế sự ông

cho thấy “Chiến tranh, chiến hào giống như một thứ thuốc thử cực nhậy để con người hiện lên hết màu, hết nét... cái cao cả, cái thấp hèn, cái trung thực, điều vị tha và sự độc ác... bao giờ cũng bộc lộ đến cùng” [30]. Trong Ăn mày dĩ vãng, người lính ngoài chiến trường dễ dàng chấp nhận cái chết một cách

nhẹ nhàng, thanh thản nhưng để tồn tại và khi đối mặt với cái đói nhiều lúc họ

đã không thể vượt qua. Vào phút hiểm nghèo nhất, “một chiến sĩ gan dạ nhưng đã tự tiện ăn hết phần gạo dự trữ qui định. Lúc đó gạo là máu, là sống còn, là danh dự, xà xẻo gạo là xúc phạm đến tất cả anh em” [28, tr. 114].

Hùng là kiểu mẫu người lính tiêu biểu trong chiến tranh nhưng vẫn không thoát khỏi vòng kiểm tỏa khác của những thiếu thốn do chiến tranh mang lại.

Có bao người dám thú nhận một sự thật đời tư như Hai Hùng: “Vào giây phút hiểm nghèo nhất, anh đã hiện nguyên hình là một tên ăn cắp. Ăn cắp một hộp sữ dành cho thương binh.... Về đêm, chính anh đã lợi dụng bóng tối bò sang lán thương binh móc bồng ăn cắp một hộp sữa...” [28, tr.124]. Và khi đồng

đội nghi tra vấn lẫn nhau thì anh cắm mặt xuống đất không nói một lời. Lòng đầy ân hận chua chát Hùng nói với người yêu một cách chân thực như thú nhận với Đức mẹ tất cả tội lỗi của mình. Những phút giây giằng xé ấy chính là nhân cách, thứ giúp anh, giúp những người lính khác như anh nhìn lại

mình, nhìn lại cuộc sống nhiều thử thách này để đấu tranh gạt bỏ cái thấp hèn, cái sợ hãi, cái tầm thường ra khỏi con người mình, lấy lại ý chí và phẩm cách anh hùng sẵn có trong mình.

Không gian đời tư được Chu Lai khai thác đến tận cùng ở chiều sâu tâm lý với cả hai phần sáng và tối, cao cả và thấp hèn. Hai Hùng “nhiều khi muốn lỏng tay súng mà không thể nói ra” [28, tr.185]. Bom đạn, hi sinh, ngày

nào người lính cũng phải đối diện và chứng kiến với những cảnh chết chóc tang thương, với đau đớn quằn quại của đồng đội, với cả những xác chết ngổn ngang khắp chiến trường. Khó có thể bình thản quen và không hề suy nghĩ về điều đó. Bởi vậy dễ hiểu vì sao Hai Hùng lại có những phút giây yếu mềm và

hèn mọn như vậy. Ở đây không gian đời tư đã được hiện lên thật hơn bao giờ hết: “Chiến tranh mờ mịt, bạn bè chết hết lớp này đến lớp khác, ngày kết thúc còn đang nằm trong vô vọng, nhiều lúc anh muốn chạy trốn khỏi nỗi nhọc nhằn, khủng khiếp mà sức con người có hạn, không thể mãi chịu đựng” [tr.

122]. Nhưng rõ ràng Hùng chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ trốn bằng đảo ngũ hay chiêu hồi. Hùng cũng như Tuấn lí giải về hành động đưa tay, giơ chân ra hứng đạn để được chuyển về tuyến sau, thật đơn giản mà cực kỳ thấm thía. Tuấn

chỉ muốn: “cối nó tiện đứt hai cánh tay để được về nhà. Ăn mày, bơm xe, bới rác, trông kho... làm gì cũng được miễn là được về, được sống” [28, tr. 128]. Và Hai Hùng cũng đã không ít lần nói như vậy: “Mất một chân, thậm chí là hai chân nhưng còn cả cuộc đời sau này. Dù cuộc đời có thế nào đi chăng nữa... Một cuộc đời tật nguyền không vợ, không con, không tương lai, không niềm vui nỗi buồn, vô tri vô giác nhưng còn ngàn lần hơn vĩnh viễn chui vào lòng đất câm lặng” [28, tr.132]. Anh có nghĩ muốn bị thương để trở về tuyến sau, “vậy mà súng đạn nó kiềng anh, nó không chịu cho anh thành què cụt. Chắc nó muốn xơi anh cả một lần cho gọn. Thế là anh đi tìm sự què cụt khác”. [28, tr.123]. Trong đau khổ và bi kịch, Hùng đã thú nhận với mình, với

Sương về cuộc hành trình đi tìm sự giải thoát cho mình ra khỏi cơn ác mộng

cái đó nhưng nó đã lặn vào đâu đó trong người sâu lắm rồi, không dễ mà mỗi lúc moi ra nhấm nháp như thứ lính chuyên ngồi văn phòng, lính phía sau, cách cái chết nửa vòng trái đất” [28, tr.124].

Không gian đời tư đã giúp hình ảnh người lính hiện lên chân thật hơn

bao giờ hết. Người lính ở đây được nhìn nhận như những con người bình thường cũng có căm thù, có yêu nước, có can trường, dũng cảm, có khát vọng yêu đương, có giận hờn và có cả những yếu hèn. Như vậy để thấy chiến tranh ghê gớm hơn, để lên án nó mạnh mẽ hơn, để nhìn nhận công bằng hơn với những gì chưa thể công bằng trước kia. Cuộc sống trận mạc đượm mùi tử khí, thiếu thốn, khổ cực nhiều khi làm con người rơi vào tình thế không thể cưỡng lại được, phải sống khác mình đi, đi ngược lại với cuộc sống tốt đẹp bên

trong. “Mà anh hùng không biết sợ chết, không biết chao đảo, không biết đôi lúc ngã lòng rồi cắn răng gượng lại thì không phải là anh hùng” [28, tr.121].

Không gian đời tư đặc biệt được khai thác nhiều hơn cả ở khía cạnh đời

sống thường ngày, không súng đạn, không hào quang chiến thắng... Đó là khi con người trở về nhịp sống thường nhật, bộc lộ tất cả rồng phượng lẫn rắn rết

trong bản thân. Có thể thấy Ăn mày dĩ vãng của Chu lai rất quan tâm đến

không gian đời tư người lính khi họ bước ra khỏi chiến tranh. Tác giả Hồng Diệu trong một bài nghiên cứu những sáng tác của Chu Lai về người lính hậu

chiến đã viết: “Về diện, anh đã góp một cái nhìn rộng hơn vào hiện thực đời sống hôm nay ở các ngóc ngách của nó. Về điểm, anh đã đi sâu thêm một bước nữa vào sự phức tạp của tính cách con người dưới sự tác động của những điều kiện sống khác nhau. Và với nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tạo những tình huống, xung đột, đặc biệt là cách nhìn khá mạnh dạn, Chu Lai có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng” [13]. Khai thác không gian đời tư của người lính, Chu Lai

cho người đọc nhìn thấy toàn diện hơn con đường đời của người lính trong và sau chiến tranh. Ở đó, nhân vật hiện lên là những người anh hùng một thời mải mê đánh giặc, vì thế không ai chuẩn bị cho mình hành trang cần thiết để

bước vào cuộc sống đời thường. Không ai ngờ đời thường tưởng chừng xôn xao mà lại nghiệt ngã đến thế. Tay trắng, hụt hẫng, họ phải vật vã để kiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sống. Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng đã ngót nghét bước sang tuổi năm mươi nhưng vẫn còn phải lận đận bỏ xứ xa quê để “đi tìm việc làm, đi tìm nơi trú ngụ trot cùng của cuộc đời” [28, tr.6]. Không nhà cửa, không việc làm,

không gia đình… anh lang thang đến vùng đất xa xôi tìm về dĩ vãng. Cái nhức nhối xót xa nhất đối với người lính khi rời khỏi chiến trường trở về là họ không tìm được việc làm, cảm thấy bế tắc trong hành trình kiếm kế sinh nhai. Hùng xuất hiện giữa đời thường thật méo mó, tiều tụy. Anh không còn là anh

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và ăn mày dĩ vãng của chu lai (Trang 52 - 61)