Dòng kí ức về những người thân trong gia đình

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và ăn mày dĩ vãng của chu lai (Trang 88 - 129)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1.1. Dòng kí ức về những người thân trong gia đình

Đến với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, người đọc như bị cuốn theo hành trình cùng nhân vật Kiên trở về thời gian đã mất trong quá khứ theo dòng kí ức miên man, bất định. Đó là dòng kí ức về những

người thân trong gia đình, dòng kí ức về đồng đội, về tuổi trẻ và tình yêu… Hơn cả một lời chứng thực, tiểu thuyết của Bảo Ninh là quá trình phát sinh, một lời tự bạch, một lời tự thú. Tác phẩm dẫn chúng ta đi sâu vào thế giới nội tâm của Kiên, khám phá với anh những bí mật của tuổi thơ và tuổi trẻ mà anh từ lâu muốn che dấu, thậm chí phủ nhận. Kĩ thuật dòng ý thức được vận dụng một cách triệt để, trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu của tác phẩm. Kiên trong hành trình trở về quá khứ đi tìm thời gian đã mất, tìm lại những kỉ niệm một thời được Bảo Ninh tái hiện chân thực mà ám ảnh lòng người. Ở Kiên, sự ý thức ấy chuyển hóa vào dòng độc thoại nội tâm với những suy nghĩ miên man không cất thành lời, tiếng nói từ đáy sâu tâm hồn, tiếng nói tâm linh, tiếng nói của tiềm thức. Kí ức trở về được nhận thức bằng cảm quan, cảm giác càng khắc sâu bi kịch cuộc đời Kiên. Anh đã hòa trộn nỗi nhớ người thân, nỗi nhớ tình yêu trong nỗi nhớ chiến tranh và khát vọng sáng tạo thành một nguồn ám ảnh khôn nguôi. Bảo Ninh không chỉ nhìn hiện thực một cách trực diện trên bề mặt mà còn ở bề sâu thấm thía và sâu

sắc. Người đọc dường như cũng đang bơi ngược dòng về miền hoài niệm cùng với Kiên.

Trước khi chiến tranh nổ ra, Kiên sống một tuổi thơ tưởng như êm đềm mà đầy những bi kịch ngấm ngầm, đau đớn. Ngược dòng quá khứ, hồi ức trở về day dứt, trăn trở trong Kiên. Đó là kí ức về những người thân trong gia đình, là cha, là mẹ, là dượng, là sự thiếu thốn tình cảm mãi chẳng được lấp đầy trong lòng cậu bé Kiên trước thời 17 tuổi ấy. Hình ảnh người mẹ nhạt

nhòa, ít khi hiện về trong cõi nhớ của Kiên: “Về mẹ, Kiên ít biết hơn, bóng hình mẹ chỉ còn sơ sài vài tấm ảnh” [42, tr.147]. Những tưởng mẹ phải là

người ghi dấu đậm nét nhất trong Kiên nhưng trái lại anh không yêu thương

mẹ. Người đọc dần “chạm vào”, “nhập vào” dòng ý thức của Kiên khi anh

nhớ về cha và dượng – những người ảnh hưởng không nhỏ tới suy nghĩ của anh sau này. Kiên nhớ về cha – một nghệ sĩ tài hoa, bị coi là hạn chế về lập trường quan điểm do ngày càng xa lạ với thẩm mỹ của quần chúng nhân dân

lao động. Cha Kiên vẫn không chịu “hạ tính vĩnh cửu xuống mà thêm tính trần tục vào”, cho nên ông buộc phải chấp nhận bi kịch gia đình và bi kịch của người nghệ sĩ cô đơn mang “nỗi buồn truyền kiếp”. Những lời nói có tính

dự cảm của cha đã ám ảnh Kiên suốt những năm tháng trận mạc tới tận khi

hòa bình lập lại: “Thời của mẹ, của cha đã hết. Còn con… từ nay còn một mình… phải cố gắng sống với thời của mình. Thời đại mới rồi sẽ tới. Huy hoàng. Tráng lệ. Không còn những bất hạnh lớn lao nữa. Những nỗi buồn thì không nguôi… vẫn sẽ còn lại nỗi buồn… nỗi buồn truyền kiếp. Cha chẳng để lại gì cho con ngoài nó, nỗi buồn ấy…” [42, tr. 152]. Cha Kiên ảnh hưởng

nhiều nhất tới anh mặc dù khi cha còn sống Kiên không thật hiểu ông nhưng sau này Kiên lại có những nét giống ông. Sự thay đổi ấy gắn liền với những

trải nghiệm, những cay đắng mà Kiên đã gặp: “Phải mất đi bao năm tháng quý giá của cuộc đời dần dần Kiên mới phần nào cảm được nỗi đau lẫn vị

đắng cay trong những lời cuối cùng của cha” [42, tr.152]. Kí ức về cha cho anh hiểu hơn thời đại mình đang sống, sự “lạc thời” của người cha bất hạnh. Ngày cha qua đời cũng là ngày những bức tranh “màu lá rụng” không còn

tồn tại trên cõi đời, ông đã tự tay đốt chúng – một nghi thức đau đớn, say

cuồng thể hiện một con người “tử vì đạo”.

Mặc dù ấn tượng về dượng – người chồng sau của mẹ không nhiều nhưng trong dòng kí ức của Kiên trước ngày anh ra trận, dượng hiện lên gần

gũi, xúc động: “Tóc bạc trắng, lưng hơi còng, rõ ràng là đang rộc đi vì một chứng bệnh nào đó, tay run run, mắt mờ, trang phục tàn cũ nhưng không luộm thuộm” [42, tr.66]. Lời tiễn biệt buồn bã như một lời trăng trối của

dượng trong buổi chiều mùa đông tại ngôi nhà nhỏ bên sông Hồng năm ấy

còn mãi ám ảnh Kiên: “Nghĩa vụ của một người con trước trời đất là sống chứ không phải là hi sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngọn ngành chứ không phải là chối bỏ… Với lại, con ạ, mẹ con, cha con và cả ta nữa chỉ có mình con ở lại trên đời nên ta mong con hãy sống và hãy trở về” [42, tr.67].

Qua hồi ức của Kiên về cha và dượng, người đọc hiểu hơn số phận một lớp

người đã qua, một chứng tích của thời thuộc đại, những “nhà thơ tiền chiến” (dượng) và những họa sĩ thời “mĩ thuật Đông Dương” (cha của Kiên). Sống

trong thời đại ấy, họ không thể nào hòa nhập được với cuộc sống hiện tại, họ như những cái bóng hiu hắt của quá khứ thời hiện tại nhưng lại nổi bật ở khả năng tiên cảm về thời đại sắp tới. Đó là một thời đại chiến tranh đang tới, một thời đại anh hùng nhưng tột cùng đe dọa đối với cái Đẹp – cái giá đau đớn của chiến tranh.

Đi qua chiến tranh với hành trình là kỉ niệm, Kiên trở thành người bị

cầm tù của thời gian quá khứ với một thứ “thiên mệnh” đặc biệt: “Kể lại, viết lại, làm sống lại những linh hồn đã mai một, những tình yêu đã phai tàn, bừng sáng lại những giấc mộng xưa. Đó là con đường của sự cứu rỗi” [42,

tr.90]. Kiên coi viết là sứ mệnh của mình nhưng cuối cùng anh cũng đã đem tất cả ra thiêu giống như cha đã làm với những bức vẽ của mình.

Có thể thấy, hành trình tìm về thời gian quá khứ với kỉ niệm về người thân cho thấy bi kịch tuổi trẻ của Kiên. Bi kịch gia đình, sự không hòa hợp giữa cha và mẹ, sự thiếu thốn tình cảm ngay từ nhỏ đã khắc thêm dấu ấn cuộc đời anh. Và dường như nó cũng dự báo trước một số phận đầy sóng gió, bị dập vùi, quăng quật bởi chiến tranh. Những lời tiên tri của cha và dượng bất hạnh thay đã trở thành sự thật, Kiên với biệt danh Thần Sầu mãi không thể đổi dời. Hồi ức cứ hiển hiện chân thực trước ngày anh lên đường nhập ngũ, dấn thân vào cuộc chiến đấu mới, giúp anh có thêm sức mạnh vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù. Và cho đến sau này, khi đã trở thành một người lính dạn dày kinh nghiệm, kí ức vẫn cứ trở về hối thúc cuộc sống của Kiên. Có thể coi dòng kí ức về những người thân trong gia đình là một giai điệu trong bản xô-nát buồn của cuộc đời nhân vật.

3.3.1.2. Dòng kí ức về đồng đội

Đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh ta thấy nhân vật chính luôn

luôn sống trong dòng suy tưởng về thời gian quá khứ, soi sáng sự việc bằng con mắt ngược thời gian. Hơn chục năm trôi qua kể từ ngày kháng chiến chống Mỹ kết thúc nhưng trong tâm hồn Kiên dường như cuộc chiến vẫn như đang diễn ra trước mắt. Năm tháng chiến tranh và những trận đánh, những hi sinh mất mát đã phủ lên trái tim Kiên và những người như anh trăm nghìn vết sẹo, những vết thương của trái tim vẫn không thôi rỉ máu. Từ đâu đó bên thẳm sâu trong tâm hồn anh, lương tâm bị chôn chặt vẫn không ngừng bị ám ảnh, day dứt. Kiên nhớ về đồng đội không chỉ có những hi sinh mất mát, những vùng đất “chết” dữ dội, thương đau mà hơn thế còn là vẻ đẹp của con người trong chiến tranh – vẻ đẹp của tình yêu, của tình người, của tình đồng chí, đồng đội. Những vùng mờ của vô thức, tiềm thức được khai trước mắt bạn

đọc: Rõ ràng nhưng vẫn bề bộn. Vừa bề bộn lại vừa bí hiểm. Kí ức hiện ra sắc nét, chân thực như một thước phim quay chậm. Nó có sức lay động tâm hồn độc giả bởi đó là tất cả những gì Kiên đã sống, đã chứng kiến và trải qua. Hiện thực chiến tranh khốc liệt cứ ám ảnh người đọc, day dứt, trăn trở về một thời đại đã đi qua.

Trong dòng hồi ức về thời gian quá khứ của mình, Kiên nhớ lại mảnh đất heo hút, rùng rợn mà anh và đồng đội từng sống, chiến đấu – đó là mảnh đất Tây Nguyên với những địa danh đã từng trở thành huyền thoại: Truông Gọi Hồn, hồ Cá Sấu, đồi Xáo Thịt, đồi Mơ, đồi Thăng Thiên, bờ sông Sa Thầy… Mảnh đất ấy được viết lên bởi những câu chuyện truyền kì, huyễn hoặc. Hình như có bao nhiêu nấm mồ vô danh thì có bấy nhiêu huyền thoại cùng hằng hà sa số những dị bản. Đồng đội của Kiên từng nghe thấy tiếng người đàn và hát, còn bản thân anh đã từng nhìn thấy những bóng ma. Thực chất đó là những người bị cầm tù quá lâu nơi rừng sâu, vô thức trở về với hình dạng nguyên thủy, dị hợm. Đó là người đàn bà bị nhầm là vượn trong lần Thịnh “con” đi săn, là cặp uyên ương với tiếng cười man rợ hay một hình thù lồm xồm lông lá với trái lựu đạn trong tay. Những điều tai nghe, mắt thấy ấy đã trở thành điềm trời cảnh báo tai họa khủng khiếp, thảm khốc và đẫm máu của chiến tranh. Mảnh đất huyền thoại ấy cũng thấm đẫm máu xương của đồng đội Kiên.

Những hi sinh, mất mát, những nỗi đau khôn nguôi theo năm tháng cứ hiện về day dứt trong Kiên. Trong kí ức của anh vẫn còn nguyên vẹn những hình ảnh rùng rợn của trận đánh mùa khô năm 1969 – trận đánh mà tiểu đoàn 27 của anh bị bao vây rồi bị tiêu diệt hoàn toàn. Những chàng trai vừa 18 trẻ trung, khỏe đẹp, thoắt đã thành ma. Đôi khi các hồn ma đó còn tụ họp lại để điểm danh. Số phận những đồng đội của Kiên là như vậy đấy! Cả tuổi thanh xuân họ chỉ biết chiến đấu, cống hiến mà quên đi cái “tôi” của riêng mình. Có

những cái chết tập thể: Thịnh “nhớn”, Cừ, Vĩnh, Từ, Thanh, Vân… mãi là nỗi đau, niềm tiếc thương trong cõi nhớ của Kiên. Những người đồng đội thân yêu ấy trước đó còn nói, cười, nghịch ngợm, vậy mà sự ác liệt của chiến tranh đã lấy đi tính mạng của họ. Có những cái chết của đồng đội ám ảnh Kiên bởi sự sai lầm, tính ích kỉ của anh. Can mong ước được về thăm mẹ, thăm quê nhưng không được Kiên chấp nhận, Can đảo ngũ, cuối cùng phải chịu cái chết

thương tâm: “Cái xác lở loét, ốm o như xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên một bãi nhầy nhụa… mặt xác chết quạ rỉa, hai cái hố mắt đã mọc rêu xanh lè” [42,

tr.27]. Cái chết của Can làm người đọc xót thương, bao nhiêu người lính bị quăng quật bởi chiến tranh phải hứng chịu những kết cục bi thảm. Chứng kiến tận mắt cái chết của Quảng – tiểu đội trưởng đầu tiên của mình, Kiên không khỏi sợ hãi mà xót xa. Hình ảnh Quảng, những lời nói của anh còn dư âm mãi

trong tâm hồn Kiên cho đến cuối đời: “Thương anh đừng bắt anh lê lết mãi… anh khổ quá rồi, xương gãy hết rồi, ruột nữa… đứt hết… Cái giọng lào thào lí nhí như thể tiếng của loài kiến mà đầy vẻ tâm tình của Quảng làm Kiên rùng rợn, ớn lạnh. Cho anh được chết… một phát thôi… là xong… nào….” [42,

tr.110].

Theo dòng kí ức về thời gian quá khứ, người đọc nhận ra vết thương khủng khiếp nhất mà chiến tranh để lại không chỉ là sự tổn thương và cái chết cụ thể mà quan trọng hơn là những chấn thương về tâm hồn, là sự chà đạp lên nhân tính. Có thể thấy dòng kí ức về người đồng đội luôn gắn liền với cái chết. Hoặc họ là nạn nhân của cái chết, hoặc họ là người gây ra cái chết. Cái chết phản ánh hai mặt của cuộc chiến tranh. Nó gắn liền với bạo lực – bạo lực tăm tối hủy diệt con người, khiến con người dửng dưng với cái ác. Khi người ta sống với chết chóc quá nhiều, người ta không còn xúc động trước những xác chết. Người ta có thể ngủ bình thản bên cạnh xác chết. Người ta có thể ăn uống rôm rả bên cạnh xác chết, bàn tán, bình phẩm về xác chết đó. Kiên còn

nhớ những ngày chiến thắng Sài Gòn năm 1975, ấy là vào đầu buổi chiều 30/4. Các ổ đề kháng cuối cùng của biệt kích dù trong phi trường Tân Sơn Nhất đã bị dứt điểm. Cả đội trinh sát chỉ còn mình anh sống sót. Anh thất thểu bước vào nhà ga sân bay rồi chứng kiến một sự thực đau lòng. Xác nữ sĩ quan

Ngụy bị một người lính cao xạ đối xử lạnh lùng và tàn nhẫn: “Túm lấy một chân người chết xềnh xệch kéo lết đi. Tóc tai xõa tung, gáy, sọ xác chết nảy trên các bậc tam cấp bình bịch như trái banh. Ra đến giữa sân bê tông loáng sáng nước mưa và nắng chói, hắn choãi chân vặn lưng lấy đà quăng mạnh, liệng bổng cái xác lên. Xoay lộn một vòng trong nắng, cái xác bay chênh chếch rồi rơi bịch xuống đất” [42, tr.119]. Người ta có thể đã từng chiến đấu

ở hai chiến tuyến đối lập đầy hận thù nhưng trước cái chết người ta đều bình đẳng như nhau. Hành động phi nhân tính của gã lính cao xạ đã cảnh tỉnh loại người về tình trạng của nhân tính trong chiến tranh. Nhà văn muốn đưa ra một lời cảnh tỉnh dành cho mọi người: Chiến tranh chính là sát thủ nhân tính, có thể làm băng hoại nhân cách và phẩm giá con người. Kiên nhớ lại những trận đánh những cuộc bắn giết anh đã từng lao vào không chỉ bằng sự dũng cảm

mà nhiều khi còn cả bằng sự vô cảm, chán chường, vô nghĩa lí: “Kiên rùng mình nhảy xô tới. Đạn từ các gốc cây quạt châu lại. Mặc, Kiên nghiến răng, đứng phơi ra chúc họng súng xuống, điên cuồng nã từng phát đóng đanh lên cái thân xác còn nóng hổi sức sống đang oằn oại đau đớn trong cơn rùng giật giãy chết. Máu phọt tóe lên ướt sũng ống quần Kiên. Rồi, hai bàn chân in dấu đỏ lòm lên cỏ, anh lại từ từ đi thẳng đến những tên thám báo khác đang núp bắn, súng kẹp bên sườn một cách hờ hững, ngực áo phanh rộng. Không sợ hãi, không nổi hung lên. Mệt mỏi âm thầm, vậy đấy…”[42, tr.20].

Trong dòng chảy miên man của kí ức, ở một phương diện khác, chính cái chết của đồng đội phản ánh một mặt khác của chiến tranh: cái đẹp của tình người. Tiếng nói kinh nghiệm và những hồi ức của đồng đội vang vọng vào

tâm tư Kiên, chiếu soi vào hiện thực tàn bạo của chiến tranh – nỗi đau nhân tính và làm sáng đẹp vẻ đẹp của tình người trong chiến tranh. Trở về với kí ức, Kiên thấy mình được may mắn sống trong tình đồng đội, đồng chí thiêng

liêng: “Dĩ vãng không điểm tận cùng và dĩ vãng là vĩnh viễn thủy chung, với một tình bạn, tình anh em,, tình đồng chí và nói chung là bất diệt tình người”

[42, tr.300].

Các sự kiện của quá khứ được tái hiện trong tâm tưởng của Kiên có sự thay đổi theo trạng thái hiện thời của anh. Thậm chí, các kỉ niệm trở về có sự đổi dạng nhiều khi mâu thuẫn nhau. Sau cuộc chiến, Kiên may mắn là người được trở về lành lặn. Nhưng cái giá của sự may mắn ấy phải trả bằng bao tính mạng đồng chí, đồng đội. Họ bị giết trước mắt Kiên, chết trong vòng tay Kiên, trong đó có những người hi sinh để bảo vệ tính mạng của Kiên. Ta bắt

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và ăn mày dĩ vãng của chu lai (Trang 88 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)