7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Một số nét về nhà văn Chu Lai và tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng
Đại tá, nhà văn Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, hiện đang ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam (từ năm 1980). Chu Lai là con trai nhà viết kịch Học Phi. Trong chiến tranh, ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng
cục chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng ven đô Sài Gòn. Sau năm 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974, ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục chính trị và sau đó học tại trường viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, Chu Lai biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ngoài viết văn, Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim. Ông thuộc lớp nhà văn cả đời gắn bó với binh nghiệp.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chu Lai vốn là anh lính đặc công, ngót nghét chục năm cầm súng trực tiếp chiến đấu ở vùng ven Sài Gòn. Ông chỉ thực sự cầm bút khi chiến tranh đã kết thúc. Cái thời gian cầm súng thực sự quý giá cho những ngày cầm bút sau này của Chu Lai. Sau chiến tranh, ông cầm bút như một lời tri ân với đồng đội và với những năm tháng cầm súng đã qua. Hơn ba mươi năm cầm bút, Chu Lai để lại một số lượng tác phẩm tương đối lớn, bao gồm nhiều tiểu thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí
sự, kịch bản sân khấu, truyện thiếu nhi… Tiểu thuyết gồm: Nắng đồng bằng (1977), Gió không thổi từ biển (1985), Sông xa (1986), Vòng tròn bội bạc (1990), Ba lần và một lần (1999), Cuộc đời dài lắm (2001), Khúc bi tráng cuối cùng (2004), Người im lặng (2005). Các truyện ngắn mà nhà văn đã sáng tác từ trước tới nay được tập hợp lại và in trong cuốn Truyện ngắn Chu Lai (2003). Về kí sự có Nhà lao cây dừa, Út Teng là tập truyện viết cho thiếu
nhi. Bao trùm lên các sáng tác của Chu Lai là sự trăn trở day dứt của tác giả về số phận con người mà tiêu biểu là số phận người lính trước và sau chiến tranh.
Tiểu thuyết về người lính thời hậu chiến đã có được những thành tựu đáng ghi nhận. Người lính giữa đời thường với bao bộn bề trăn trở chính là mối quan tâm của các nhà văn. Những day dứt âm thầm về quá khứ như là
một “căn bệnh” cố hữu của người lính hôm nay. Trong tâm tưởng của những
máu lửa. Hậu quả nặng nề của chiến tranh, mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho người lính thời hậu chiến không có được cuộc sống bình yên như họ từng hi vọng. Các nhà tiểu thuyết đã nghiêm túc nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua và đồng cảm sâu sắc với tâm tư của người lính hôm nay. Với mười một tiểu thuyết xoáy sâu vào một đề tài chủ lực là người lính thời bình, mối quan hệ đa chiều của họ trong các lĩnh vực phức tạp của đời sống hiện nay, Chu lai là một trong những nhà văn đứng ở vị trí hàng đầu của dòng chảy văn học đương đại về đề tài người lính trong văn học thời hậu chiến. Các tiểu thuyết của Chu Lai tuy tập trung ở một đề tài song thông qua đó, rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống được khai thác và phản ánh sâu sắc mà hình tượng người lính là tâm điểm.
Trong một loạt các tiểu thuyết của Chu lai thì tiểu thuyết Ăn mày dĩ
vãng chiếm một vị trí quan trong trong hành trình sáng tác của nhà văn. Đây
là tác phẩm được các nhà nghiên cứu đánh giá cao, đạt được nhiều giải thưởng của Bộ quốc phòng và Hội nhà văn. Cuốn tiểu thuyết thể hiện số phận người lính cả trong và sau cuộc chiến, đặc biệt người lính trở về với đời thường hôm nay nhưng không nguôi nghĩ về quá khứ. Đó là câu chuyện kể về một kẻ “ăn mày” đặc biệt: không xin tiền vàng, chức tước, địa vị mà chỉ cần tìm lại và làm rõ một sự thật trong quá khứ. Sự thật về Ba Sương – cô y tá, xã đội trưởng là đồng chí và là người yêu của Hai Hùng đã chết hay còn sống - bây giờ là bà Tư Lan, giám đốc sở nông lâm, làm ăn nức tiếng lục tỉnh miền Tây !
Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng đã thể hiện thành công thứ “ám ảnh xanh”
đó qua ngòi bút góc cạnh và đầy cá tính của đại tá, nhà văn Chu Lai. Người đọc luôn luôn hồi hộp suốt 16 chương tiểu thuyết và bị cuốn theo hành trình tìm lại ký ức với những day dứt, ân hận của nhân vật tôi vì đã chạy vào hầm trước và không chạy ra cứu người yêu mình khi khoảng cách chỉ là ba chục
mét để có thể sống chết bên nhau. Thất lạc nhau từ đó và cùng cuộc tráo xác với Hai Hợi đã khiến Hai Hùng đinh ninh sự thật là Ba Sương đã hy sinh. Dẫu
biết rằng thực tế “Chiến tranh là một luật chơi tàn bạo”. Biết làm sao được
nhưng người đọc cũng không khỏi tiếc nuối xót xa. Cuộc đời luôn có những nghịch lý. Thế nào mà trong cùng một thời điểm kẻ ăn mày quá khứ và đứa chạy trốn quá khứ lại cùng song hành ngược chiều nhau. Đến khi tìm được và nhận ra nhau, vẫn sự trong trẻo, thủy chung của tình yêu ngày nào nhưng họ lại không thể đến được với nhau. Ba Sương chết bởi vết thương cũ trên đỉnh
đầu không chịu nổi cú sốc do tên Địch gây ra. “Vậy là cái khoảng đất cao ráo tại bìa rừng ấy đã hai lần đón em vào lòng. Một lần giả, một lần thật. Em sẽ không bao giờ có lại trên đời này nữa! Sương ơi! Thế là thằng Viên nó nói vẫn đúng: Số phận hai đứa gắn bó với nhau thật nhọc nhằn và rồi cuối cùng em vẫn ra đi trước tôi!”[28, tr.336 – 337].
Mỗi tình huống truyện là một dòng tâm sự rất chân thực, đời thường, có phần lãng mạn, ngọt ngào và thương cảm. Trong dòng hồi tưởng, người đọc luôn bị cuốn hút bởi sự tò mò và kịch tính mà nhà văn tạo ra. Và đến đoạn
gây cấn ông lại gọi xen: “Bạn đọc thân mến!” để từ từ chuyển mạch văn một
cách nhịp nhàng và đi vào lòng người rất gần gũi, tự nhiên. Nhà văn khéo léo dẫn dắt người đọc đi về giữa những liên đới của hiện đại – quá khứ. Độc giả không thể dứt ra được khi dõi theo từng trang sách ngồn ngộn những câu chuyện, bề bộn những phận người đầy gai góc. Đó là số phận sóng gió của Hai Hợi, dục vọng bản năng của Tám Tính, cái chết thương tâm của Bảo…
Truyện kết thúc ở một nhận định và một câu hỏi khiến người đọc
không khỏi ngậm ngùi: “Cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhưng sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời hôm nay có thể chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả. Phải vậy không em?”[28,tr.338].
sẻ chia và thấu cảm từ đáy lòng của chính người trong cuộc. Người lính trong trang sách của Chu lai luôn hóm hỉnh, hài hước dù phải rơi vào hoàn cảnh
khắc nghiệt nhất. Nhà văn Chu Lai từng bộc bạch: “Văn chương cũng như cuộc đời, mọi cái có thể hay – dở, đúng – sai tùy vào cảm nhận và phán xét của người đọc nhưng không được “nhợt nhạt”. Bởi sự “nhợt nhạt” là thứ buồn tẻ nhất mà người đọc không bao giờ muốn có”.
Chiến tranh Việt Nam đã lùi xa gần 40 năm, nhiều người lính trở về từ cuộc chiến với nhiều thương tích hiện hình trên thân thể. Nhưng có lẽ nỗi đau, sự mất mát về tinh thần còn dai dẳng hơn. Đọc Ăn mày dĩ vãng chúng ta biết trân trọng cuộc sống hòa bình, quý trọng giây phút hiện tại và biết ơn sự hy sinh to lớn của bao thế hệ cha anh đi trước. Bởi cuộc sống hôm nay được đổi bằng xương máu biết bao lớp người.
Nhìn một cách khái quát, có thể thấy tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng đã đạt
được nhiều thành công và có sự đổi mới độc đáo về nội dung biểu hiện. Tất cả đã làm nên sự thành công của tác phẩm. Qua đây có thể khẳng định vị trí quan
trọng của nhà văn Chu Lai nói chung và tác phẩm Ăn mày dĩ vãng nói riêng
CHƯƠNG 2
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI
2.1. Khái lược chung về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của nghiên cứu thi pháp học, bên cạnh các yếu tố như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, tác giả… Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của tác phẩm chứa đựng những quan niệm về thế giới, là phương thức chiếm lĩnh thế giới của nhà văn. Nó không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của một tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo của tác phẩm cũng như nghiên cứu loại hình của các hiện tượng nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm là một vấn đề cũng đã được bàn tới từ lâu. Tuy nhiên, các quan điểm đều gặp gỡ nhau trong quan niệm cho rằng: Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Đó là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong không gian đó. Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc hình thức nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định… Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, mang tính chủ quan… chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của
tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học”[18].
Trong Thi pháp học, khái niệm không gian nghệ thuật là “một phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn”.
Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không có không gian nghệ thuật và không có nhân vật nào lại không tồn tại trong một nền cảnh nhất định nào đó. Ngay bản thân người kể chuyện cũng nhìn nhận sự việc trong một khoảng cách, một góc nhìn nhất định.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó không thể đồng nhất không gian trong tác phẩm văn học với không gian địa
lý, không gian vật lý được. Trong Thi pháp Truyện Kiều, tác giả Trần Đình Sử có nhận xét: “Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy… Không gian nghệ thuật có thể xem là một không quyển tinh thần bao bọc cảm thức của con người, là hiện tượng tâm linh nội cảm chứ không phải là hiện tượng địa lý và vật lý”. Ở tác phẩm,
không gian nghệ thuật là bối cảnh tự nhiên nhưng cũng là ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật luôn chứa đựng trong lòng nó những cảnh huống con người và xã hội nhằm thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó không thể qui không gian nghệ thuật về sự phản ánh giản
đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất. Và đúng như Từ điển thuật ngữ văn học đã nhận định: “Ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng”.
Không gian nghệ thuật luôn luôn có những hình thức biểu hiện phong phú và đa dạng, phù hợp với nội dung hiện thực rộng lớn mà tác phẩm đề cập tới. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết rất đa dạng và phong phú. Các
cặp phạm trù cao – thấp, xa – gần, rộng – hẹp, cong – thẳng, bên này – bên kia, vững chắc – bập bênh, ngay – lệch… được dùng nhiều trong không gian
nghệ thuật nhằm biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Có không gian rộng và không gian hẹp, không gian vật thể và không gian tâm tưởng, không gian tầm thấp và không gian tầm cao. Ví dụ như trong tiểu
thuyết Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp, không gian có khi được mở ra rộng
lớn trên tất cả các mặt trận miền Tây nước Nga trong thế chiến thứ nhất từ Ukraina, Ba Lan cho đến Xanh Peter bua, Moskva… nhưng có lúc lại bị thu hẹp lại ở hai bên bờ sông Đông, trong một ngôi làng Cô dắc ven sông. Trong
Sống mòn của Nam Cao thì không gian nghệ thuật có không gian tâm tưởng
và không gian vật thể. Không gian vật thể chính là không gian thành thị chật hẹp với những lo toan cơm, áo, gạo, tiền và không gian nông thôn tù túng, nghèo nàn với những con người lam lũ, vất vả. Cuối tác phẩm, không gian
tâm tưởng xuất hiện, đó là hình ảnh “một xó nhà quê” hiện ra trong đầu óc Thứ: “Đời y sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mục ra”… và rồi một không gian lạc quan hơn lại xuất hiện trong tâm tưởng: “Cuộc sống sẽ dịu dàng hơn, công bằng hơn”. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết có khi là không gian tầm thấp, có khi lại là không gian tầm cao. Trong Sông Đông êm đềm, không gian tầm
thấp là cánh đồng cỏ mơn mởn gắn liền với cuộc sống của người dân Cô dắc tự nhiên, hoang dã. Còn không gian tầm cao chính là không gian bầu trời với
những tưởng tượng hết sức quái dị: “Bầu trời xám xịt, mây rách mướp…”; “Bầu trời đen kít, khoảng tối sẫm như thây ma…”
Một trong những ưu điểm đặc trưng nổi bật của không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết là khả năng mở rộng tối đa đến hết chiều kích. Nếu thời gian
trong tiểu thuyết là vô tận thì không gian nghệ thuật ở đó cũng là vô cùng.
Không gian trong Sống mòn của Nam Cao được diễn tả rất rộng và đa dạng :
Không gian nông thôn, không gian thành thị, trường học, bệnh viện, nhà riêng… Đây là ưu thế của tiểu thuyết mà các thể loại khác (ví dụ như kịch) không có được. Với không gian này Nam Cao đã phần nào khái quát được bộ mặt xã hội thời bấy giờ - một xã hội tù túng, bế tắc đến ngột thở. Hay như
trong tiểu thuyết Tấn trò đời của Ban Zắc, không gian mở rộng khắp mọi
miền đất nước và nó còn là hình ảnh của con đường đời. Theo đó, không gian ở đây không chỉ dừng lại ở không gian địa lý mà còn là không gian mang tính xã hội.
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử còn cho rằng “Không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín như không gian trò chơi”. Luật chơi ở đây nằm trong quy ước chung giữa tác giả và người đọc,
do tác giả đề xuất và người đọc đồng cảm. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như: tôn giáo, xã hội, đạo đức, pháp luật… Không gian nghệ thuật có thể