Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nhân sự mà đặc biệt là chính sách tiền lƣơng có vai trò quan trọng đến chất lƣợng làm việc của ngƣời lao động. Trong những năm qua, nhà trƣờng đã thực hiện điều chỉnh tăng tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng góp phần từng bƣớc ổn định đời sống cho ngƣời lao đồng. Tuy nhiên, chế độ, chính sách tiền lƣơng chƣa thực sự khuyến khích lao động năng động, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, vẫn còn tình trạng bình quân chủ nghĩa, chƣa gắn với trả lƣơng, thƣởng theo vị trí việc làm. Chính sách về nâng ngạch, nâng bậc lƣơng còn nặng về thâm niên, chƣa phản ánh đúng chất lƣợng và hiệu quả công tác của NNL. Chính sách thu hút ngƣời có trình độ cao chƣa đủ mạnh nên chƣa đủ sức thu hút đƣợc nhiều ngƣời có học hàm, học vị cao về trƣờng công tác. Chế độ lƣơng, thƣởng, phụ cấp, phúc lợi đƣợc quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2014 nhƣ sau:
thống lƣơng ngạch bậc, chức vụ thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang. Các chế độ thu nhập của giảng viên đƣợc thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của trƣờng.
Công thức tính L = Lcb+Lt -Lg
L: Tiền lƣơng thực tế trong tháng Lcb: Tiền lƣơng cơ bản
Lcb=(Hsl +Hcv)x(1+ % Htn + %Hud)x Lo Htn: Hệ số thâm niên
Hud: Hệ số phụ cấp giảng dạy, Hud=30% Hsl: Hệ số lƣơng
Hcv: Hệ số phụ cấp chức vụ
Lo: Lƣơng tối thiểu, Lo = 1.150.000đ Lt: Lƣơng tăng thêm
Lt= Dg1 x Gtt (Gtt<=60 tiết)
Lt =Dg1 x Gtc + (Gtt-Gtc)x Dg2 (Gtt>=60 tiết) Gtc: Số tiết giảng theo nghĩa vụ hàng tháng, Gtc = 60 tiết Dg1: Đơn giá tăng thêm áp dụng cho các tiết giảng ≤ Gtc, Dg1 = 25.000đ đối với trình độ đại học
Dg1 = 30.000đ đối với trình độ thạc sỹ Dg1 = 35.000đ đối với trình độ tiến sỹ
Dg2: Đơn giá áp dụng cho các tiết giảng > Gtc, Dg2 = 35.000đ đối với trình độ đại học
Dg2 = 40.000đ đối với trình độ thạc sỹ Dg2 = 45.000đ đối với trình độ tiến sỹ
Gtt: Khối lƣợng công tác thực tế trong tháng đã quy đổi ra tiết giảng chuẩn, bao gồm: giảng dạy trong trƣờng, ngoài trƣờng các trình độ, các loại hình đào tạo. Phòng Tổ chức Hành chính phối hợp phòng Đào tạo, khoa Tại chức hƣớng dẫn các đơn vị, cá nhân thống kê khối lƣợng công tác tháng và xác nhận.
Lg: Tiền giảm trừ lƣơng theo phân loại lao động hàng tháng Loại A: Lg = 0 đ
Loại B: Lg = 400.000đ Loại C: Lg = 600.000đ Loại D: Lg = 1.000.000đ
Không xếp loại do vi phạm khuyết điểm: Lg = 1.200.000đ
* Khối lƣợng giảng dạy tối đa trong 01 năm của 01 giáo viên cơ hữu <= 1200 tiết (đã quy đổi); giáo viên hợp đồng <= 800 tiết (đã quy đổi). Giáo viên dạy vƣợt quy định trên nhà trƣờng không thanh toán.
Trƣờng hợp đặc biệt do Hiệu trƣởng quyết định. Về tiền thƣởng:
Đối với mỗi ngƣời lao động thì tiền thƣởng có ý nghĩa rất to lớn không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Khi một ngƣời lao động đƣợc thƣởng, có nghĩa là thành tích lao động của ngƣời đó đƣợc tuyên dƣơng. Khi đó họ sẽ cảm thấy phấn khởi, nhiệt tình, hăng say với công việc hơn. Chính vì vậy, tiền thƣởng là một công cụ kinh tế tạo động cơ rất tốt cho ngƣời lao động.
Tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, tiền thƣởng đƣợc chia làm hai loại cơ bản là thƣởng thƣờng xuyên theo định kỳ và thƣởng đột xuất theo định mức.
Đối với một số trƣờng hợp thƣởng đột xuất nhƣng phải theo định mức trong quy chế chi tiêu của nhà trƣờng nhƣ:
+ Chi thƣởng thi đua năm học cho CBVC
Mức khen thƣởng cho cá nhân: 100.000 đồng đến 500.000 đồng/ngƣời Mức thƣởng tập thể: 50.000 đồng/ngƣời x số ngƣời trong đơn vị + Thƣởng cho CBGV đạt danh hiệu:
- Chiến sĩ thi đua toàn quốc: 3.000.000 đồng/ngƣời. - Bằng khen Thủ tƣớng Chính phủ:
+ Tập thể: 4.000.000 đồng + Cá nhân: 2.000.000 đồng
- Bằng khen cấp Bộ: + Tập thể: 1.500.000 đồng + Cá nhân: 500.000 đồng/ngƣời
- Chiến sĩ thi đua cấp trƣờng: 300.000 đồng/ngƣời.
- Kỷ niệm chƣơng vì SNGD, SNCN, TBPN, ĐTN: 500.000 đồng/ngƣời. - Huân chƣơng cho cá nhân: 3.000.000 đồng/ngƣời
- Huân chƣơng tập thể: 5.000.000 đồng - Giáo viên dạy giỏi toàn quốc:
* Giải nhất: 1.000.000 đồng/1 ngƣời * Giải nhì: 800.000 đồng/1 ngƣời * Giải ba : 700.000 đồng/1 ngƣời * Giải KK: 500.000 đồng/1 ngƣời
+ Hàng năm nhà trƣờng trích quỹ khen thƣởng để tặng thƣởng cho các đơn vị, cá nhân trong và ngoài trƣờng có nhiều đóng góp, giúp đỡ nhà trƣờng. Mức cụ thể do Lãnh đạo nhà trƣờng và Công đoàn thống nhất, Hiệu trƣởng quyết định.
+ Trƣờng hợp đặc biệt do Hội đồng thi đua nhà trƣờng quyết định.
Tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội với hình thức khen thƣởng thƣờng xuyên định kỳ là chủ yếu và tính vào thu nhập tăng thêm của ngƣời giảng viên tuy nhiên mức thu nhập này vẫn ở mức thấp nên ngƣời giảng viên không cảm nhận đƣợc rõ về tiền thƣởng. Ngoài ra các hình thức thƣởng đột xuất thì không đáng kể.
Về phụ cấp:
Đây là khoản tiền mà giảng viên đƣợc chi thêm trong một số trƣờng hợp cụ thể theo quy định của nhà trƣờng.
Các khoản phụ cấp của nhà trƣờng tính vào thu nhập tăng thêm của ngƣời giảng viên. Cụ thể nhƣ sau:
- Phụ cấp chức vụ: tính bằng hệ số phụ cấp chức vụ (Hcv) trong công thức tính lƣơng và áp dụng theo quy định của Nhà nƣớc.
- Phụ cấp ƣu đãi nghề: tính bằng hệ số phụ ƣu đãi (Hud) trong công thức tính lƣơng.
- Phụ cấp thâm niên: tính bằng hệ số thâm niên (Htn) trong công thức tính lƣơng.
- Phụ cấp kiêm nhiệm: Hỗ trợ phụ cấp hàng tháng cho cán bộ, giảng viên tham gia công tác đoàn thể nhƣ: Bí thƣ, phó Bí thƣ Đảng uỷ; Uỷ viên thƣờng vụ, Đảng uỷ viên; Bí thƣ, phó Bí thƣ chi bộ; Bí thƣ, phó Bí thƣ Đoàn trƣờng; Chủ tịch Hội Sinh viên là cán bộ, ... từ mức 0,3 – 1,0 lƣơng tối thiểu.
Ngoài ra còn các khoản phụ cấp khác tính vào thu nhập không thƣờng xuyên của ngƣời giảng viên nhƣ:
- Giảng tại Cơ sở Hà Nam: Nhà trƣờng bố trí xe đƣa, đón hàng ngày. Cơ sở Hà Nam bố trí phòng nghỉ cho cán bộ, giảng viên.
Trong trƣờng hợp cán bộ, giảng viên ở nhiều cƣơng vị có mức phụ cấp khác nhau thì chỉ đƣợc hƣởng một mức phụ cấp cao nhất. Mức hỗ trợ trên trả theo quý.
- Ngoài ra còn một số loại phụ cấp khác nhƣ: phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp trực; phụ cấp thâm niên vƣợt khung; phụ cấp khác áp dụng theo các quy định chung của Luật Lao động và do Hiệu trƣởng quyết định. (Theo quy chế Chi tiêu nội bộ của trƣờng năm 2014).
Các loại phụ cấp tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội rất chi tiết và đƣợc quy định rất cụ thể. Tuy nhiên, giá trị của các khoản phụ cấp còn thấp nên cũng chƣa có tác động nhiều đến động cơ làm việc của giảng viên.
Cũng theo tổng hợp kết quả khảo sát tại bảng 2.25 cho thấy: 38,8% số ngƣời đƣợc hỏi không cho rằng các khoản phụ cấp là hợp lý; chỉ có 18,8% đồng ý và 42,4% là trung tính.
Những khoản trợ cấp trên tuy giá trị không cao nhƣng nó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trƣờng đối với đội ngũ giảng viên. Do con ngƣời ngoài nhu cầu vật chất ra thì luôn mang theo những nhu cầu khác nữa đó là nhu cầu tinh thần, nhu cầu đƣợc quan tâm. Khi nhu cầu đƣợc thoả mãn sẽ có tác dụng tạo động cơ làm việc rất lớn cho giảng viên, giúp giảng viên gắn bó với công việc hơn.
Về phúc lợi:
Cũng nhƣ mọi tổ chức hoạt động khác, bảo hiểm là khoản phúc lợi bắt buộc mà nhà trƣờng phải thực hiện theo quy định của nhà nƣớc. Theo quy định của nhà nƣớc, nhà trƣờng đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ chính sách bảo hiểm. Các chế độ bảo hiểm trên đã đƣợc 100% giảng viên, cán bộ của nhà trƣờng hƣởng ứng và tham gia. Bảo hiểm đã tạo sự yên tâm cho mọi giảng viên trong quá trình công tác.
Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội có những chƣơng trình phúc lợi riêng dành cho giảng viên của trƣờng. Cụ thể là:
- Có quỹ phúc lợi dành riêng để thăm hỏi ngƣời lao động khi ốm đau, thai sản, hiếu hỉ, ma chay…
- Khi giảng viên phải đi công tác xa thì sẽ đƣợc bao cấp những chi phí về đi lại, ăn nghỉ…theo quy định về chế độ công tác phí của nhà trƣờng.
- Hỗ trợ 100% học phí mức cao nhất trong khung học phí quy định của Thủ tƣớng Chính phủ cho giảng viên đƣợc cử đi học thạc sỹ, tiến sỹ.
Đối với các trƣờng hợp đi học tập, đào tạo khác, mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, giảng viên do Hiệu trƣởng quyết định.
- Hỗ trợ tiền điện thoại theo định mức với đội ngũ quản lý và các phòng ban chức năng.
- Thanh toán tiền internet kết nối cho các phòng ban chức năng trong trƣờng. - Hỗ trợ kinh phí đi nghỉ mát hàng năm theo quy định.
- Theo thông lệ của nhà trƣờng, vào những dịp ngày lễ tết (tết nguyên đán, 8/3, 30/4, 1/5, 2/9, 20/10, 20/11, ngày truyền thống của trƣờng 10/8…) thì tất cả giảng viên, cán bộ của trƣờng đều đƣợc nhận những khoản tiền thƣởng hoặc hiện vật nhằm động viên tinh thần.
- Trƣờng có trạm y tế phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trƣờng.
- Có hệ thống thƣ viện với một lƣợng lớn giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc đọc tại chỗ và mƣợn về của cán bộ, giảng viên và sinh viên.
- Có nơi trông xe miễn phí cho giảng viên. - Nhà ăn với giá ƣu đãi cho giảng viên.
- Ngoài ra các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội diễn... thƣờng xuyên đƣợc tổ chức vào các dịp lễ nhƣ 8/3, 10/8, 20/10, 20/11 ... tạo cho đời sống tinh thần giảng viên khá phong phú.
Tất cả những hình thức phúc lợi trên đều nhằm mục đích khích lệ, động viên giảng viên sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, giúp họ lấy lại tinh thần cũng nhƣ động cơ làm việc tốt hơn, gắn bó với nhà trƣờng hơn.
*) Hỗ trợ của công đoàn và phối hợp của các phòng ban
Đó là sự hỗ trợ của Phòng Đào tạo về kế hoạch, lịch giảng dạy và quản lý theo dõi giờ giảng của giảng viên; Phòng Quản trị về phòng học, máy tính, máy chiếu, loa, âm li, micro, chiếu sáng, quạt mát phục vụ giảng dạy. Còn công đoàn có chức năng đảm bảo và bảo vệ quyền lợi cả về vật chất và tinh thần cho giảng viên. Nếu Công đoàn hỗ trợ và các phòng ban phối hợp tốt sẽ giúp cho công việc của giảng viên đƣợc thuận lợi, suôn sẻ. Từ đó, giảng viên có cảm hứng hơn, nhiệt tình hơn trong công việc hay nói cách khác là họ sẽ có động cơ làm việc cao hơn
Kết quả khảo sát mức độ phù hợp của cách tính lƣơng, thƣởng, phụ cấp, phục lợi, làm thêm 5 thang đo (1- Không đồng ý, 2- ít đồng ý, 3- trung lập, 4- Đồng ý, 5- Rất đồng ý) thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.18: Tỷ lệ đánh giá về thu nhập của CBVC trƣờng ĐHCNHN
Đơn vị tính: % STT Mức độ đồng ý Thu nhập phù hợp Cách tính lƣơng phù hợp Các loại phụ cấp phù hợp Các loại phúc lợi phù hợp Thu nhập tại trƣờng cao hơn làm thêm 1 Không đồng ý 15,3 14,3 14,1 21,1 31,7 2 Ít đồng ý 31,8 33,3 24,7 30,6 28,2 3 Trung lập 42,4 36,9 42,4 36,5 30,6 4 Đồng ý 10,5 14,3 15,3 10,6 7,1 5 Rất đồng ý 0.0 1,2 3,5 1,2 2,4 Tổng cộng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phiếu điều tra của tác giả)
Theo kết quả điều tra ở bảng, ta thấy:
- Chỉ có 10,5% ý kiến cho rằng thu nhập hiện nay là phù hợp trong khi 47,1% cho rằng ít đồng ý và không đồng ý.
- Chỉ có 15,5% ý kiến cho rằng cách tính lƣơng hiện nay là phù hợp trong khi 47,6% cho rằng chƣa phù hợp.
- Chỉ có 18,8% ý kiến cho rằng các loại phụ cấp và 11,8% giảng viên cho rằng các loại phúc lợi hiện nay là phù hợp, trong khi số có ý kiến ngƣợc lại là 38,8% và 51,7%.
- Chỉ có 9,5% cho rằng thu nhập tại trƣờng cao hơn làm thêm trong khi 59,9% có ý kiến ngƣợc lại.
Nhƣ vậy, chỉ có số ít CBVC thỏa mãn với thu nhập của trƣờng còn đa số thì không thỏa mãn. Nhƣ vậy, thu nhập hiện nay chƣa phải là yếu tố giúp nhà trƣờng kích thích phát triển NNL.
2.3.5. Môi trường làm việc
Xây dựng môi trƣờng làm việc tốt là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu của Nhà trƣờng trong suốt những năm qua; Nhà trƣờng luôn xác định có môi trƣờng làm việc tốt thì NNL mới phát huy đƣợc khả năng của mình, chung sức thực hiện các nhiệm vụ của Trƣờng.
*) Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Cơ sở vật chất của trƣờng bao gồm phòng làm việc, phòng học, phòng làm việc, máy tính, máy chiếu, bảng phấn, bàn ghế, quạt, đèn, loa, micro và thƣ viện trƣờng.
Đối với CBHC, cơ sở vật chất đƣợc trang bị rất đầy đủ, khoa học. Trong những năm qua, nhà trƣờng lần lƣợt đƣa vào sử dụng các tòa nhà A10, A1 với tiêu chí đảm bảo phục vụ tối đa công việc của cán bộ, nhân viên trong văn phòng.
Đối với giảng viên, kết quả đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật của giảng viên nhƣ sau:
Bảng 2.19: Thống kê mô tả về đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của giảng viên trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội
Biểu hiện Đầy đủ phƣơng tiện An toàn Thƣ viện đầy đủ Thƣ viện phục vụ tốt Trung bình 2,73 2,93 2,56 2,85
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phiếu điều tra của tác giả)
Bảng 2.20: Tỷ lệ đánh giá đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của cán bộ, giảng viên trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đơn vị tính: % STT Mức độ đồng ý Đầy đủ phƣơng tiện An toàn Thƣ viện đầy đủ Thƣ viện phục vụ tốt 1 Không đồng ý 10,6 4,7 10,6 9,4 2 Ít đồng ý 31,8 32,9 41,2 27,1 3 Trung lập 35,3 32,9 32,9 37,6 4 Đồng ý 18,8 23,6 11,8 21,2 5 Rất đồng ý 3,5 5,9 3,5 4,7 Tổng cộng 100 100 100 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phiếu điều tra của tác giả)
Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy:
- Về sự đầy đủ các phƣơng tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy: điểm trung bình 2,73, với 22,3% đồng ý và rất đồng ý trong khi 42,4% ít đồng ý và không đồng ý.
đồng ý và rất đồng ý; 37,6% ít và không đồng ý.
- Về sự đầy đủ tài liệu của thƣ viện: điểm trung bình là 2,56, với 15,3% đồng ý và rất đồng ý; 51,8% ít và không đồng ý.
- Về sự hài lòng với sự phục vụ của thƣ viện: điểm trung bình là 2,85, với 25,9% đồng ý và rất đồng ý; 36,5% ít và không đồng ý.
Nhƣ vậy, qua đây ta thấy giảng viên đánh giá về điều kiện phƣơng tiện giảng dạy, sự an toàn và tiện nghi cũng nhƣ tình trạng tài liệu và phục vụ của thƣ viện còn chƣa cao.
Hiện nay, tổng diện tích sử dụng của Nhà trƣờng là 46,59 (ha), trong đó, diện tích phòng học khoảng 91.572 (m2), diện tích phòng làm việc và nơi sử dụng chung: