Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá NNL

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp hà nội giai đoạn 2014 2020 (Trang 90 - 91)

Kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích lao động nỗ lực học tập, phát huy tối đa khả năng, góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện văn hoá, môi trƣờng làm việc cho cá nhân và nhà trƣờng. Tuy nhiên, việc đánh giá NNL nay còn chƣa phản ánh sát thực về phẩm chất và năng lực của lao động. Các tiêu chí còn cảm tính, chƣa cụ thể hoá và đo lƣờng đƣợc cho từng công việc cụ thể, do nhà trƣờng đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống danh mục vị trí việc

làm. Để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá NNL, cần thực hiện một số yêu cầu, nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, tách bạch rõ ràng giữa trách nhiệm ngƣời đứng đầu đơn vị với kết quả đánh giá của từng cá nhân, tách bạch giữa kết quả đánh giá cá nhân với kết quả thành tích của tập thể đơn vị để tránh tình trạng vì thành tích tập thể, trách nhiệm ngƣời đứng đầu mà “dĩ hòa vi quý” với từng cá nhân trong đơn vị.

Thứ hai, công tác đánh giá, xếp loại hàng năm phải gắn với kết quả công việc đƣợc giao. Chú trọng thành tích, kết quả công tác , coi đó là thƣớc đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của lao động.

Thứ ba, để có công cụ để đo lƣờng mức độ hoàn thành công việc đƣợc giao chính xác, khách quan cần sớm hoàn thiện danh mục vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp, từ đó xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá của từng vị trí việc làm. Danh mục hệ thống vị trí việc làm với những mô tả chi tiết công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm là nền móng quan trọng trong mọi quy trình quản lý NNL, từ đó có cơ sở cho việc đánh giá.

Thứ tư, sử dụng kết hợp các phƣơng pháp đánh giá khác nhau cho các nhóm vị trí việc làm khác nhau. Một số vị trí việc làm nhất định có thể sử dụng kết hợp phƣơng pháp đánh giá trong nội bộ và đánh giá từ bên ngoài, ví dụ nhƣ NNL làm công tác giảng dạy có liên quan trực tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ, có sự giao tiếp giữa họ với sinh viên.

Thứ năm, các kết quả đánh giá cần đƣợc phân tích, sử dụng làm cơ sở để lựa chọn, sàng lọc, luân chuyển, quy hoạch, định hƣớng phát triển nguồn nhân lực của Trƣờng.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp hà nội giai đoạn 2014 2020 (Trang 90 - 91)