Thực trạng nguồn nhân lực trƣờng ĐHCNHN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp hà nội giai đoạn 2014 2020 (Trang 43 - 109)

Thực trạng nguồn nhân lực (về số lƣợng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất...) là vấn đề cần đƣợc quan tâm và phân tích một cách cụ thể, đảm bảo tính khoa học. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các giải pháp để phát triển nhân lực của nhà trƣờng. Mọi giải pháp luôn hƣớng tới sự đáp ứng về nhu cầu và mục đích của tƣơng lai trên cơ sở khắc phục và hạn chế tới mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại hay những tồn tại cả về chủ quan và khách quan.

2.2.1. Số lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên trong trường

Trải qua 5 năm xây dựng, phát triển và trƣởng thành, NNL trƣờng ĐHCNHN đã có những chuyển biến, số lƣợng nhân lực ngày một tăng lên, tỷ tệ

thuận với đội ngũ nhân lực có chất lƣợng, có trình độ cao cũng đƣợc tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ tăng bình quân hàng năm vẫn chƣa thực sự đáp ứng so với nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng.

Bảng 2.2. Số liệu lao động của trƣờng năm 2014 Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Giảng viên 1.450 80,29% Cán bộ quản lý 85 4,71% Nhân viên 271 15% Tổng số 1.806 100% (Nguồn: Phòng TCHC, Trường ĐHCNHN)

Về đội ngũ giảng viên, cán bộ,viên chức của Trƣờng tính đến 31/12/2014 có tổng số 1.806 cán bộ, công nhân viên chức. Trong đó:

+ Cán bộ hành chính (gồm CBQL và nhân viên): 356 ngƣời chiếm 19,71% + Nhà Trƣờng có 1.450 giảng viên , chiếm 80,29%

Nhƣ vậy giảng viên làm công tác giảng dạy của trƣờng chiếm đa số, nhiều hơn số cán bộ, công nhân viên trong trƣờng rất nhiều. Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy, số lƣợng cán bộ, công nhân viên chƣa bằng 1/4 số lƣợng giảng viên. Có thể nói, nhà trƣờng rất chú trọng vào đội ngũ giảng viên trong trƣờng.

Để phân tích tính hợp lý về số lƣợng giảng viên cũng nhƣ cán bộ công nhân viên trong trƣờng, tác giả sẽ phân tích số lƣợng giảng viên cần thiết tính theo định mức giờ giảng trong năm cũng nhƣ số lƣợng NNL cần thiết theo tỷ lệ về SV/GV, CBHC/GV.

Số lượng giảng viên cần thiết tính theo định mức giờ chuẩn

Ƣớc tính mỗi năm trƣờng ĐHCNHN có khoảng 1.050 lớp x 400 giờ/ lớp, Tổng số giờ trong một năm 420.000 giờ.

Số GV cần thiết đƣợc tính bằng tổng số giờ trong 1 năm chia cho Số giờ định mức. Theo thông tƣ liên tịch số 06/2011/ TTLT-BNV ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục đào tạo “Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ, trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng”; Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đƣợc quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy cho chức danh Giảng viên: 280 giờ chuẩn/ năm;

Số giảng viên cần thiết là đƣợc tính

420.000giờ/280 giờ = 1.500 (giảng viên).

Trong khi đó Trƣờng hiện tại có 1.450 giảng viên. Nhƣ vậy về số lƣợng giảng viên nhà trƣờng vẫn chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu. Dựa vào số giờ giảng trong năm của từng khoa, có thể tổng hợp trong bảng thống kê sau:

Bảng 2.3: Số lƣợng giảng viên các khoa, trung tâm trƣờng ĐHCNHN

Các Khoa Số giảng viên Thừa Thiếu

1.Khoa Cơ khí 143 0 5 2.Khoa CNTT 113 0 5 3.Khoa Điê ̣n 129 0 2 4.Khoa Điê ̣n tƣ̉ 78 0 4 5.Khoa Kế toán Kiểm toán 187 0 0 6.Khoa Quản lý kinh doanh 198 0 0 7.Khoa Du li ̣ch Sƣ pha ̣m 72 0 0 8.Khoa CN Ôtô 36 0 3 9.Khoa CN Hóa 41 0 3 10.Khoa CN May và TKTT 34 0 0 11.Khoa GDTC-QP,AN 32 0 2 12.Khoa Khoa ho ̣c cơ bản 50 0 5 13.Khoa LL chính tri ̣ - Pháp luật 52 0 4 14.Khoa ĐT Hơ ̣p tác quốc tế 9 0 0 15.TT Đào ta ̣o lái xe 15 0 2 16.TT Cơ khí Viê ̣t-Hàn 34 0 0 17.TT Viê ̣t-Nhâ ̣t 18 0 3 18.TT Ngoa ̣i ngƣ̃- Tin ho ̣c 24 0 2 19.TT Đào ta ̣o thƣờng xuyên 7 0 0

20.Khoa Ngoại ngữ: 178 0 10

Tổng số 1.450 0 50

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Có thể nói nếu tính toán số lƣợng giảng viên để đáp ứng đƣợc số giờ giảng 1 năm thì một số khoa, trung tâm đã đủ số lƣợng giảng viên nhƣng vẫn còn khoa thiếu hụt giảng viên rất nhiều. Vì vậy trong những năm tới, Nhà trƣờng cần có biện pháp thu hút, tuyển dụng thêm.

Số lượng giảng viên, cán bộ quản lý cần thiết tính theo tỷ lệ sinh viên/giảng viên và tỷ lệ CBQL/GV

Quy mô đào tạo của nhà trƣờng đang đƣợc mở rộng, nhà trƣờng cũng có chính sách tăng cƣờng, mở rộng các loại hình đào tạo mới, các chƣơng trình hợp tác quốc tế, đồng nghĩa với số lƣợng sinh viên, học viên trong tƣơng lai sẽ ngày một tăng. Điều này sẽ dẫn đến xu thế phải tăng lƣợng cán bộ giảng dạy để đảm bảo chất lƣợng đào tạo.

Bảng 2.4. Thống kê số lƣợng giảng viên và số lƣợng sinh viên trƣờng ĐHCNHN một số năm học

Năm học Số lƣợng GV Số lƣợng Sinh viên Tỉ lệ SV/GV (đã quy đổi) 2008-2009 1.146 38.841 30,89 2009-2010 1.258 45.764 30,38 2010-2011 1.306 53.154 30,70 2011-2012 1.370 53.520 29,07 2012-2013 1.412 52.110 26,91 2013-2014 1.450 53.116 26,63

(Nguồn: Phòng Đào tạo trường ĐHCNHN)

Qua báo cáo năm học gửi Bộ Giáo dục và đào tạo, trong 6 năm số lƣợng cán bộ giảng dạy nhà trƣờng dù tăng trên 3.000 ngƣời, tỷ lệ SV/GV cũng đã giảm dần nhƣng vẫn rất lớn. Giai đoạn 2008-2011 trƣờng phát triển với tốc độ nhanh chóng đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt đội ngũ giảng viên. Trong khi tỷ lệ SV/GV bình quân

cả nƣớc giảm dần đến năm 2010 chỉ còn 28/1 và năm 2014 chỉ còn 22,5/1 thì trƣờng ĐHCNHN tỷ lệ 30/1 năm học 2010-2011 và đến năm học 2013-2014 vẫn rất cao 26,63/1. Nếu tính theo phƣơng pháp này, có thể thấy rằng số lƣợng giảng viên (đặc biệt là giảng viên có trình độ) đang thiếu hụt rất nhiều.

Nguyên nhân của thực trạng trên là việc chúng ta mở rộng “quy mô nhƣng không tính đến chất lƣợng nguồn lực”. Quy mô trƣờng ngày càng mở rộng trong khi Nhà trƣờng chƣa có chiến lƣợc phát triển đội ngũ, không bổ sung kịp thời. Điều này cho thấy, nhà trƣờng cần có một chiến lƣợc đào tạo, tuyển dụng, bồi dƣỡng, sử dụng giảng viên đại học sao cho số lƣợng giảng viên luôn đáp ứng kịp thời với quy mô, đảm bảo chất lƣợng đào tạo.

Theo báo cáo năm học gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, ta có bảng thống kê về số lƣợng cán bộ quản lý và phục vụ, số lƣợng giảng viên nhƣ sau:

Bảng 2.5. Thống kê số lƣợng GV, CBQL và số lƣợng sinh viên trƣờng ĐHCNHN một số năm học Năm học Số lƣợng CBQL Số lƣợng GV Số lƣợng SV Tỷ lệ SV/CBQL Tỷ lệ GV/CBQL 2008-2009 68 1.146 38.841 571,191 16,853 2009-2010 72 1.258 45.764 635,611 17,472 2010-2011 77 1.306 53.154 690,312 16,961 2011-2012 78 1.370 53.520 686,154 17,564 2012-2013 82 1.412 52.110 635,488 17,220 2013-2014 85 1.450 53.116 624,894 17,059 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Ta thấy tỷ lệ SV/CBQL và tỷ lệ GV/CBQL tăng dần trong 5 năm qua, con số ngày càng gần với mục tiêu chiến lƣợc của trƣờng. So với tiêu chuẩn tỷ lệ GV/CBQL 70/20 (tƣơng đƣơng 3,5/1) nhà trƣờng cũng đang ở mức cao khoảng 17/1. Nhƣ vậy, bên cạnh việc cần thiết có chiến lƣợc tuyển dụng giảng viên, giảm tỷ lệ SV/GV thì phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là một yêu cầu cấp thiết

Qua kết quả thống kê về sự phát triển số lƣợng nhân lực của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà nội, tổng số cán bộ, giảng viên tuy có tăng lên song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng của nhà trƣờng.

* Nguyên nhân

Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội lên đại học mới 10 năm tuy nhiên Nhà trƣờng đã lớn mạnh và phát triển không ngừng. Đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện của các bộ ngành liên quan, nhà trƣờng đã nhanh chóng ổn định tổ chức và có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng phát triển các chƣơng trình đào, đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên rất nhiều, kể cả việc nhà trƣờng còn bị sức ép tuyển dụng vì các mối quan hệ. Song không phải đối tƣợng nào cứ học xong đại học hoặc có bằng sƣ phạm là có thể giảng dạy đƣợc tại trƣờng vì vậy số lƣợng tuyển vào trƣờng cũng đã có sự chọn lọc nên hạn chế. Hơn nữa, do thời gian ngắn trong lúc đó quy mô đào tạo phát triển đòi hỏi nhanh là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thiếu hụt NNL trong trƣờng.

Tình hình trên đây trƣớc hết là do công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên trên cơ sở kế hoạch phát triển quy mô đào tạo, bồi dƣỡng của Nhà trƣờng chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để. Trong 5 năm trở lại đây số lƣợng giảng viên đã tăng song vẫn còn thiếu 50 giảng viên, chủ yếu là thiếu giảng viên có kinh nghiệm thực tế trong công tác giáo dục, và cơ cấu giảng viên/cán bộ quản lý còn chƣa hợp lý.

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác là do đặc thù của ngành mức lƣơng không cao nhƣng phải có trình độ chuyên môn nên rất khó tuyển dụng khi cần thiết. Một nguyên nhân khác nữa là công tác dự báo phát triển dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực hàng năm, dự báo trung hạn và dài hạn chƣa thực sự có hiệu quả, chƣa thật sự gắn kết với nhau để tạo nên một sự phát triển đồng bộ, việc tăng quy mô đào tạo đại học còn mang tính tự phát.

2.2.2. Cơ cấu NNL trường ĐHCNHN

Bảng 2.6: Cơ cấu theo độ tuổi

Tổng số < 30 tuổi 31- 40 tuổi 41-50 tuổi 51 - 60 tuổi

1806

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 491 27,19 522 28,9 450 24,9 343 19,01

(Nguồn: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội)

Qua số liệu thống kê về độ tuổi NNL của trƣờng ĐHCNHN cho thấy:

Ở độ tuổi 51 đến 60 tuổi có 343 ngƣời chiếm tỷ lệ 19,01%. Đây là nguồn nhân lực có thâm niên nghề nghiệp cao, đƣợc đào tạo chuẩn và trên chuẩn, phần lớn trong số đó hiện đang giữ cƣơng vị chủ chốt lãnh đạo của Nhà trƣờng, là lực lƣợng giảng viên đầu đàn, giảng viên chính của nhà trƣờng. Tuy nhiên NNL này sắp đến tuổi về hƣu nên cần phải có lực lƣợng kế cận kịp thời.

NNL có độ tuổi từ 41 - 50 tuổi có 450 ngƣời chiếm tỷ lệ 24,9%. Đây là lực lƣợng nòng cốt vì phần lớn NNL này là giảng viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn quy định, độ tuổi chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã đƣợc khẳng định. trong số đó có trình độ Thạc sĩ và vẫn còn khả năng tiếp tục đƣợc đào tạo bồi dƣỡng lên trình độ cao hơn. Đội ngũ này nếu đƣợc quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến chất lƣợng của thế hệ trẻ

NNL độ tuổi từ 31 - 40 tuổi có 522 ngƣời chiếm tỷ lệ khá lớn 28,9%. Phần lớn trong số này có thâm niên nghề nghiệp trên 10 năm giảng dạy, có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình hăng say công tác, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh tri thức hiện đại.

NNL dƣới 30 tuổi có 491 ngƣời chiếm tỷ lệ 27,19%. Đây là lực lƣợng hết sức quan trọng trong NNL chung của nhà trƣờng, với sức trẻ, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, có trình độ ngoại ngữ, tin học, là lực lƣợng nòng cốt gánh vác sứ mệnh của nhà trƣờng trong tƣơng lai. Phần lớn đội ngũ này đƣợc tuyển dụng trong vòng 7 năm trở lại đây, đó là những sinh viên khá, giỏi đƣợc đào tạo từ các trƣờng đại học lớn trong nƣớc nhƣ trƣờng ĐH Ngoại thƣơng, đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách Khoa……... NNL này rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dƣỡng nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn tới. Với

sức trẻ, nhạy bén và những điều kiện thuận lợi họ sẽ vƣơn lên nhanh chóng, là nguồn bổ sung, thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ nhân lực đã trên 50 tuổi của nhà trƣờng.

Hạn chế lớn nhất của NNL dƣới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong công việc, , họ chƣa đƣợc rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan. Điều này có thể khắc phục đƣợc nếu các cấp quản lý trong trƣờng quan tâm, tạo điều kiện và có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn giúp họ nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, giảng viên đầu đàn, có trình độ chuyên môn cao quan tâm giúp đỡ để họ phát triển.

2.2.2.2. Về thâm niên công tác

Bảng 2.7 Tổng hợp thâm niên công tác tính đến 31/12/2014 Đối tƣợng

Số

lƣợng <5 năm 5 – 10 năm 11- 20 năm

21 - 30 năm 31 - 40 năm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Giảng viên 1.450 613 42.28% 655 45.17% 133 9.17% 33 2.28% 16 1,10% Cán bộ hành chính 356 133 37.36% 139 39.04% 56 15.73% 15 4.21% 13 3,65% Tổng số 1.806 746 41.31% 794 43.96% 189 10.47% 48 2.66% 29 1,61%

(Nguồn: Phòng HC-TC Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội)

Kết quả thống kê trên cho thấy: NNL có thâm niên dạy dƣới 5 năm chiếm đa số (41,31%) trong tổng số cán bộ công nhân viên của nhà trƣờng. Hầu hết NNL này mới đƣợc tuyển dụng trong vòng 4 năm trở lại đây. Tuy họ có sức trẻ và lòng nhiệt tình trong công tác nhƣng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, còn nhiều hạn chế về kỹ năng sống, phẩm chất chính trị chƣa thật sự ổn định... Vì vậy trong quản lý, các nhà quản lý cần quan tâm giám sát và có kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên để đội ngũ giảng viên trẻ phát huy đƣợc những mặt mạnh của mình.

Số giảng viên có thâm niên từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ rất lớn: 45,17%, và đối với đội ngũ cán bộ hành chính có kinh nghiệm công tác từ 5-10 năm cũng chiếm tới

gần 40% đây là điều kiện rất thuận lợi trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cốt cán, giảng viên đầu đàn trong tƣơng lai của nhà trƣờng.

NNL có thâm niên công tác từ 11 - 20 năm chiếm tỷ lệ 10,47%, đây là số giảng viên, cán bộ quản lý thƣờng có độ tuổi 35 - 45, họ đã ổn định gia đình và thƣờng chuyên tâm đến vấn đề giảng dạy nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ.

Số giảng viên có thâm niên từ 21 - 30 năm chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ rất ít 2,66% đây hầu hết là các nhà khoa học của trƣờng đang trong độ chín cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề; NNL có thâm niên từ 31 năm trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ 1,61 % đây là những giảng viên, cán bộ có tuổi đời cao nên điều kiện để họ tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn nhƣ Thạc sĩ, Tiến sĩ ngày càng hạn chế, một số còn ngại sử dụng trang thiết bị hiện đại. Đây là bài toán nan giải mà các nhà quản lý Trƣờng Đại học Đại học Công nghiệp Hà Nội phải có kế hoạch bồi dƣỡng , động viên nhất là việc giảng viên sử dụng các phƣơng tiện thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phƣơng pháp giảng dạy - vấn đề mà toàn ngành Giáo dục đang tích cực phấn đấu thực hiện.

2.2.2.3. Về cơ cấu giới tính

Bảng 2.8 Cơ cấu giảng viên theo giới tính

Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 1.391 1.505 1575 1.647 1.714 1.806 Số giảng viên 1.146 1.258 1.306 1.370 1.412 1.450 Tỉ lệ giảng viên nữ 53,14% 54,27% 54,15% 55,98% 56,24% 55,48%

(Nguồn: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nộit)

Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong một tổ bộ máy, tổ chức có ảnh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp hà nội giai đoạn 2014 2020 (Trang 43 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)