3.4.3.1. Tính cấp thiết
Bảng 3.1. Bảng kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp
TT Biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Tổng điểm Xếp thứ Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết 1 Tổ chức các hoạt độngnâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các môn 15 0 0 20 (100%) 1
90 TT Biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Tổng điểm Xếp thứ Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết KHCB cho mọi đối
tượng trong Nhà trường
2
Tăng cường QL công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học 9 1 0 19 (95%) 2 3 Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo của người học 9 1 0 18 (90%) 3 4 Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý
8 2 0 18
(90%) 3
5
QL chất lượng hoạt động giảng dạy của GV
7 3 0 17
(85%) 4
6
Tổ chức QL các thiết bị, phương tiện dạy học
9 1 0 18
91
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
Nhận xét: Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất trên cho thấy:
Cả 6 biện pháp trên không có phiếu nào bị đánh giá “chưa cấp thiết”. Chỉ có biện pháp 1 “Tổ chức các hoạt độngnâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các môn KHCB cho mọi đối tượng trong Nhà trường” được đánh giá 100% ở mức “rất cấp thiết” và được xếp thứ 1.
Như vậy nhiệm vụ Tổ chức các hoạt độngnâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các môn KHCB cho mọi đối tượng trong Nhà trường là rất cấp thiết và cần thực hiện thường xuyên liên tục.
Biện pháp 5 “QL chất lượng hoạt động giảng dạy của GV” được đánh giá 85% ở mức “rất cấp thiết” và được xếp thứ 4, thứ sau cùng trong 6 biện pháp trên. Tóm lại, cả 6 biện pháp trên được đánh giá mức “rất cấp thiết” rất cao đạt từ 85% đến 100%, như vậy cả 6 biện pháp trên đều rất cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các môn KHCB ở Trường ĐHHB.
92
3.4.3.2. Tính khả thi
Bảng 3.2. Bảng kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp đề xuất Tính khả thi Tổng điểm Xếp thứ Rất khả thi Khả thi Chưa khả thi 1 Tổ chức các hoạt độngnâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các môn KHCB cho mọi đối tượng trong Nhà trường
10 0 0 20
(100%) 1
2
Tăng cường QL công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học 10 0 0 20 (100%) 1 3 Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo của người học
9 1 0 19
(95%) 2
4
Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý
7 2 1 15
(75%) 5
5
QL chất lượng hoạt động giảng dạy của GV
8 2 0 18
(90%) 3
6
Tổ chức QL các thiết bị, phương tiện dạy
học 8 1 1
16
93
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Nhận xét: Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất như trên chứng minh rằng:
Cả 6 biện pháp trên đều có tính khả thi.
Biện pháp 1 “Tổ chức các hoạt độngnâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các môn KHCB cho mọi đối tượng trong Nhà trường” và Biện pháp 2 “Tăng cường QL công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học” đã được các chuyên gia đánh giá 100% ở mức “rất khả thi”.
Tuy nhiên còn một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của biện pháp 4 “Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý” và biện pháp 6 “Tổ chức QL các thiết bị, phương tiện dạy học”.
94
3.4.3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.3. Bảng tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Tính khả thi Tổng điểm Xếp thứ Tổng điểm Xếp thứ 1 Tổ chức các hoạt độngnâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các môn KHCB cho mọi đối tượng trong Nhà trường 20 (100%) 1 20 (100%) 1 2
Tăng cường QL công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học 19 (95%) 2 20 (100%) 1 3 Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo của người học
18 (90%) 3 19 (95%) 2 4 Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý
18
(90%) 3
15
(75%) 5 5 QL chất lượng hoạt động
giảng dạy của GV
17 (85%) 4 18 (90%) 3 6 Tổ chức QL các thiết bị,
phương tiện dạy học 18
(90%) 3
16
95
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Nhận xét: Qua bảng tương quan giữa “tính cấp thiết” và “tính khả thi” của các biện pháp đề xuất cho thấy mức độ đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết 6 biện pháp trên khá tương đồng với nhau và về đánh giá chung thì các biện pháp đều thể hiện được tính khả thi và tính cấp thiết rất tốt.
Biện pháp 1 được đánh giá ở mức tối đa cả 2 tiêu chí “tính cấp thiết” và “tính khả thi”.
Biện pháp 2 được đánh giá “tính cấp thiết” ở mức 95% và đánh giá “tính khả thi” ở mức tối đa.
Biện pháp 3 được đánh giá “tính cấp thiết” ở mức 90% và đánh giá “tính khả thi” ở mức 95%.
Biện pháp 4 cũng được đánh giá “tính cấp thiết” ở mức 90% và nhưng đánh giá “tính khả thi” chỉ ở mức thấp nhất là 75%.
Biện pháp 5 được đánh giá “tính cấp thiết” ở mức 85% và đánh giá “tính khả thi” ở mức 90%.
96
Biện pháp 6 cũng được đánh giá “tính cấp thiết” ở mức 90% và đánh giá “tính khả thi” ở mức 80%.
Kết luận chương 3
Dựa vào cơ sở lý luận và thực trạng QL dạy học các môn KHCB của Trường ĐHHB trong những năm vừa qua, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp QL áp dụng cho Trường trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp nhằm khắc phục những yếu điểm và giải quyết những vấn đề phát sinh trong công tác QL hoạt động dạy học, đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu của mục đích QL và thực trạng QL dạy học các môn KHCB. Thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời cũng sẽ nâng cao hiệu quả QL hoạt động dạy học các môn KHCB.
Qua khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi, các biện pháp đã đề xuất trong luận văn là cấp thiết, hợp lý và có tính khả thi. Tuy vậy, khi thực hiện các biện pháp trên cần có sự kết hợp linh hoạt, đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác QL cũng như chất lượng dạy học các môn KHCB ở Trường ĐHHB.
97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Với xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay để mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cao thì một yêu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp là phải đầu tư công nghệ, phương tiện, thiết bị hiện đại và điều quan trọng nhất là cần có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao đó chủ yếu là nguồn từ các trường đại học. Vì vậy, để đào tạo được những cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ ... có năng lực phù hợp với yêu cầu cao của xã hội, ngoài kiến thức chuyên ngành ra, hệ thống kiến thức từ các môn KHCB đã góp phần hoàn thiện năng lực toàn diện của mỗi SV sau khi tốt nghiệp. Do đó, hoạt động dạy học các môn KHCB trong mỗi trường học cần phải được nhận thức đúng đắn và công tác QL dạy học các môn học này cũng phải được chú trọng. Từ đó, chúng ta có những điều kiện tốt nhất trang bị cho SV những kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực phù hợp để dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc hiện đại nhưng nhiều biến động hiện nay.
Trong thời gian qua, Trường ĐHHB đã đưa ra một số biện pháp QL đặc biệt là QL hoạt động dạy, mặc dù đã cố gắng tổ chức thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp QL, nhưng do thực trạng và những tồn tại mang tính khách quan cũng như chủ quan của Nhà trường mà hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao, chưa đạt kết quả như mục tiêu đã đề ra.
QL dạy học là mục tiêu trung tâm của QL trường đại học. Các môn KHCB là các môn tạo nền tảng cho việc học tập các môn cơ sở ngành và chuyên ngành. Ở Trường ĐHHB, QL hoạt động dạy học các môn KHCB là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của các nhà QL: Trưởng khoa, bộ môn, GV tại Nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Căn cứ vào thực trạng QL dạy học các môn KHCB ở Trường ĐHHB, từ những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội và từ đặc
98
điểm, tình hình thực hiện nhiệm vụ dạy học hiện nay của Nhà trường, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp QL dạy học các môn KHCB như sau:
1) Tổ chức các hoạt độngnâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các môn khoa học cơ bản cho mọi đối tượng trong nhà trường
2) Tăng cường QL công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
3) Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo của người học
4) Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý
5) QL chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên 6) Tổ chức QL các thiết bị, phương tiện dạy học
Sau khi đề xuất các biện pháp chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu trưng cầu ý kiến các cán bộ QL ở Trường ĐHHB, kết quả cho thấy đa số đều tán thành và ủng hộ các biện pháp QL dạy học các môn KHCB do tác giả đề xuất. Điều đó chứng tỏ các biện pháp nêu trên là cần thiết và có tính khả thi.
Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã đạt được. Đề tài luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt. 2. Khuyến nghị
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và QL dạy học các môn KHCB ở Trường ĐHHB tác giả xin kiến nghị:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện phân cấp QL mạnh mẽ hơn nữa, quan tâm tới sự ổn định và phát triển của các Trường đại học nói chung và Trường ĐHHB nói riêng.
Sửa đổi bổ sung cơ chế QL, các chính sách, chế độ đối với các Trường đại học nói chung và Trường đại học ngoài công lập nói riêng phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
99
2.2. Đối với Trường Đại học Hòa Bình
Có kế hoạch triển khai và ứng dụng các biện pháp đã được đề xuất để QL dạy học đạt kết quả cao hơn góp phần thực hiện được mục tiêu đào tạo của Nhà trường.
Đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị cần thiết phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho dạy học môn Tiếng Anh, môn Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục thể chất.
Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách đãi ngộ, nhất là chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích CBGV yên tâm công tác, đồng thời thu hút những CBGV có năng lực, trình độ cao về công tác tại Nhà trường.
Có kế hoạch cụ thể và lâu dài xây dựng đội ngũ CBQL từ cấp Tổ trưởng bộ môn, đội ngũ GV cơ hữu đủ mạnh để có thể đảm đương được công tác giảng dạy hiện tại và tương lai.
Có chế độ khen thưởng cho tập thể, cá nhân là CBQL, HSSV có những thành tích xuất sắc, đồng thời có những hình thức xử lý kỷ luật đối với CBQL, GV, SV vi phạm nội quy, quy chế của Trường, của Bộ GD&ĐT.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aunapu (1979), Quản lý là gì ?, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường
Cán bộ Quản lý Giáo dục - Đào tạo TƯ1, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kì đổi mới, Nhà xuất bản Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, Hà Nội.
5. C. Mác – Ph. Ăngghen toàn tập (1993), Bản tiếng việt, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Chính (2002), Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Chính (2008), “Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục”, Tập bài giảng dành cho Cao học QLGD Khoa Sư phạm, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
8. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật,
Hà Nội.
11. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh¸ Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về Quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
13. Đặng Xuân Hải (2013), Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội.
101
14. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
15. Harold Koontz, Cyril O’donnell, Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cối lõi của quản lý, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
16. M.I. Kônđacốp (1984), Những cơ sở lý luận quản lý trường học, Trường
Cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo TƯ, Hà Nội.
17. Lê Ngọc Hùng (2009), Xã hội học giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương Khoa học quản lý, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý đại cương, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học giáo dục, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
22. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập 1, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
23. Paul Hersey và Ken Blanc Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Hoàng Phê (Chủ biên) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học,
Nxb Đà Nẵng.
25. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Hà Nội.
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật giáo dục sửa đổi, Nhà xuất bản Giáo dục.
102
28. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. V.G.Aphanaxev (1979), Con người trong quản lý xã hội, tập 2, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội.
30. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.