Quản lý CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 40 - 130)

QL CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học các môn KHCB đảm bảo các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học các môn KHCB.

31

- Tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng, thiết kế các nội quy, hướng dẫn sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật.

- QL CSVC, thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học (Trường, lớp, bàn ghế, bảng phấn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống âm thanh, hệ thống thông tin, phòng máy, phòng chức năng, thư viện ...). 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học ở đại học

Với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Từ nền tảng đó, cũng với những biến đổi lớn lao về chính trị xã hội vào các thập kỷ qua, xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới. Ở Việt Nam, sau một phần tư thế kỷ thực hiện đường lối “đổi mới”, chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được nhiều thành quả khả quan. Nước ta không chỉ có sự đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, mà còn có hướng hội nhập, toàn cầu hóa. Thời kỳ mới này cũng làm cho nền giáo dục đại học của nước ta chuyển sang giai đoạn mới, mang những đặc trưng mới về sứ mạng, cơ cấu, chức năng ...

Do vậy, đối với quản lý hoạt động dạy học ở đại học cũng có những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ.

1.5.1. Yếu tố khách quan

Các yếu tố về thể chế xã hội như: Pháp luật, Nghị quyết của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục, các điều lệ, quy chế của Bộ GD&ĐT. Những yếu tố khách quan này đã giúp Hiệu trưởng Nhà trường và CBGV có cơ sở xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.

Môi trường tự nhiên và xã hội cũng tác động đến việc QL hoạt động dạy học, như những vấn đề: Kinh tế thế giới; Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; Sự phát triển của khoa học công nghệ; Văn hóa xã hội...

32

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Chiến lược đào tạo: mục tiêu, mô hình đào tạo của trường, nội dung, chương trình, giáo trình của trường.

Yếu tố về người dạy: Năng lực của đội ngũ GV giảng dạy ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

Yếu tố về người học: Chất lượng đầu vào của SV mỗi trường, xuất thân của SV từ các vùng miền và đặc biệt là nhận thức tầm quan trọng của các môn học trong chương trình đào tạo.

Yếu tố về năng lực QL hoạt động dạy học của đội ngũ CBQL trong mỗi trường đại học, muốn QL tốt thì trước hết CBQL trong nhà trường cần phải nhận thức tốt về tầm quan trọng của công tác này và hiểu được đặc thù, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của từng môn học trong chương trình đào tạo các ngành nghề.

Yếu tố về tài chính, CSVC, thiết bị dạy học đầu tư cho hoạt động dạy học. CSVC và thiết bị dạy học chính là những phương tiện quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển chung của các thành tố trong quá trình dạy học.

Cơ chế QLGD cũng có ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của các trường đại học, cho phép các trường hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả.

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1, tác giả đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến QL, QLGD, QLNT và QL dạy học. Các khái niệm cơ bản trên là cơ sở lý luận giúp tác giả tiến hành khảo sát thực trạng QL hoạt động dạy học các môn KHCB tại Trường ĐHHB, từ đó đề xuất ra các biện pháp QL dạy học. Phần khảo sát thực trạng, tác giả sẽ tiếp tục trình bày tại Chương 2.

33 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN

KHOA HỌC CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 2.1. Khái quát về Trường Đại học Hòa Bình và Khoa cơ bản của Trường

2.1.1. Trường Đại học Hòa Bình 2.1.1.1. Lịch sử hình thành 2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Cách đây hơn 9 năm, một nhóm các nhà tâm huyết đồng ý tưởng đầu tư xây dựng một trường đại học chất lượng quốc tế ở Việt Nam đã gặp nhau dưới sự bảo trợ của Hội Hóa học Việt Nam và địa điểm đầu tiên được giới thiệu lập trường là thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tên địa danh, nội dung đào tạo chính về công nghệ và xu thế thành lập trường có tổ chức bảo trợ đã tạo nên dự án xây dựng Trường đại học dân lập Công nghệ Vĩnh Phúc, gọi tắt là Trường VPUT. Dự án VPUT đã được giới thiệu với một số trường quốc tế và được trình các cấp theo quy định.

Để phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học ngoài công lập trên cả nước, được sự định hướng của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và đặc biệt được sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo Đảng và Chính quyền tỉnh Hòa Bình, tháng 4 năm 2006, Hội đồng sáng lập trường và Hội hóa học Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT cho phép chuyển địa điểm mở trường đại học từ Vĩnh Phúc sang tỉnh Hòa Bình, chuyển hình thức trường dân lập sang trường tư thục và đổi tên Dự án thành Dự án Trường Đại học tư thục Hòa Bình, gọi tắt là Dự án trường HBU. Hội đồng sáng lập VPUT chuyển thành Hội đồng sáng lập HBU.

Cuối năm 2006 Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho thành lập Trường ĐHHB.

Ngày 28/02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Trường ĐHHB được thành lập theo Quyết định số 224/QĐ-TTg.

34

Chức năng, nhiệm vụ của trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các lĩnh vực theo yêu cầu xã hội trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài chính ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, dịch vụ cộng đồng … nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, nâng cao mặt bằng dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Trường hoạt động theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường Đại học và Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học tư thục. Trường không đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu và mục tiêu trên hết là chất lượng giảng dạy, học tập, vì sự tiến bộ của người học và nhu cầu xã hội, giảm tối đa sự đóng góp của người học, đặc biệt là ưu tiên con em các gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số.

Theo đặc trưng của mô hình quan liêu, trong Trường, cán bộ, GV, nhân viên chịu trách nhiệm trước trưởng khoa hoặc trưởng phòng và trưởng khoa hoặc trưởng phòng lại chịu trách nhiệm trước HT.

Thực tế, trong Trường ĐHHB luôn duy trì và phát triển tốt mối quan hệ thân thiện giữa GV và SV, nhà trường và gia đình SV.

Trường ĐHHB đề xướng sự phân công lao động giữa các thành viên bằng cách chuyên môn hóa theo những nhiệm vụ cụ thể dựa vào năng lực và chuyên môn của từng thành viên.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức

 Hội đồng quản trị

 Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng

 Các phòng ban: Phòng Hành chính-Quản trị, Phòng Tài chính - Kế toán,

Phòng Đào tạo, Phòng Công tác Học sinh sinh viên

 Các Khoa : Khoa Cơ bản, Khoa Công nghệ, Khoa Tài chính Kế toán, Khoa Mỹ thuật công nghiệp, Khoa Kiến trúc Xây dựng và Khoa Quan hệ công chúng và truyền thông

35

Năm 2008, Bộ giáo dục và Đào tạo đã cho phép trường được mở thêm 04 ngành đào tạo trình độ đại học, hệ chính quy bao gồm: Công nghệ thông tin; Tài chính ngân hàng; Kế toán và Quản trị kinh doanh (Quyết định số 5241/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2008).

Năm 2009, Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục cho Trường mở thêm 3 ngành đào tạo trình độ đại học chính quy bao gồm: Quan hệ công chúng và truyền thông; Đồ họa và Kỹ thuật điện tử viễn thông và 04 ngành cao đẳng chính quy gồm: Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Kế toán và Tài chính ngân hàng (Quyết định số 921/QĐ-BGDĐT ngày 16/02/2009).

Ngày 16/01/2010, Bộ giáo dục và Đào tạo ra QĐ số 5846/QĐ-BGDĐT chuyển đổi tên ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo Thông thư số 14/2010/TT- BGDĐT. Theo đó, Trường có 08 ngành đào tạo trình độ đại học bao gồm: Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Quản trị kinh doanh; Tài chính – ngân hàng; Kế toán; Kỹ thuật điện tử truyền thông; Quan hệ công chúng; Thiết kế đồ họa và 05 ngành cao đẳng: Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Quản trị kinh doanh; Tài chinh – ngân hàng; Kế toán.

Theo tinh thần Thông thư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 tại Điều 3, khoản 2: “Trường Đại học, Học viện mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng khi ngành đó đã được mở ở trình độ đại học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo”. Năm học 2011, Trường có thêm ngành Cao đẳng Quan hệ công chúng và Truyền thông.

Ngày 3/8/2012, Bộ giáo dục và đào tạo đã giao Trường Đại học Hòa Bình được phép đào tạo thêm ngành Công nghệ đa phương tiện trình độ đại học, hệ chính quy (theo QĐ số 2881/QĐ-BGDĐT).

Ngày 26/3/2013, Bộ giáo dục và Đào tạo ra QĐ số 1086/QĐ-BGDĐT cho phép Trường được đào tạo thêm hai ngành mới Kiến trúc và Thiết kế Nội thất trình độ đại học.

Ngày 6/3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường Đại học Hòa Bình đào tạo các ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và Thiết kế thời trang

36

trình độ đại học chính quy (theo QĐ số 780/QĐ-BGDĐT) nâng số ngành đào tạo của Trường lên 12 ngành đào tạo đại học chính quy, 06 đào tạo cao đẳng chính quy, 04 ngành liên thông từ cao đẳng lên đại học chính quy. Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng và thực hành theo nhu cầu xã hội tạo cho SV tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực làm việc.

Quy mô đào tạo của Trường ngày càng tăng, năm học đầu tiên có 272 SV, nay tổng quy mô của Trường lên hơn 4300 SV, đến từ 61/64 tỉnh thành trong cả nước. Số SV khá giỏi bình quân của các khóa là 44,3%.

Trường đã làm lễ tốt nghiệp cho hơn 2000 SV khóa I, khóa II và III của Trường tốt nghiệp.

Bảng 2.1. Quy mô đào tạo hệ đại học, cao đẳng và liên thông của Trường

Hệ Khóa

Đại học chính quy

Cao đẳng

chính quy Liên thông Tổng số SV

Khóa 1 272 0 0 272 Khóa 2 1.024 235 0 1.259 Khóa 3 698 454 0 1.152 Khóa 4 497 102 0 599 Khóa 5 331 80 231 642 Khóa 6 289 30 60 379 Tổng 3.111 901 291 4.303

(Nguồn: Trích Báo cáo Bộ GD&ĐT của Phòng đào tạo - Trường ĐHHB) Bảng 2.2. Các ngành đào tạo chính quy của Trường

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY MÃ NGÀNH

1. Công nghệ thông tin D480201

2. Công nghệ đa phương tiện D480203 3. Kỹ thuật điện tử, truyền thông D520207

4. Quản trị kinh doanh D340101

5. Tài chính ngân hàng D340201

37

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY MÃ NGÀNH

7. Quan hệ công chúng D360708

8. Thiết kế đồ họa D210403

9. Thiết kế nội thất D210405

10.Thiết kế thời trang D210404

11. Kiến trúc; D580102

12.Kỹ thuật công trình xây dựng D580201

(Nguồn: Báo cáo 2013 Phòng đào tạo- Trường ĐHHB) 2.1.1.5. Cơ sở vật chất của Trường

Bảng 2.3. Bảng thống kê CSVC giáo dục của Trường ĐHHB

STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng

I Diện tích đất đai Ha 61,05 II Diện tích sàn xây dựng m2 4500 1 Giảng đường Số phòng Phòng 17 Tổng diện tích m2 300 2 Phòng học máy tính Số phòng Phòng 05 Tổng diện tích m2 300 3 Phòng học ngoại ngữ Số phòng Phòng 05 Tổng diện tích m2 250 4 Thư viện m2 150 5 Xưởng thực tập, thực hành Số phòng Phòng 02 Tổng diện tích m2 150 6 Hội trường m2 250

38

2.1.2. Khoa Cơ bản của Trường Đại học Hòa Bình 2.1.2.1. Lịch sử hình thành 2.1.2.1. Lịch sử hình thành

Khoa Cơ bản được thành lập ngày 9/6/2008 tại quyết định số 35QĐ- ĐHHB của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Khoa cơ bản là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của Trường. Khoa cơ bản phụ trách hoạt động dạy học các môn KHCB cho các ngành học trong trường.

Hơn 6 năm qua, với sự cố gắng nỗ lực, Khoa đã hoàn thành một khối lượng giảng dạy khá lớn, số khóa Khoa đã giảng dạy là 6 khóa, với tổng số là hơn 4000 SV. Từ năm 2009 đến nay Khoa luôn được công nhận là đơn vị lao động tiên tiến. Khoa đã tham gia tích cực vào các phong trào do Công đoàn tổ chức như: thi đấu cầu lông các trường ĐH, CĐ TP Hà Nội, tham gia các phong trào văn nghệ do Trường tổ chức…

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa

Khoa có chức năng dạy các môn thuộc khối kiến thức KHCB cho tất cả các ngành đào tạo trong trường; nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu chuyên môn; chức năng NCKH, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực chuyên môn của Khoa; QL, điều hành trực tiếp đội ngũ cán bộ, GV.

Khoa có các nhiệm vụ sau đây:

- Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức thực hiện giảng dạy các môn học thuộc Khoa QL và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình. Tham mưu cho Trường bổ sung đề cương chương trình, ngân hàng đề thi; tài liệu; CSVC phục vụ dạy học.

- Tổ chức hoạt động Khoa học: Thực hiện đề tài Khoa học các cấp; hướng dẫn SV NCKH; bồi dưỡng SV giỏi; tham gia công tác phát triển quy mô tuyển sinh đào tạo.

- Tổ chức biên soạn và thẩm định giáo trình, tài liệu tham khảo các môn học do Khoa QL;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên thuộc

39

Khoa; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo. Tiến hành đánh giá định kỳ cán bộ viên chức trong Khoa để phân loại trình độ, sắp xếp công việc, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về đào tạo và NCKH.

- QL và sử dụng có hiệu quả các tài sản, thiết bị, vật tư được trang bị, mua sắm hoặc tiếp nhận từ các nguồn khác nhau theo những quy định chung của Nhà nước và những hướng dẫn cụ thể của Trường;

Hội đồng Khoa học và đào tạo Khoa

Hội đồng Khoa học và đào tạo Khoa là tổ chức tư vấn cho Trưởng Khoa về các vấn đề chiến lược đào tạo và NCKH, được thành lập theo quyết định của HT theo đề nghị của Trưởng Khoa.

Hội đồng Khoa học và đào tạo Khoa có nhiệm vụ tư vấn sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển, xác định các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về tất cả các lĩnh vực công tác trong Khoa;

- Lập quy hoạch cán bộ cho mỗi giai đoạn phát triển của Khoa và lập kế hoạch hàng năm về biên chế, chỉ tiêu cán bộ của Khoa;

- Tham gia xem xét, bổ sung và hoàn thiện chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các môn học khối kiến thức đại cương.

- Tham gia thẩm định các giáo trình, các đề tài NCKH, quy định các sinh hoạt học thuật trong Khoa; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 40 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)