Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 37 - 40)

Hoạt động giảng dạy các môn KHCB thực chất là nhiệm vụ chính của GV trong quá trình dạy học. GV là người truyền đạt kiến thức, những giá trị về tư tưởng và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho SV. Nội dung QL các hoạt động của giảng dạy của GV như sau:

- QL việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy; - QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp;

- QL việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy;

- QL việc cải tiến nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học; - QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV;

- QL hoạt động khoa học, sinh hoạt Tổ chuyên môn;

- QL việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với việc QL hoạt động giảng dạy, người QL phải dựa trên cơ sở Quy chế hướng dẫn của các cấp QL để chỉ đạo trực tiếp hoạt động giảng dạy của từng GV. Căn cứ vào nhiệm vụ và chuẩn nghề nghiệp GV để chỉ đạo hoạt động với những nội dung sau:

28

Thống nhất nhiệm vụ cụ thể cho GV dựa trên cơ sở quy định của các cấp QL trong trường. Chỉ đạo việc xác định những mục tiêu cụ thể cần đạt được cho mỗi môn học và chi tiết cho mỗi bài học mà GV đó phụ trách. Những mục tiêu này đã được thiết kế trong Đề cương môn học và được cụ thể hóa trong quy trình kiểm tra - đánh giá đối với môn học/ bài học.

Chỉ đạo việc lựa chọn những phương thức dạy học phù hợp với nội dung và đặc điểm của môn học. Thống nhất, công khai “Đề cương môn học” trước khi môn học bắt đầu với những yêu cầu cụ thể đối với GV như sau:

- GV cần nắm chắc các nội dung chuyên môn và xác được cấp độ cần thiết của từng nội dung đó để lựa chọn phương thức truyền tải cho người học phù hợp với phương thức dạy học đã lựa chọn.

- GV cần xác định chủ đề, mục tiêu, thời gian, nội dung chính cần giảng trong giờ lên lớp lý thuyết từ đó xây dựng kịch bản cho mỗi giờ lên lớp. - GV biết lựa chon các nội dung, phương thức dạy học (thực hành, thực

tập, thảo luận ...) phụ thuộc vào đặc thù của từng môn học.

- GV xác định nội dung và hướng dẫn cho SV cách tự học, tự nghiên cứu để họ hoàn thành được lượng kiến thức theo yêu cầu của môn học.

b. Phân công giảng dạy cho GV dựa trên cơ sở phát huy mặt mạnh từng GV

- Người QL phải nắm vững chất lượng đội ngũ GV, hiểu được ưu thế, hoàn cảnh gia đình, sức khỏe của từng GV.

- Người QL cần căn cứ vào quyền lợi học tập của SV.

- Người QL cũng cần chú ý tới khối lượng giảng dạy của từng GV.

c. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV

Việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV là thành tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của giờ giảng, do đó việc QL hoạt động giảng dạy của GV cần tập trung vào những công việc sau:

- Yêu cầu GV cùng tổ, nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung Đề cương môn học được phân công. Sau khi trao đổi thảo luận để thống nhất về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình

29

thức tổ chức của từng tiết học từ đó định hướng cho việc soạn giáo án và hoạt động trên lớp.

- Quy định cụ thể về việc sử dụng sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo và các thiết bị hiện có.

- Chỉ đạo tốt việc GV cung cấp cho SV khả năng tìm kiếm và vận dụng linh hoạt kiến thức mới, biết vận dụng và tổng hợp các kiến thức đã học vào quá trình học tập và làm việc, rèn luyện kỹ năng, thái độ.

d. Quản lý tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy

Để QL tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy, người QL cần:

- Hiểu rõ nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của chương trình đào tạo trong trường, nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của môn học, nội dung và phạm vi kiến thức từng môn học.

- Phân phối, cân đối các hoạt động trong năm học, sắp xếp thời gian phù hợp, khoa học để các GV thực hiện đầy đủ chương trình năm học. - Tổng hợp được phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và các

hình thức dạy học của môn học đó.

- Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn thống nhất về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, những cải tiến sửa đổi trong chương trình mới. - Giám sát, theo dõi tình hình thực hiện chương trình dạy học thông qua: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sổ đầu bài, sổ báo giảng, giáo án, lấy ý kiến SV, dự giảng ...

e. Quản lý việc lên lớp của GV

Để QL tốt việc lên lớp cùng với việc tuân thủ theo đề cương môn học và cấu trúc giáo án đã được thông qua, người QL cần chú ý các việc sau:

- Tổ chức việc dự giờ trên lớp, thông qua đó đánh giá kết quả việc chuẩn bị và triển khai bài trên lớp của GV và việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, công nghệ dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. - Thống nhất đánh giá giờ lên lớp và công khai phiếu dự giờ cho mọi đối

30

- Thông qua phỏng vấn SV, lấy ý kiến SV, hòm thư góp ý, đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp, qua các phiếu dự giờ và kết quả học tập của SV, tổng hợp thành thông tin toàn diện về giờ lên lớp của GV để có các biện pháp QL phù hợp.

g. Quản lý hồ sơ của GV

Để QL tốt hồ sơ của GV, người QL cần: Quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ, đồng thời có kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 37 - 40)