Trường Đại học Hòa Bình

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 43 - 48)

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Cách đây hơn 9 năm, một nhóm các nhà tâm huyết đồng ý tưởng đầu tư xây dựng một trường đại học chất lượng quốc tế ở Việt Nam đã gặp nhau dưới sự bảo trợ của Hội Hóa học Việt Nam và địa điểm đầu tiên được giới thiệu lập trường là thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tên địa danh, nội dung đào tạo chính về công nghệ và xu thế thành lập trường có tổ chức bảo trợ đã tạo nên dự án xây dựng Trường đại học dân lập Công nghệ Vĩnh Phúc, gọi tắt là Trường VPUT. Dự án VPUT đã được giới thiệu với một số trường quốc tế và được trình các cấp theo quy định.

Để phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học ngoài công lập trên cả nước, được sự định hướng của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và đặc biệt được sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo Đảng và Chính quyền tỉnh Hòa Bình, tháng 4 năm 2006, Hội đồng sáng lập trường và Hội hóa học Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT cho phép chuyển địa điểm mở trường đại học từ Vĩnh Phúc sang tỉnh Hòa Bình, chuyển hình thức trường dân lập sang trường tư thục và đổi tên Dự án thành Dự án Trường Đại học tư thục Hòa Bình, gọi tắt là Dự án trường HBU. Hội đồng sáng lập VPUT chuyển thành Hội đồng sáng lập HBU.

Cuối năm 2006 Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho thành lập Trường ĐHHB.

Ngày 28/02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Trường ĐHHB được thành lập theo Quyết định số 224/QĐ-TTg.

34

Chức năng, nhiệm vụ của trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các lĩnh vực theo yêu cầu xã hội trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài chính ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, dịch vụ cộng đồng … nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, nâng cao mặt bằng dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Trường hoạt động theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường Đại học và Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học tư thục. Trường không đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu và mục tiêu trên hết là chất lượng giảng dạy, học tập, vì sự tiến bộ của người học và nhu cầu xã hội, giảm tối đa sự đóng góp của người học, đặc biệt là ưu tiên con em các gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số.

Theo đặc trưng của mô hình quan liêu, trong Trường, cán bộ, GV, nhân viên chịu trách nhiệm trước trưởng khoa hoặc trưởng phòng và trưởng khoa hoặc trưởng phòng lại chịu trách nhiệm trước HT.

Thực tế, trong Trường ĐHHB luôn duy trì và phát triển tốt mối quan hệ thân thiện giữa GV và SV, nhà trường và gia đình SV.

Trường ĐHHB đề xướng sự phân công lao động giữa các thành viên bằng cách chuyên môn hóa theo những nhiệm vụ cụ thể dựa vào năng lực và chuyên môn của từng thành viên.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức

 Hội đồng quản trị

 Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng

 Các phòng ban: Phòng Hành chính-Quản trị, Phòng Tài chính - Kế toán,

Phòng Đào tạo, Phòng Công tác Học sinh sinh viên

 Các Khoa : Khoa Cơ bản, Khoa Công nghệ, Khoa Tài chính Kế toán, Khoa Mỹ thuật công nghiệp, Khoa Kiến trúc Xây dựng và Khoa Quan hệ công chúng và truyền thông

35

Năm 2008, Bộ giáo dục và Đào tạo đã cho phép trường được mở thêm 04 ngành đào tạo trình độ đại học, hệ chính quy bao gồm: Công nghệ thông tin; Tài chính ngân hàng; Kế toán và Quản trị kinh doanh (Quyết định số 5241/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2008).

Năm 2009, Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục cho Trường mở thêm 3 ngành đào tạo trình độ đại học chính quy bao gồm: Quan hệ công chúng và truyền thông; Đồ họa và Kỹ thuật điện tử viễn thông và 04 ngành cao đẳng chính quy gồm: Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Kế toán và Tài chính ngân hàng (Quyết định số 921/QĐ-BGDĐT ngày 16/02/2009).

Ngày 16/01/2010, Bộ giáo dục và Đào tạo ra QĐ số 5846/QĐ-BGDĐT chuyển đổi tên ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo Thông thư số 14/2010/TT- BGDĐT. Theo đó, Trường có 08 ngành đào tạo trình độ đại học bao gồm: Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Quản trị kinh doanh; Tài chính – ngân hàng; Kế toán; Kỹ thuật điện tử truyền thông; Quan hệ công chúng; Thiết kế đồ họa và 05 ngành cao đẳng: Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Quản trị kinh doanh; Tài chinh – ngân hàng; Kế toán.

Theo tinh thần Thông thư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 tại Điều 3, khoản 2: “Trường Đại học, Học viện mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng khi ngành đó đã được mở ở trình độ đại học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo”. Năm học 2011, Trường có thêm ngành Cao đẳng Quan hệ công chúng và Truyền thông.

Ngày 3/8/2012, Bộ giáo dục và đào tạo đã giao Trường Đại học Hòa Bình được phép đào tạo thêm ngành Công nghệ đa phương tiện trình độ đại học, hệ chính quy (theo QĐ số 2881/QĐ-BGDĐT).

Ngày 26/3/2013, Bộ giáo dục và Đào tạo ra QĐ số 1086/QĐ-BGDĐT cho phép Trường được đào tạo thêm hai ngành mới Kiến trúc và Thiết kế Nội thất trình độ đại học.

Ngày 6/3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường Đại học Hòa Bình đào tạo các ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và Thiết kế thời trang

36

trình độ đại học chính quy (theo QĐ số 780/QĐ-BGDĐT) nâng số ngành đào tạo của Trường lên 12 ngành đào tạo đại học chính quy, 06 đào tạo cao đẳng chính quy, 04 ngành liên thông từ cao đẳng lên đại học chính quy. Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng và thực hành theo nhu cầu xã hội tạo cho SV tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực làm việc.

Quy mô đào tạo của Trường ngày càng tăng, năm học đầu tiên có 272 SV, nay tổng quy mô của Trường lên hơn 4300 SV, đến từ 61/64 tỉnh thành trong cả nước. Số SV khá giỏi bình quân của các khóa là 44,3%.

Trường đã làm lễ tốt nghiệp cho hơn 2000 SV khóa I, khóa II và III của Trường tốt nghiệp.

Bảng 2.1. Quy mô đào tạo hệ đại học, cao đẳng và liên thông của Trường

Hệ Khóa

Đại học chính quy

Cao đẳng

chính quy Liên thông Tổng số SV

Khóa 1 272 0 0 272 Khóa 2 1.024 235 0 1.259 Khóa 3 698 454 0 1.152 Khóa 4 497 102 0 599 Khóa 5 331 80 231 642 Khóa 6 289 30 60 379 Tổng 3.111 901 291 4.303

(Nguồn: Trích Báo cáo Bộ GD&ĐT của Phòng đào tạo - Trường ĐHHB) Bảng 2.2. Các ngành đào tạo chính quy của Trường

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY MÃ NGÀNH

1. Công nghệ thông tin D480201

2. Công nghệ đa phương tiện D480203 3. Kỹ thuật điện tử, truyền thông D520207

4. Quản trị kinh doanh D340101

5. Tài chính ngân hàng D340201

37

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY MÃ NGÀNH

7. Quan hệ công chúng D360708

8. Thiết kế đồ họa D210403

9. Thiết kế nội thất D210405

10.Thiết kế thời trang D210404

11. Kiến trúc; D580102

12.Kỹ thuật công trình xây dựng D580201

(Nguồn: Báo cáo 2013 Phòng đào tạo- Trường ĐHHB) 2.1.1.5. Cơ sở vật chất của Trường

Bảng 2.3. Bảng thống kê CSVC giáo dục của Trường ĐHHB

STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng

I Diện tích đất đai Ha 61,05 II Diện tích sàn xây dựng m2 4500 1 Giảng đường Số phòng Phòng 17 Tổng diện tích m2 300 2 Phòng học máy tính Số phòng Phòng 05 Tổng diện tích m2 300 3 Phòng học ngoại ngữ Số phòng Phòng 05 Tổng diện tích m2 250 4 Thư viện m2 150 5 Xưởng thực tập, thực hành Số phòng Phòng 02 Tổng diện tích m2 150 6 Hội trường m2 250

38

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)