Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 62 - 69)

2.3.2.1. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên

Việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp là một khâu quan trọng trong hoạt động giảng dạy của GV. Việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp đã thể hiện tư duy

53

sâu sắc, sự lựa chọn và quyết định của GV về nội dung. Từ đó GV lựa chọn phương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng SV và thống nhất với yêu cầu của chương trình.

Việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV có thể thực hiện theo kế hoạch nhất định và có hiệu quả. Trong nhà trường, HT là người phân công trách nhiệm cụ thể cho từng GV và tạo mọi điều kiện cho họ hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, HT có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, động viên, khuyến khích và điều chỉnh kịp thời những sai sót. Muốn làm tốt công tác này, nhà trường cần tổ chức những buổi tập huấn bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp cho GV để học được thường xuyên cập nhật và tiếp nhận với những thay đổi và phát triển không ngừng của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới.

Bảng 2.14. Thực trạng QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Đề ra những quy định cụ thể thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy

0 0 40 50 9 36 5 14

2

Tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất bài giảng của GV

0 0 67 36 25 45 8 18

3

Kiểm tra việc sử dụng tài liệu chính và tài liệu tham khảo

0 0 33 36 58 55 8 9

4

Bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị lên lớp

54 TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 5 Sử dụng kết quả kiểm tra

trong đánh giá GV 0 0 25 36 58 55 17 9 Nhận xét: Kết quả khảo sát thực trạng QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV ở bảng trên cho chúng ta thấy:

Việc đề ra những quy định cụ thể thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy chỉ được đánh giá 40% đến 50% là tốt, trong đó vẫn có đến 14% GV đánh giá tiêu chí này chưa tốt.

Đặc biệt hai tiêu chí Tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất bài giảng của GV và Bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị lên lớp còn có 18% GV đánh giá là chưa làm tốt.

Hai tiêu chí “Kiểm tra việc sử dụng tài liệu chính và tài liệu tham khảo và Sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá GV” thì chỉ có từ 25% đến 36% CBQL và GV đánh giá làm tốt.

2.3.2.2. Quản lý nề nếp lên lớp và việc vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học của GV

QL nề nếp lên lớp là xây dựng tập thể nhà trường ổn định cao về tổ chức hoạt động sư phạm và xây dựng môi trường nhà trường mang tính giáo dục cao. Đồng thời, chính nhiệm vụ QL giờ lên lớp là nhiệm vụ QL cơ bản và quan trọng của quá trình dạy học trong mỗi nhà trường nhằm đạt mục tiêu mỗi môn học.

Trong quá trình QL hoạt động dạy học nói chung và QL giờ lên lớp nói riêng, HT phải có những biện pháp tác động cụ thể, linh hoạt và kịp thời tới các đối tượng liên quan để nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ lên lớp.

55

Bảng 2.15. Thực trạng QL nề nếp lên lớp và việc vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học của GV

T T Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của GV

8.3 9.5 58.3 52.4 33.4 38.1 0 0 2 Có kế hoạch QL giờ

lên lớp của GV 8.3 9.1 50 50 41.7 40.9 0 0 3 Thường xuyên kiểm

tra đối chiếu sổ đầu bài với sổ báo giảng, kế hoạch giảng dạy

0 0 66.7 54.5 25 36.4 8.3 9.1 4 Tổ chức dạy thay, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dạy bù kịp thời 8.3 4.7 66.7 61.9 16.7 28.7 8.3 4.7 5 Nâng cao nhận thức

về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học

0 0 66.7 54.5 25 36.4 8.3 9.1

6 Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại

8.3 4.7 58.4 47.7 25 42.9 8.3 4.7 7 Thường xuyên kiểm

tra việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại

0 0 33.3 36.4 66.7 63.6 0 0 8 Sử dụng kết quả thực

hiện nề nếp lên lớp và sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại trong đánh giá GV

56

Nhận xét: Về thực trạng QL nề nếp lên lớp và việc vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học của GV: Với 4 tiêu chí: Xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của GV, Có kế hoạch QL giờ lên lớp của GV, Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời và Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại được đánh giá khá tốt, có đến gần 9% CBQL, GV đánh giá rất tốt, khoảng 50% CBQL, GV đánh giá tốt. Với 2 tiêu chí Thường xuyên kiểm tra đối chiếu sổ đầu bài với sổ báo giảng, kế hoạch giảng dạy và Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học thì vẫn còn khoảng 8% đến 9% CBQL, GV đánh giá chưa làm tốt.

2.3.2.3. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV là một phần quan trọng, không thể tách rời trong quá trình dạy học và nó được tiến hành đồng thời với quá trình dạy học.

Từ kết quả kiểm tra – đánh giá đó:

- GV có thể đưa ra những biện pháp phù hợp, giúp SV học tập tiến bộ, đạt kết quả cao hơn.

- Người QL nắm được chất lượng giảng dạy của từng GV.

- Người QL có cơ sở đánh giá được quá trình và hiệu quả học tập cũng như rèn luyện của SV...

QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV là công việc không thể thiếu trong quá trình QL hoạt động dạy học của HT nhằm tác động trực tiếp đến GV nhằm thực hiện nghiêm túc quá trình kiểm tra đánh giá. Đây chính là một khâu quan trọng thúc đẩy công tác nâng cao hiệu quả dạy học nhằm đạt được mục tiêu từng môn học cũng như mục tiêu đào tạo chung của Nhà trường.

57

Bảng 2.16. Thực trạng QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV

T T Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt CB QL GV SV CB QL GV SV CB QL GV SV CB QL GV SV 1 Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm quy chế thi, kiểm tra 8 5 22 58 64 69 25 32 4 8 0 3 2 QL việc ra đề thi, kiểm tra 8 9 21 58 64 59 33 23 15 0 0 3 3 QL việc chấm thi, trả bài thi, kiểm tra đúng tiến độ 8 9 16 50 46 53 33 41 28 8 0 3 4 Chỉ đạo kiểm tra định kỳ sổ điểm của GV 8 0 13 58 50 57 25 41 25 8 5 3 5 Phân tích kết quả học tập định kỳ của SV 0 0 9 58 59 50 33 32 34 8 9 4

Nhận xét: Thực trạng QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV theo kết quả tại bảng khảo sát trên cho thấy khá tốt. Đặc biệt 5 tiêu chí trên được SV đánh giá cao hơn hẳn mức đánh giá của CBQL và GV. Có thể với yêu cầu cao mà CBQL và GV chúng ta đánh giá có vẻ chặt chẽ hơn. Nhưng tóm lại có

58

đến 58% đến 91% CBQL, GV, SV đánh giá tốt và rất tốt thực trạng QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV.

2.3.2.4. Quản lý việc tự trau dồi, tự bồi dưỡng của giảng viên

Để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội và xu thế chung của thời đại như nhu cầu về nhân lực chất lượng cao của xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay thì nhiệm vụ trau dồi, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng của từng GV. GV lên lớp muốn mang đến cho SV những bài giảng chất lượng, thú vị, phong phú và hợp với thời đại thì chắc chắn rằng tự bản thân mỗi GV phải không ngừng nghiên cứu, tự nghiên cứu để trau dồi, mở rộng kiến thức, tầm nhìn của mình.

Công tác QL việc tự trau dồi, tự bồi dưỡng của GV không thể thiếu được sự chỉ đạo, quan tâm cũng như theo dõi, giám sát và điều chỉnh của BGH Nhà trường.

Bảng 2.17. Thực trạng QL việc tự trau dồi, tự bồi dưỡng của GV

T T Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Chỉ đạo GV bộ môn

định hướng nội dung tự bồi dưỡng

0 0 50 46 50 54 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Tổ chức đăng ký nội dung, kế hoạch tự bồi dưỡng

0 0 33 36 59 55 8 9

3 Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng

0 0 33 36 59 55 8 9

4 Thường xuyên kiểm

tra hồ sơ tự bồi dưỡng 0 0 41 28 50 64 8 9 5 Tổ chức GV báo cáo

59

Nhận xét: Thực trạng QL việc tự trau dồi, tự bồi dưỡng của GV tại Trường ĐHHB chưa tốt lắm mặc dù việc chỉ đạo GV bộ môn định hướng nội dung tự bồi dưỡng thì khá là tốt nhưng việc tổ chức đăng ký nội dung, kế hoạch tự bồi dưỡng và chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng thì chỉ được 33% đến 36% CBQL, GV đánh giá tốt và còn 8%-9% CBQL, GV đánh giá chưa tốt. Đặc biệt là việc tổ chức GV báo cáo kết quả tự bồi dưỡng thì còn 18% GV đánh giá chưa tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học các môn khoa học cơ bản tại trường đại học hòa bình (Trang 62 - 69)