Bảng theo dõi thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu biện pháp khai thác và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 71 - 79)

TT Nội dung công việc Thời gian Thời gian bắt đầu thực hiện Thời gian hoàn thành Địa điểm thực hiện Ngƣời chịu trách nhiệm Chi phí cần thiết Kết quả đạt đƣợc 1 2 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lãnh đạo nhà trƣờng cần sát sao trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Bổ sung những điều kiện cần thiết, động viên khuyến khích việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, cá nhân

c) Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Lãnh đạo các trƣờng THCS phải nắm vững cách thức chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

- Theo dõi, điều chỉnh, động viên kịp thời.

3.2.3.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH

a) Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả kế hoạch đã đề ra thì cơng tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch là rất cần thiết.

Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp kiểm tra, đánh giá tốt việc thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả khai thác và sử dụng TBDH ở các trƣờng THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dƣơng.

b) Nội dung của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch: Căn cứ vào thời gian thực hiện trong kế hoạch xây dựng, đầu tƣ, mua sắm TBDH cho nhà trƣờng, lãnh đạo nhà trƣờng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Từ đó có biện pháp điều chỉnh, bổ sung các điều kiện (nếu cần thiết), động viên khuyến khích, khen thƣởng các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt. Những bộ phận, cá nhân không thực hiện đƣợc nhiệm vụ theo sự phân công, tuỳ theo lý do cụ thể có thể thực hiện các biện pháp khiển trách, kỷ luật;

Các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các công việc trong kế hoạch cũng định kỳ tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cơng việc của mình.

Kiểm tra giai đoạn cuối của quá trình thực hiện kế hoạch và đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Việc xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH theo kế hoạch đã đạt yêu cầu chƣa (về số lƣợng, chất lƣợng, thời gian...)

+ Kiểm tra xem có những thuận lợi, những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. Từ đó có đánh giá cụ thể để xây dựng kế hoạch cho năm học sau.

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp

- Đội ngũ chỉ đạo và thực hiện kế hoạch có ý thức kiểm tra và tự kiểm tra, đánh giá, đồng thời có đủ năng lực trong việc kiểm tra, đánh giá.

3.2.4. Quản lý việc khai thác và sử dụng có hiệu quả TBDH

a) Mục tiêu của biện pháp

Để khai thác và sử dụng tốt TBDH thì việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý nhà trƣờng trong việc khai thác và sử dụng TBDH của giáo viên và nhân viên phụ trách TBDH là rất cần thiết.

Thực hiện tốt biện pháp sẽ giúp nâng cao năng lực khai thác và sử dụng cho đội ngũ đội ngũ giáo viên và nhân viên làm công tác TBDH, công tác giảng dạy ở các trƣờng THCS, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả khai thác và sử dụng TBDH ở các trƣờng THCS.

b) Nội dung của biện pháp

Lãnh đạo nhà trƣờng phải hƣớng dẫn đầy đủ các văn bản chỉ đạo, văn bản hƣớng dẫn về TBDH và khai thác và sử dụng TBDH cho cán bộ, GV, nhân viên.

Xây dựng các điển hình về cơng tác khai thác và sử dụng TBDH trong nhà trƣờng, trong huyện. Muốn vậy, trƣớc hết là khâu kế hoạch đầu tƣ phải đƣợc thực hiện đúng, sau đó mới tổ chức khai thác sử dụng, bảo quản sửa chữa làm cho TBDH phục vụ có hiệu quả cho quá trình dạy học. Một khi công tác TBDH, khai thác và sử dụng TBDH làm tốt chúng ta có thể khai thác những tác dụng khác nhau của nó. Đặc biệt là việc nâng cao nhận thức và hiểu biết công tác TBDH cho tập thể cán bộ, giáo viên. Các hình thức nhƣ tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn chun mơn… trong một mơ hình cụ thể là rất có tác dụng. Phải vận dụng tốt ngun tắc “Nghe nhìn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trực quan”, “Trăm nghe không bằng một thấy” trong việc bồi dƣỡng cán bộ giáo viên.

Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học về TBDH. Mở các hội thi về khai thác sử dụng TBDH. Tăng cƣờng phổ biến kinh nghiệm, quan điểm, lý luận, thơng qua các hình thức nêu trên.

Thực hiện chủ đề năm học với điểm “nhấn” nâng cao hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học.

Mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học: kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Trên cơ sở đó tổ chun mơn lập kế hoạch sử dụng thiết bị của tổ theo năm, tháng, tuần. Hằng tháng, tuần có báo cáo với ban giám hiệu nhà trƣờng để quản lý và theo dõi.

Yêu cầu mọi giáo viên giảng dạy đều dùng TBDH theo quy định. Động viên khen thƣởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong khai thác, sử dụng TBDH và khai thác và sử dụng TBDH.

Phải cho giáo viên trả lời đƣợc câu hỏi “Sử dụng thiết bị dạy học nhƣ thế nào để đạt hiệu quả?”

- Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài dạy và phát huy đƣợc vai trò tối ƣu của nó:

+ Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, biết kết hợp lý thuyến với thực hành, có tinh thần hợp tác.

+ Khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài học đồng thời đúng trình tự thì mới đạt đƣợc hiệu quả bài dạy.

+ Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ mƣu tả, tƣờng thuật, phân tích, hƣớng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý, tổ chức cho học sinh hoạt động một cách hợp lý nhất nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia.

- Cần thật chú ý công tác chuẩn bị cho tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học: + Để có một tiết dạy mà khai thác tối đa vai trị, chức năng của thiết bị dạy học thì giáo viên phải có nghiên cứu, chuẩn bị một cách chu đáo nhất.

+ Trƣớc hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, khơng ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp rèn luyện đƣợc nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phƣơng pháp dạy học tích cực khác.

+ Việc lên kế hoạch mƣợn, kiểm tra và thực hành thử các thiết bị dành cho tiết giảng trƣớc khi lên lớp, công việc này đảm bảo cho sự thành công của tiết dạy.

+ Không lạm dụng cơng nghệ nếu chúng khơng tác động tích cực đến q trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Công nghệ mô phỏng nếu không phản ảnh đúng nội dung và thực tế thì khơng nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phƣơng pháp dạy học khác mới có hiệu quả.

+ Khi dạy giáo án điện tử giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh cách ghi bài và khắc sâu chuẩn kiến thức kỹ năng.

+ Ứng dụng CNTT trong dạy học không phải là một phƣơng pháp mới mà chỉ là sự hổ trợ đổi mới phƣơng pháp dạy học bằng các công cụ, phƣơng tiện. Cần tránh việc chuyển từ đọc - chép sang nhìn – chép.

+ Đối với các giờ thực hành,thí nghiệm, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học,thực hành.Tránh tình trạng chỉ một vài học sinh thực hiện cịn các học sinh khác thì khơng tập trung chú ý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khuyến khích phong trào chế tạo TBDH tự làm. Hàng kỳ, nhà trƣờng tổ chức phát động GV tham gia phong trào chế tạo TBDH tự làm; hàng năm tổ chức thi cấp trƣờng. Ba năm tổ chức thi cấp huyện một lần.

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp

- Có đủ các văn bản hƣớng dẫn và quy chế quy định về công tác khai thác và sử dụng TBDH trong trƣờng THCS.

- Nhà trƣờng và các tổ chuyên môn thƣờng xuyên tổ chức các Hội thảo, chuyên đề về TBDH và khai thác và sử dụng TBDH.

- Hành năm nhà trƣờng phải làm tốt công tác kiểm tra đánh giá về việc khai thác và sử dụng TBDH của giáo viên và nhân viên trong nhà trƣờng.

- Nhà trƣờng có những quy định và khen thƣởng và kỉ luật nghiêm minh đối với việc khai thác và sử dụng TBDH của giáo viên đối với việc giảng dạy trên lớp.

3.2.5. Làm tốt công tác bảo quản, sửa chữa TBDH

a) Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện tốt biện pháp này giúp cán bộ (GV) phụ trách TBDH có nắm vững đƣợc nguyên nhân, cách thức bảo quản, sửa chữa TBDH. Từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả khai thác và sử dụng TBDH ở các trƣờng THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dƣơng.

b) Nội dung của biện pháp

Mục đích của bảo quản, sửa chữa TBDH là: Bảo vệ đƣợc TBDH, loại trừ hoặc hạn chế về cơ bản những hƣ hỏng khơng đáng có, mặt khác phải đảm thuận lợi cho sử dụng. Hay chúng ta có thể khẳng định rằng: Mục đích của bảo dƣỡng sửa chữa TBDH là để đảm bảo “tính sẵn sàng” của thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho dạy học.

- Làm tốt công tác bảo quản:

+ Cải thiện các điều kiện bảo quản: Bố trí, sắp xếp lại kho chứa thiết bị; rà soát mua sắm bổ sung tủ giá xếp TBDH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Lựa chọn và phân cơng ngƣời có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn trong công tác bảo quản TBDH (tuyển nhân viên chuyên trách đúng chuyên môn).

+ Bồi dƣỡng về mặt nhận thức, các quy định, chế độ bảo quản đối với từng TBDH cho ngƣời phụ trách công tác bảo quản.

+ Thực hiện bảo quản đúng quy trình và phƣơng pháp của nhà sản xuất đề ra, đúng quy định đối với từng TBDH.

+ Thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm kê, đánh giá về công tác bảo quản. - Thực hiện tốt công tác sửa chữa, bảo dƣỡng TBDH:

Các căn cứ để xây dựng kế hoạch sửa chữa:

+ Trên cơ sở kế hoạch sử dụng, nắm tần suất sử dụng thiết bị để đƣa vào kế hoạch sửa chữa ƣu tiên.

+ Lực lƣợng sửa chữa: Giáo viên, học sinh, hợp đồng với các đơn vị, cá nhân ngồi trƣờng …

+ Tình trạng thiết bị về chất lƣợng, số lƣợng… Đặc biệt chú ý đến các dạng hƣ hỏng của thiết bị

Trƣờng hợp 1 (hƣ hỏng do tác động của môi trƣờng): Mọi TBDH từ đơn giản đến phức tạp đều đƣợc cấu thành từ các vật liệu khác nhau: kim loại, thuỷ tinh, chất dẻo, điện tử, bán dẫn… Nếu không đƣợc bảo quản cẩn thận đều có thể hỏng hóc đẫn đến khơng sử dụng đƣợc. Ngun nhân đầu tiên đó là do khí hậu, mơi trƣờng.

Trƣờng hợp 2 (hƣ hỏng do sử dụng): Do sử dụng nhiều nên các chi tiết máy bị mòn, hỏng; Ngƣời sử dụng khơng thực hiện đúng quy trình, nhƣ: Thao tác sai, làm bừa làm ẩu, thiếu hiểu biết,…; Do thất lạc các chi tiết gây ra tình trạng thiếu đồng bộ làm cho TBDH khơng hoạt động đƣợc; Do sửa chữa bảo dƣỡng không đƣợc thực hiện hoặc q trình sửa chữa, lắp ráp khơng đảm bảo nên dẫn tới tình trạng hỏng hóc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp khai thác và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)