3.2.1. Khởi động
Để khởi động Windows (mặc định trong giáo trình này là sử dụng hệ điều hành Windows XP), bấm vào nút Power trên mặt trước của Case và chờ một vài phút để máy tính khởi động. Sau khi khởi động xong, màn hình máy tính thường có dạng như sau và đã sẵn sàng cho để làm việc.
3.2.2. Thoát khỏi Windows (Tắt máy)
Các thao tác tắt máy bao gồm
B1: Thoát mọi chương trình ứng dụng đang chạy.
B2: Vào menu Start | Turn off Computer, hộp thoại Turn Off Computer hiện ra
Stand by: Máy tạm dừng hoạt động và chuyển sang chế độ chờ, khi ta tác động trở lại vào bàn phím hoặc chuột thì máy lại hoạt động trở lại.
Turn off: Tắt hoàn toàn máy tính.
Restart: Khởi động lại máy tính.
Log Off: Thoát khỏi Windows để thiết lập lại môi trường nhưng không tắt máy.
Switch User: Chuyển sang tài khoản người dùng khác.
Ngoài ra: Có thể tắt máy nhanh bằng cách dùng chức năng Hibernate, với chức năng này, máy vẫn cho phép người dùng để nguyên các chương trình ứng dụng nhưng vẫn tắt được máy, khi khởi động lại máy thì trạng thái ban đầu của máy sẽ đúng như trước khi Hibernate.
Để thực hiện, nhấn phím Shift trên bàn phím, lúc này nút Stand by biến thành nút Hibernate, bấm chuột vào nút này để thực hiện lệnh.
Lưu ý: Trong trường hợp máy bị treo (các dấu hiệu như: không thể thao tác được với máy, không thấy chuột di chuyển khi thao tác, không bật/ tắt được đèn Numlock trên bàn phím…) cần phải khởi động lại máy bằng cách khởi động nóng. Bấm vào nút Reset bên cạnh nút
Power trên mặt trước của Case để khởi động lại máy.
Trong trường hợp nút Reset không hoạt động bình thường, bắt buộc phải tắt máy bằng cách: Nhấn và giữ nút Power trên mặt trước của Case trong vòng khoảng 4 ÷ 5 giây, sau khi máy tắt hẳn thì nhả tay ở nút Power ra.
Sau khi tắt máy, nếu muốn khởi động lại máy ngay thì khoảng thời gian giữa 2 lần Tắt | Bật phải đảm bảo cách nhau tối thiểu là 1 phút (60 giây) để đảm bảo tính an toàn và độ bền cho máy.
3.3. Windows Explorer
Windows Explorer là công cụ quản lý tập tin (File), thư mục (Folder), và các ổ đĩa (Driver) trên máy tính. Sử dụng Windows Explorer, người sử dụng có thể sao chép (copy), di chuyển (move), đổi tên (rename), và tìm kiếm các tập tin hay các thư mục mà họ cần. Dùng một trong các cách sau để mở Windows Explorer.
C1: Kích phải chuột vào biểu tượng My Computer | Explorer.
C2: Kích phải chuột vào biểu tượng Start | Explorer.
C3: Dùng tổ hợp phím tắt Windows + E.
C4: Vào Start | Programs | Accessories | Windows Explorer
Màn hình Windows Explorer hiện ra cho phép ta thao tác với nó.
Các nút công cụ trên thanh Toolbar:
- Up One Level: Chuyển lên thư mục cha.
- Cut: Cắt đối tượng đã được chọn vào Clipboard.
- Copy: Sao chép đối tượng đã được chọn vào Clipboard. - Paste: Chép nội dung từ Clipboard đến vị trí đã được chỉ định. - Undo: Hủy bỏ lệnh vừa thực hiện.
- Properties: Hiển thị hộp thoại cho biết thuộc tính của đối tượng đã chọn. - Các chế độ trình bày màn hình như: Detail, List, Title, ...
3.3.1. Thư mục (Folder | Directory)
Để thuận tiện cho việc phân loại và quản lý các file một cách đơn giản và tiện sử dụng, người ta sử dụng các thư mục để chứa các file.
Thư mục được đặc trưng bởi tên thư mục. Tên thư mục không được dài quá 255 ký tự. Tên thư mục không được trùng nhau trong cùng một ổ đĩa logic, và cùng cấp.
Tên thư mục không được chứa các ký tự: / \ ? * : < > “ | Thư mục có thể rỗng hoặc chứa thư mục khác và chứa file. Mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc.
Mỗi thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha. Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành. Tạo thư mục bằng cách:
B1: Chọn vị trí cần lưu thư mục
B2: Chọn một trong các cách
C1: Vào menu File | New | Folder
C2: Kích phải chuột chọn New | Folder.
C3: Bấm vào Make a new Folder trên File and Folder Tasks bên trái màn hình.
B3: Đặt tên cho thư mục vừa tạo, kết thúc gõ Enter.
VD: Tạo một thư mục ca nhạc trong ổ C:\, trong thư mục ca nhạc có 2 thư mục con là nhạc việt nam và nhạc nước ngoài. Trong mỗi thư mục con đó đều có 2 thư mục con khác là nhạc hình và nhạc tiếng.
Đường dẫn của chúng sẽ được thể hiện như sau: o C:\Ca nhac\Nhac nuoc ngoai\Nhac hinh o C:\Ca nhac\Nhac nuoc ngoai\Nhac tieng o C:\Ca nhac\Nhac Viet nam\Nhac hinh o C:\Ca nhac\Nhac Viet nam\Nhac tieng Cấu trúc cây thư mục như hình
3.3.2. Tập tin (File)
Tập tin là tập hợp thông tin, dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nào đó. Nội dung của tập tin có thể là chương trình, dữ liệu, văn bản,... Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt. Mỗi hệ điều hành có qui tắc đặt tên khác nhau, tên tập tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension). Phần tên là phần bắt buộc phải có còn phần mở rộng thì có thể có có thể không.
Tên tập tin do người tạo ra đặt. Với MS-DOS, phần tên có tối đa là 8 ký tự, với Windows, tên tập tin không được dài quá 255 ký tự. Tên file không được chứa các ký tự: / \ ? * : < > “ |. Phần mở rộng thường có 3 ký tự, và phần mở rộng do chương trình ứng dụng tạo ra tập tin này quy định. VD với Word thì phần mở rộng là DOC
Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu (.) ngăn cách.
Căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu file: VD với Windows
.SYS Các file hệ thống.
.COM, .EXE Các file khả thi chạy trực tiếp trên hệ điều hành .DOC, .TXT, .RTF Các file văn bản
.XLS File Excel
.PPT File PowerPoint
.JPG, .BMP, .GIF Các file hình ảnh
.MP3, .DAT, .WMA, .WAV Các file âm thanh, video.
… …
3.3.3. Đổi tên tập tin (File), thư mục (Folder)
Để đổi tên File hoặc Folder, các bước thực hiện như sau:
B1: Chọn file hoặc folder cần đổi tên
B2: Chọn 1 trong các cách
C1: Kích phải chuột lên file hoặc folder vừa chọn và chọn Rename C2: Dùng phím chức năng F2.
C3: Vào menu File | Rename
B3: Đặt lại tên cho file hoặc folder đó, kết thúc bằng cách gõ Enter.
3.3.4. Sao chép (copy) Folder
Sao chép folder là việc tiến hành sao chép toàn bộ folder đó bao gồm mọi file và mọi folder con bên trong folder đó. Các bước tiến hành:
B1: Chọn folder cần sao chép
B2: Dùng một trong các cách:
C1: Kích phải chuột lên folder đó chọn Copy C2: Dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + C
C3: Vào menu Edit | Copy
C1: Kích phải chuột lên ổ đĩa hoặc thư mục đích rồi chọn Paste C2: Dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + V.
C3: Vào menu Edit | Paste.
Lưu ý: Chỉ cần copy 1 lần nhưng có thể Paste được nhiều lần ở nhiều vị trí khác nhau. Có thể kết hợp chuột và các phím Ctrl hoặc Shift để thực hiện copy.
3.3.5. Di chuyển (Move) Folder
Di chuyển folder là việc tiến hành di chuyển toàn bộ folder đó bao gồm mọi file và mọi folder con bên trong folder đó. Các bước tiến hành:
B1: Chọn folder cần di chuyển
B2: Dùng một trong các cách:
C1: Kích phải chuột lên folder đó chọn Cut C2: Dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + X
C3: Vào menu Edit | Cut
B3: Mở ổ đĩa hoặc thư mục đích muốn di chuyển tới và dùng 1 trong các cách:
C1: Kích phải chuột lên ổ đĩa hoặc thư mục đích rồi chọn Paste
C2: Dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + V. C3: Vào menu Edit | Paste.
3.3.6. Xoá (Delete) Folder
Xoá folder là tiến hành xoá folder đó và toàn bộ các file và folder con trong folder đó. Các bước tiến hành:
B1: Chọn folder cần xoá
B2: Dùng một trong các cách:
C1: Nhấn phím Delete trên bàn phím
C2: Kích phải chuột lên folder cần xoá chọn Delete.
C3: Vào menu File | Delete.
B3: Một hộp thoại hiện ra yêu cầu xác nhận lại việc xoá bỏ. Chọn Yes để xác nhận việc xoá; Chọn No để huỷ bỏ việc xoá.
3.3.7. Phục hồi Folder đã bị xoá
Điều kiện áp dụng là các thư mục bị xoá chỉ là xoá tạm thời, tức là chỉ bị đưa vào trong thùng rác (Recycle Bin) mà chưa bị xoá vĩnh viễn. Để phục hồi lại thư mục đã bị xoá tạm thời cách làm như sau:
Vào thùng rác (Recycle Bin) trên màn hình nền desktop, tìm thư mục muốn phục hồi, kích phải chuột lên thư mục đó và chọn Restore (hoặc bấm vào Restore this Item trên File and Folder tasks).
Lưu ý: Để xoá vĩnh viễn không thể phục hồi được ta vào Recycle Bin và chọn Delete file hoặc thư mục muốn xoá, hoặc kết hợp dùng phím Shift khi xoá.
3.3.8. Tìm kiếm
Để tìm kiếm file hoặc folder, các bước tiến hành như sau:
B1: Khởi động bộ máy tìm kiếm bằng cách
C1: Vào menu Start | Search | Files or Folders C2: Dùng phím chức năng F3 trên bàn phím
Hộp thoại Search xuất hiện, chọn All files and Folder.
Nhập tên thư mục hoặc tập tin cần tìm vào hộp All or part of the file name.
Chọn vùng (ổ đĩa) muốn tìm kiếm rồi chọn Search.
Chú ý: Có thể tìm File văn bản thông qua việc nhập 1 đoạn văn bản vào hộp A ward or phrase in the file.
Dùng dấu hỏi chấm (?) để đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên của tập tin (file) Dùng dấu hoa thị (*) để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong tên của tập tin
VD: Chương? => Chương1, Chương3, Chương4…
Bài*.doc => Bài1.doc, Bài_tập.doc, Bài_tiểu_luận.doc,… Giaotrinh.* => Giaotrinh.doc, Giaotrinh.xls, Giaotrinh.pdf,…
3.3.9. Tạo Shortcut
Shortcut là một biểu tượng dùng để truy cập nhanh đến một thư mục hay thực hiện chạy một chương trình chỉ sau một cú kích chuột. Shortcut thường được đặt trực tiếp lên màn hình nền (desktop). Các tạo shortcut như sau:
B1: Chọn thư mục hoặc file cần tạo shortcut.
B2: Dùng một trong các cách:
C1: Kích phải chuột lên thư mục hoặc file đó rồi chọn Send to | Desktop (Create shortcut)
C2: Vào menu File | Send to | Desktop (Create shortcut).
3.4. Quản lý đĩa
Trong máy tính, thông thường có ổ đĩa mềm (Floppy A:\), ổ đĩa quang (CD), ổ đĩa cứng (Hard disk), một ổ đĩa cứng vật lý thường được người sử dụng chia ra thành các ổ logic (có thể 1,2,3,… và được đặt tên là các chữ cái bắt đầu từ chữ C).
3.4.1. Định dạng (Format) đĩa mềm
Khi sản xuất, đĩa mềm đã được các hãng sản xuất định dạng, tuy nhiên trước khi sử dụng nên định dạng lại để đảm bảo hơn.
Thao tác Format ổ đĩa mềm như sau:
B1: Cho đĩa mềm vào ổ
B2: Mở My Computer, kích phải chuột lên biểu tượng ổ đĩa mềm 31/2 Floppy (A:), chọn Format.
Hộp thoại Format xuất hiện.
B3: Đặt nhãn đĩa vào ô Volume label
Lưu ý: Nhãn đĩa không nên đặt tiếng việt có dấu và không được quá dài (nhỏ hơn 11 ký tự).
B4: Chọn nút Start để định dạng. Nếu đĩa đang còn chứa dữ liệu thì sẽ xuất hiện một hộp thoại cảnh báo dữ liệu sẽ bị xoá, nhấp nút OK để bắt đầu định dạng.
B5: Khi xuất hiện thông báo quá trình định dạng đã hoàn tất (Format complete), bấm nút OK để đóng hộp thoại đó và bấm nút Close trên hộp thoại Format để đóng hộp thoại Format lại.
3.4.2. Quản lý các Partition(ổ logic)
Lời khuyên là nên sử dụng các ổ đĩa logic với từng nhiệm vụ như sau:
Ổ đĩa C (thường là ổ đĩa khởi động): sử dụng để cài đặt hệ điều hành và các chương trình ứng dụng (nếu cần cài nhiều chương trình ứng dụng, ta có thể cài vào các ổ khác)
Các ổ khác (D, E,…): lần lượt dùng để lưu dữ liệu hoặc có thể cài đặt các chương trình ứng dụng khi ổ đĩa C quá tải.
Để hiển thị danh sách các ổ đĩa chọn My Computer
Để xem dung lượng và kích thước còn trống trên các ổ đĩa
C1: Vào menu View | Details
C2: Kích phải chuột lên nền màn hình trắng phía bên trái cửa sổ My Computer | view | Details.
3.5. Control panel
Control panel là một bộ công cụ giúp thiết lập cấu hình hệ thống nhằm thay đổi môi trường làm việc cho thích hợp với người sử dụng.
Để khởi động Control panel: Vào menu Start | Settings | Control panel cửa sổ Control Panel xuất hiện.
3.5.1. Thay đổi cách biểu diễn ngày, giờ, số, tiền tệ
Sau khi cài đặt Windows, máy tính sẽ biểu diễn ngày, giờ, số, tiền tệ theo chuẩn của Mỹ, nếu muốn thay đổi sang các kiểu khác cách làm như sau:
Kích hoạt Control panel | Date, Time, Language, and Regional Options | Regional and Language Options
Hộp thoại Regional and Language Options xuất hiện, chọn Customize
o Numbers: Thay đổi dạng số o Currency: Thay đổi kiểu tiền tệ o Time: Thay đổi kiểu thời gian. o Date: Thay đổi kiểu ngày tháng.
3.5.2. Thay đổi ngày giờ hệ thống
Chọn một trong các cách sau để thay đổi ngày giờ hệ thống.
C1: Nháy kép chuột vào biểu tượng giờ trên thanh Task bar ở góc dưới bên phải màn hình. C2: Vào Start | Settings | Control Panel | Date, Time, Language, and Regional Options | Date and Time
Hộp thoại Date & Time Properties hiện ra, thay đổi các thông số phù hợp rồi nhấn OK để hoàn tất.
3.5.3. Quản lý Font chữ
Font chữ được dùng để hiển thị văn bản trên màn hình hoặc máy in. Sau khi cài hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và phần mềm Font tiếng Việt, Windows sẽ quản lý tất cả các Font chữ trong 1 thư mục con tên là Font trong thư mục Windows (thông thường là C:\Windows\Fonts), khi cần thêm hoặc bớt Font chữ, có thể làm như sau:
Mở My Computer, chọn ổ đĩa cài đặt Windows (thường là ổ C:\) chọn Windows | Fonts.
a)Thêm Font mới
Vào menu File | chọn Install New Font… hộp thoại Add Fonts xuất hiện
Drives: Chọn ổ đĩa chứa Font muốn thêm
Folders: Chọn thư mục chứa Font trong khung
List of fonts: Chọn Font trong danh sách Font
Sau khi chọn xong bấm OK để hoàn tất việc thêm Font.
b) Xoá Font
3.6. Desktop và Start Menu3.6.1. Desktop 3.6.1. Desktop
a) My computer
Biểu tượng này cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính. Khi bất My computer lên, giao diện có dạng như hình dưới.
b) My Network Places
Nếu máy tính có kết nối mạng LAN (mạng nội bộ) thì mục này cho phép làm việc với các tài nguyên được chia sẻ trong mạng mà user được cấp quyền truy nhập.
Recycle Bin là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xoá. Những đối tượng này chỉ thật sự mất khi bạn xoá chúng trong Recycle Bin hoặc kích phải vào biểu tượng Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các tập tin hoặc các đối tượng đã bị xoá, chọn đối tượng cần phục hồi trong Recycle Bin, sau đó kích phải chuột chọn Restore.
3.6.2. Start menu
a) Turn off Computer
Chức năng này dùng để tắt máy (Turn Off), khởi động lại máy (Restart) và tạm dừng hoạt động của máy (Stand by).
b) Log off
Chức năng này dùng để thoát khỏi môi trường làm việc hiện hành của user đang sử dụng để chuyển sang user khác (trong môi trường đa người dùng).
c) Run
Chức năng này dùng để chạy một chương trình nào đó, hoặc mở một thư mục nào đó. VD: Để khởi động bộ gõ Vietkey bằng chức năng RUN ta làm như sau
Vào Start | Run | Browse, tìm đến thư mục chứa bộ gõ Vietkey sau đó bấm OK để chạy
d) Setting
Các chức năng trong mục này giúp thiết lập cấu hình cho máy.
e) Programs
Hầu hết các chương trình sau khi được cài đặt vào trong máy đều nằm trong mục này, muốn làm việc với chương trình nào, ta vào mục Programs này để khởi động chương trình đó lên để làm việc.
Vd1: Để sử dụng máy tính tay (calculator), cách làm như sau: Start | Programs | Accessories | Calculator.
Vd2: Để làm việc với công cụ vẽ (paint), cần khởi động công cụ vẽ như sau: Start | Programs | Accessories | Paint.
3.7. Cài đặt và gỡ bỏ một chương trình ứng dụng3.7.1. Cài đặt chương trình 3.7.1. Cài đặt chương trình
Ví dụ để cài đặt chương trình diệt virus Bkav, cách làm như sau: B1: Tìm đến thư mục chứa bộ cài đặt chương trình diệt virus Bkav
B2: Kích đúp chuột vào bộ cài đặt Bkav đó và làm theo các bước hướng dẫn của chương trình