Sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu tồn tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 56)

Sản phẩm ĐV tính 2005 2006 2007 2008 2009 Ƣớc 2010 Than sạch 1000 tấn 30.540 35.824 40.402 37.732 41.580 42.000 Đá các loại 10000m3 1.369 1.481 2.015 2.889 4.370 5.000 Thủy sản đông lạnh Tấn 3.279 3.265 2.039 1.355 4.444 3.500 Bột mỳ 1.000 tấn 115 151 133 79 126 150 Dầu thực vật 1.000 tấn 134 133 246 237 254 270 ...

Qua bảng trên ta thấy một số sản phẩm của doanh nghiệp trong KCN giữ vai trị quan trọng trong sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu của tỉnh. Tiêu biểu là Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân năm 2010 sản xuất được 270.000 tấn dầu ăn, xuất khẩu đạt 16,3 triệu USD, doanh thu đạt 506,1 triệu USD, nộp ngân sách tới 1.328 tỷ đồng; Công ty TNHH sản xuất Bột mỳ Vimaflou năm 2010 đã sản xuất được 1150. 000 tấn bột mỳ và 41.337 tấn cám mỳ. Doanh thu đạt 80,7 triệu USD; nộp ngân sách 243 tỷ đồng. Đây là một trong những sản phẩm công nghiệp chủ yếu tính trong tồn tỉnh (2/15 sản phẩm) về sản phẩm công nghiệp Quảng Ninh.

d. Trình độ khoa học, cơng nghệ được sử dụng trong các KCN

Việc phát triển các KCN đã đưa đến kết quả nâng cao trình đợ khoa học và công nghệ của các ngành sản xuất trong tỉnh. Trong các KCN, trình đợ kỹ thuật, cơng nghệ đã đạt khá cao so với trình đợ cơng nghệ của tỉnh đã có từ trước, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong các KCN được nâng cao hơn. Công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư được thực hiện khá tốt, nhờ đó hiệu quả kinh tế trong KCN ở Quảng Ninh được nâng lên rõ rệt. Mợt số các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như: Dầu thực vật Cái Lân, Bột mỳ… các nhà đầu tư đã sử dụng dây truyền sản xuất cơng nghệ hiện đại, tiên tiến hiện có trên thế giới. Phân loại trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN ở Quảng Ninh

Bảng 3.10. Trình độ cơng nghệ

Thành phần kinh tế Trình độ cơng nghệ so với thế giới Hiện đại Trung bình Lạc hậu

Doanh nghiệp trong nước 15% 45% 40%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 45,5% 55,5% 0%

Bảng trên cho thấy vai trị quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN Quảng Ninh trong việc tiếp thu cơng nghệ mới và hiện đại. Qua q trình làm việc, các kỹ sư, chun gia và cơng nhân đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và điều hành sản xuất tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, lao đợng trong các KCN không phải là cố định với từng người mà họ có thể chu chuyển theo sơ đồ: Lao động chưa lành nghề → được tuyển dụng vào KCN → lành nghề. Mặc dù ở các KCN tập trung, người ta chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất, lắp ráp song để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, các nhà đầu tư thường đưa vào KCN các công nghệ tương đối hiện đại, công nghệ thuộc loại tiên tiến. Các KCN tập trung ở Quảng Ninh có thể chủn giao mợt số công nghệ và giúp đỡ kỹ thuật cho các nhà cung cấp địa phương hoặc cho các công ty sản xuất chi tiết phục vụ sản xuất tại KCN.

3.2.2.2. Về hiệu quả kinh tế - xã hội

a, Ảnh hưởng xã hội của KCN về khả năng giải quyết việc là cho địa phương và tăng phúc lợi cho người lao động

Trong những năm qua, các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hợi. Trong thời kỳ 2005-2010, các KCN, KKT đã thu hút thêm được 5.300 lao động trực tiếp. Bên cạnh đó hàng nghìn lao đợng được thu hút vào xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN.

Thu nhập của người lao động ở các KCN đạt mức khá, mức lương bình qn cơng nhân lao động trong các khu công nghiệp là 2 triệu – 2,5 triệu đồng/tháng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, lao đợng trong các KCN lúc mới được tuyển vào phổ biến là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Theo số liệu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, trên địa bàn tỉnh lao động được qua đào tạo là

48%, lao động có tay nghề cơ bản chiếm 38%, lao đợng có trình đợ đại học khoảng 15%. Qua làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN, họ đã được đào tạo, nâng cao tay nghề, tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp, được tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Đây là cơ hợi cho người lao đợng có việc làm và được học nghề, nâng cao trình đợ chun mơn kỹ thuật.

Hiện nay, nước ta có xu hướng thiếu lao đợng có trình đợ cao, thiếu các cơ sở đào tạo nghề lành nghề có chất lượng, trong đó tỉnh Quảng Ninh cũng nằm trong tình trạng chung. Điều này đặt ra vấn đề đào tạo nghề cơ bản và kỹ thuật cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh cũng đang triển khai quy hoạch phát triển triển về nguồn nhân lực, trong đó có chú trọng tập trung đầu tư cho các trường nghề để cung cấp lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp KCN.

Bên cạnh vấn đề sử dụng lao động, tạo việc làm cho người lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp KCN thì việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho công nhân, chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cho người lao động là vấn đề hết sức quan trọng. Trong đó, tiêu biểu là đầu tư về y tế, từ là bệnh viện đa khoa khu vực có quy mơ nhỏ, từ năm 2005 đến nay Bệnh viện đa khoa khu vực Bãi Cháy (gần khu vực KCN Cái lân) đã được tỉnh quan tâm đầu tư tăng quy mô lên tới 640 giường bệnh với đầy đủ các chuyên khoa, đáp ứng yêu cầu chăm sóc khám chữa bệnh cho người dân và đặc biệt phục vụ cho số lượng công nhân trong KCN tập trung sinh hoạt, lao động tại đây.

b, Góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Sự phát triển của KCN cịn là nhân tố tác đợng tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động và cấu ngành kinh tế trên địa bàn, một bộ phận lao động nông nghiệp trở thành công nhân công nghiệp, đây là sự chuyển dịch tích cực quan trọng để xây dựng Quảng Ninh thành một địa bàn động lực, phát triển

năng động trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.

Từ năm 2001 đến nay, nhất là khoảng 3 năm trở lại đây, tỉnh cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch mà Quyết định 145/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 54/NQ-BCT của Bợ Chính trị đề ra. Như Nghị quyết 54/NQ đề ra GDP của 8 tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đạt bằng 1,3 lần so bình quân chung cả nước (năm 2010). Cơ cấu, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP của tỉnh đến thời điểm này đã đạt chỉ tiêu Chính phủ đề ra cho vùng vào năm 2010: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt trung bình gần 13,76%/năm. - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 G DP (giá S S 1994)

Nông lâm nghiệp C ông nghiệp-XD Dịc h vụ-du lịc h

Biểu đồ 3.2: Tăng trƣởng các ngành kinh tế Quảng Ninh

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, khu vực nơng nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo: năm 2010 khu vực nông nghiệp 6,40%; công nghiệp và xây dựng 54,50%; dịch vụ 39,10%.

2005

Nông lâm nghiệp C ông nghiệp-XD Dịc h vụ-du lịc h

2010

Nông lâm nghiệp C ông nghiệp-XD Dịch vụ-du lịch

Biểu đồ 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quảng Ninh

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh) c, ảnh hưởng đến đời sống của dân cư

Sự phát triển của các KCN là một yếu tố làm cho giá đất trong khu vực trong những năm qua tăng lên nhanh chóng như khu vực phường Bãi Cháy thuộc KCN Cái Lân, KCN Hải n tḥc thành phố Móng Cái… Người dân giàu lên do việc bán đất thuộc quyền sử dụng của họ, cơ hội kinh doanh của dân cư quanh KCN tăng lên nhờ các dịch vụ cho thuê nhà, kinh doanh các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí…Mặt khác, các KCN cịn cung cấp nhiều các loại hàng hóa cơng cợng cho những hợ dân quanh khu vực như đường sá, điện chiếu sáng…góp phần thay đởi diện mạo khu vực cũng như những thói quen sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hàng loạt các khu đơ thị được hình thành quanh các KCN như Khu đô thị mới Làng bang, Khu đô thị mới Hà Khánh, Cao Xanh…các ngành nghề dịch vụ tăng cao, đa dạng, góp phần cải thiện mức sống của khu dân cư.

Tuy nhiên, bên cạnh đó sự ra đời KCN đã tác động tiêu cực đến đời sống dân cư trong khu vực, người dân phải di dời để dành đất cho KCN, việc làm, đời sống KT-XH địa phương bị xáo trộn.

d. Hiệu quả về môi trường sinh thái

KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. KCN, KKT tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường trong việc kiểm sốt ơ nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi gây ô nhiễm của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài KCN, KKT. Các KCN đã bở sung và hồn thiện các quy trình, thủ tục về bảo vệ môi trường khi đưa KCN vào sử dụng.

Trong số 03 KCN đã thành lập và có doanh nghiệp hoạt đợng thì KCN Cái Lân giai đoạn 1 đã có trạm xử lý nước thải đang vận hành ổn định với công suất 800-1.00m3/ngày đêm; trong giai đoạn mở rộng, trạm xử lý nước thải công nghiệp với công suất 18.000m3/ngày đêm được giao cho Cơng ty TNHH Hồi Nam làm chủ đầu tư, dự án đang triển khai cơng tác bịi thường giải phóng mặt bằng. KCN Việt Hưng: Đang hồn thiện thiết kế chi tiết xây dựng trạm xử lý nước thải với công suất 2.000 m3/ngày đêm, dự kiến sẽ khởi công trong năm 2012. KCN Hải Yên: Chủ đầu tư KCN đang tiến hành thuê trạm xử lý nước thải di động với quy mô 300m3/ngày đêm, dự kiến trạm xử lý nước thải lâu dài của KCN với quy mô 2.000 m3/ngày đêm sẽ được khởi công trong năm 2012.

Ban Quản lý KCN đã thực hiện việc giám sát môi trường định kỳ hàng năm đối với doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN. Từ năm 2008 đến nay có 80 lượt doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN được thực hiện giám sát về bảo vệ mơi trường sinh thái.

Nhìn chung, các dự án đầu tư trong KCN đều chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện những thủ tục quy định về môi trường (lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ mơi trường…) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định.

Việc quản lý chất thải: giảm thiếu tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu hủy, thải bỏ. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn KCN đều đã có những biện pháp giảm thiểu tối đa lượng chất thải phát sinh, tận dụng các chất thải để làm nguyên liệu cho quá trình san lấp, xây dựng và hoạt động của dự án.

Việc lập hồ sơ, đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp trong KCN được cơ quan chức năng kiểm tra và hướng dẫn thực hiện theo quy định.

3.3. Phân tích đánh giá cơng tác quản lý KCN tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Đánh giá chung những kết quả đạt được

3.3.1.1. Công tác quản lý quy hoạch các khu công nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng hệ thống các KCN, KKT phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thở; với 11/14 địa phương có KCN, KKT triển khai trên địa bàn huyện đảo Cô Tô, Ba Chẽ, Đầm Hà là không quy hoạch các KCN.

Các khu cơng nghiệp được bố trí dọc theo các tuyến đường kết nối trực tiếp với các trục giao thơng chính, gần cảng nên thuận lợi cho các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể về mạng giao thông:

+ Khu công nghiệp Cái Lân: Nằm cạnh Cảng nước sâu Cái Lân, đã

hoàn thành giai đoạn I, tiếp nhận tầu đến 40.000 DWT (kể cả tầu container); đường 18A đã hoàn thành nâng cấp; đường sắt Hạ Long – Yên Viên (hiện đang vận hành) đang được đầu tư nâng cấp thành tuyến đường sắt cao tốc hiện đại nhất, Cầu Bãi Cháy được triển khai xây dựng và hoàn thành là huyết mạch quan trọng.

+ KCN Việt Hưng: Cách cảng nước sâu Cái Lân khoảng 10 km, trên đường nối đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long với cảng Cái Lân. Hiện tại, đường 279 từ thị trấn Trới qua KCN Việt Hưng đi Hạ Long đã được thi công nâng cấp.

+ Khu CN Hải Yên: Cạnh quốc lộ 18 A, cách cửa khẩu quốc tế Bắc

Luân 7 km, cách cảng Vạn Gia 15 km và cảng Dân Tiến 15 km; gần nguồn cung cấp điện, nước, thông tin, liên lạc...

+ Khu công nghiệp Đông Mai: Nằm sát quốc lộ 18 và tuyến đường sắt

Kép - Bãi Cháy, cách Hà Nợi khoảng 125 km về phía Tây, cách cảng Cái Lân 28 km, cảng Hải Phòng khoảng 20 km.

Quy hoạch ngành nghề trong KCN tuân theo định hướng phát triển chung của tỉnh, phù hợp với vị trí địa lý của từng địa phương, gắn kết với chương trình phát triển nơng thơn, ngành nghề chú trọng khuyến khích đầu tư: Đối với khu công nghiệp Cái Lân là sản xuất, gia công phụ tùng, chi tiết; sửa chữa; Cơ khí lắp ráp; Sản xuất đồ gỗ; Sản xuất container; Cơng nghiệp đóng tầu; Dịch vụ cảng; Dệt, may, bao bì; Sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng học tập; Sản xuất đồ điện, lắp ráp điện tử; công nghiệp chế biến… Danh mục ngành kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Hải Yên: Trang trí nợi thất; Sản xuất hàng tiêu dùng; Công nghiệp may, thêu xuất khẩu; Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy; Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, thiết bị điện; Chế biến nông sản, thực phẩm; Kho tàng, tập kết nguyên vật liệu.. Đối với Khu công nghiệp Đông Mai là KCN tập trung các ngành cơng nghiệp nhẹ, cơng nghiệp sạch, ít gây ơ nhiễm mơi trường, sử dụng công nghệ hiện đại...Định hướng các ngành cơng nghiệp chính thu hút vào đây gồm: Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp nhẹ; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp điện, điện tử; cơng nghiệp cơ khí lắp ráp.

3.3.1.2. Đánh giá về chủ trương, chính sách về cơng tác xây dựng và phát triển KCN

a, Chủ trương chung của tỉnh

Xây dựng và phát triển các KCN, KKT là một trong những mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta nói chung và Quảng Ninh nói riêng.

Các khu công nghiệp trước đây được điều chỉnh bởi Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về Quy chế Khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư được áp dụng theo Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các luật chuyên ngành khác về miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê mặt đất, mặt nước... Tại thời điểm đó, tỉnh Quảng Ninh cũng là một trong số địa phương chủ đợng trong việc xây dựng chính sách kêu gọi đầu tư. Cụ thể hoá bằng việc ban hành các quyết định nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)