Các chỉ tiêu KTXH tỉnh Quảng Ninh đến 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)

TT Chỉ tiêu Cơ cấu GDP Tăng trƣởng

2010 2020 2006- 2010 2011-2020

1 Tổng GDP 100% 100% 13,3% 14,2%

2 GDP Nông lâm nghiệp 6,40% 1,40% 4,00% 3,6%

3 GDP Công nghiệp-XD 54,50% 48,50% 15,0% 14,3%

4 GDP dịch vụ 39,10% 50,10% 12,0% 14,7%

(Nguồn: QĐ 269/2006/QĐ-TTg về phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2010 và

định hướng tới 2020”)

Định hướng công nghiệp Quảng Ninh trong những năm tới sẽ phát triển với tốc độ cao để đảm bảo phát triển các ngành kinh tế khác trong tỉnh. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như than, điện, cơ khí đúng tàu thuyền, vật liệu xây dựng đặc biệt là xi măng, luyện kim và công nghiệp phục vụ du lịch. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung nhằm mục đích thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, chuyển giao và tiếp nhận những công nghệ tiên tiến kỹ thuật hiện đại của thế giới, giải quyết vấn đề môi trường một cách triệt để.

4.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển các KCN tại Quảng Ninh định hướng tới 2020

4.1.2.1. Quan điểm phát triển KCN

Theo quy hoạch Phát triển Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến 2015, định hướng đến 2020 được phê duyệt, quan điểm phát triển các khu công nghiệp gồm các yếu tố cơ bản: Phát triển KCN phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hợi nói chung và của ngành cơng nghiệp tỉnh nói riêng; đảm bảo sự phát triển bền vững xét trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Các khu công nghiệp trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai. Phân bố các khu công nghiệp hợp lý tạo động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng, các khu kinh tế.

4.1.2.2. Mục tiêu phát triển KCN đến năm 2020

- Tiếp tục đầu tư hồn thiện hạ tầng kỹ thuật của các khu cơng nghiệp đã được thành lập. Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 12 KCN với quy mơ tởng diện tích các khu cơng nghiệp được thành lập khoảng 9.594 ha. Trong đó, tởng diện tích được đầu tư hạ tầng khoảng 3.000 - 4.214 ha, diện tích đất cho thuê 2.500 - 2.800 ha.

- Thu hút các nguồn vốn đầu tư hạ tầng đạt khoảng 410 - 460 triệu đô la Mỹ, Ngân sách tỉnh đầu tư hỗ trợ khoảng 26 - 30 triệu đô la Mỹ. Phấn đấu nâng tỷ lệ lấp đầy 80% đất cơng nghiệp đã có hạ tầng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tại các khu cơng nghiệp dự kiến tăng bình quân trên 30% - 33%/năm.

- Tăng tỷ lệ đóng góp của cơng nghiệp trong các khu công nghiệp từ khoảng 6% năm 2007 lên tới khoảng 20-23% trong giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2010 và khoảng 32 - 35% vào năm 2015. Nâng số lao động trực tiếp sản xuất trong các khu công nghiệp lên khoảng 50.000 - 56.000 người.

4.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các KCN tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 Ninh đến năm 2015

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay và tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý các KCN ở Quảng Ninh, cần phải có mợt hệ thống đồng bộ các giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài, thường xuyên, vừa mang tính cấp bách, dưới đây là nhóm những giải pháp chủ yếu:

4.2.1 Nhóm giải pháp về cơng tác quy hoạch và cơ chế chính sách

4.2.1.1. Nâng cao cơng tác quản lý quy hoạch

Theo phân tích ở chương 3 cơng tác quản lý KCN cịn tồn tại hạn chế việc tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng, tính đến hết năm 2011, tổng số công nhân làm việc tại các KCN là 5.340 người, tuy nhiên tất cả các KCN đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có khu nhà tập trung cho cơng nhân. Hiện nay, việc đầu tư xây dựng nhà ở cho cơng nhân vẫn cịn bế tắc do nhiều bất cập (bất cập giữa chính sách đầu tư, cơng tác chuẩn bị đầu tư xây dựng, công tác thiết kế quy hoạch xây dựng KCN...) về vấn đề này, cần có mợt số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý về quy hoạch:

Khi quy hoạch xây dựng KCN phải đồng bộ, phát triển kết cấu hạ tầng phải đáp ứng nhu cầu lâu dài. Vấn đề quan tâm đầu tiên trong hệ thống hạ tầng phục vụ KCN là nhà ở cho người lao động trong các KCN. UBND tỉnh cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để khi quy hoạch KCN phải quy hoạch khu nhà ở cho cơng nhân, cũng như các cơng trình phục vụ cơng cợng khác

Cần có chích sách khuyến khích các nhà đầu tư, các công ty kinh doanh nhà đầu tư nhà ở cho công nhân các KCN bằng cách: Khuyến khích người cơng nhân mua nhà trả góp, trừ dần vào thu nhập hàng tháng, đây là hình thức gắn bó người cơng nhân làm việc lâu dài với các doanh nghiệp trong KCN.

dựng nhằm hạn chế sử dụng đất nông nghiệp (chỉ sử dụng đất nông nghiệp kém hiệu quả), những vùng có mật đợ dân cao, đồng thời phải chú trọng đến việc vận hành an tồn các trục đường quốc lợ.

4.2.1.2. Cải thiện môi trường đầu tư trong các KCN a, Hồn thiện mơi trường pháp lý

Môi trường đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ninh vẫn ít hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi. Mợt trong những rào cản ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vào Quảng Ninh là mơi trường pháp lý. Vì vậy, tỉnh cần xây dựng chiến lược và các lĩnh vực đầu tư vào KCN một cách cụ thể hơn để các nhà đầu tư lựa chọn lĩnh vực và DAĐT đúng theo định hướng phát triển KCN của tỉnh.

Trước hết, phải rà sốt lại tồn bợ chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra những nợi dung khơng cịn phù hợp để đề xuất Chính phủ xem xét, bãi bỏ hoặc sửa đởi bổ sung cho phù hợp. Phải đáp bảo khơng chồng chéo, chính sách phải đơn giải và dễ thực hiện (Nghị định 29/NĐ-CP của Chính Phủ những khó khăn, bất cập đã đề cập đến ở chương 3).

Hiện nay, tỉnh đã có quyết định sửa đởi bổ sung về cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư tại KCN; tuy nhiên đề nghị đề nghị chính sách đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào KCN Quảng Ninh, và quan tâm đến thời điểm khó khăn hiện nay để tháo gỡ của các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Qua phiếu điều tra, khảo sát tác giả đã tổng hợp về những kiến nghị của các doanh nghiệp KCN đối Ủy ban Nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ (nhu cầu hỗ trợ gồm: Xúc tiến thương mại đầu tư, khoa học cơng nghệ, thủ tục hành chính, đào tạo nghề) đều rất cao, trong đó đề nghị về hỗ trợ xúc tiến và thương mại đầu tư có nhu cầu cao nhất (chiếm 89% số phiếu điều tra).

b, Cải cách thủ tục hành chính

Theo số liệu khảo sát, điều tra của các doanh nghiệp trong KCN thì mức đợ hài lịng về thủ tục hành chính là khá cao (66%). Tuy nhiên Quảng

Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi và giảm chi phí cho hoạt đợng của các nhà đầu tư khi vào các KCN từ đó thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư. Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bộ phận một cửa, xây dựng “Một cửa điện tử” để công khai, minh bạch, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong thời gian tới, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Ban Quản lý KKT với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan; xây dựng quy chế phối hợp, phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đầu tư vào các KCN.

Thực hiện chế độ giao ban định kỳ giữa các cơ quan quản lý có liên quan, duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa Ban quản lý KKT với các nhà đầu tư để kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh do thủ tục hành chính gây ra.

Tỉnh cần tiếp tục cải tiến mạnh mẽ thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động thu hút đầu tư vào các KCN theo hướng đơn giải hóa các hình thức và thủ tục cấp phép đầu tư, mở rợng việc cho phép án dụng hình thức đăng ký đầu tư đối với các dự án trong danh mục cần khuyến khích đầu tư, tăng cường tính tự giác và tự chịu trách nhiệm của các nhà đầu tư. Kiên quyết bãi bỏ những quy định không cần thiết hoặc làm cản trở đến hoạt động đầu tư vào các KCN. Tỉnh cần quy định rõ ràng cơng khai hơn các thủ tục hành chính trên cơ sở đã đơn giản hóa và giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc những trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực, vô trách nhiệm của các cán bợ có liên quan đến hoạt động đầu tư vào KCN. Mọi vi phạm, không thực hiện nghiêm túc những quy định, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đều phải làm rõ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

c. Hồn thiện chính sách liên quan đến thu hút đầu tư

Mơi trường đầu tư của Quảng Ninh cịn thiếu sức cạnh tranh, khả năng thu hút đầu tư nước ngồi cịn yếu, nhất là điều kiện hợi nhận kinh tế quốc tế hiện nay. Mợt trong những u cầu cần thiết là hồn thiện các chính sách liên quan đến thu hút đầu tư. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN, có chính sách cụ thể cho từng KCN. Tuy nhiên hiện nay cần phải xem xét, bổ sung, sửa đởi cho phù hợp với tình hình mới.

Kinh nghiệm thu hút đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển các khu công nghiệp nói riêng trên phạm vi cả nước và quốc tế, cũng như kinh nghiệm đặc thù của tỉnh cho thấy việc đởi mới nợi dung, hình thức, phương pháp thu hút đầu tư có vị trí và tác dụng đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư phát triển các khu cơng nghiệp, trong đó có đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc tiến đầu tư vào KCN với sự tham gia tích cực, đồng bợ các Sở, Ban, Ngành cả chính quyền địa phương. Tăng cường quảng bá điểm khác biệt của KCN Quảng Ninh để thu hút đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan, thường xuyên cập nhật thông tin trang Web của Ban Quản lý KKT, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu tiềm năng kinh tế của tỉnh nhà.

Lựa chọn những nhà đầu tư có tiềm lực, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp. Thực tế cho thấy, sự phát triển của KCN phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà đầu tư hạ tầng, nếu nhà đầu tư hạ tầng có kinh nghiệm đầu tư KCN và nguồn lực tài chính thì khả năng phát triển, thu hút dự án thứ cấp vào KCN sẽ rất cao.

Khai thác tối đa các phương tiện thơng tin để có thể cung cấp đầy đủ các thông tin về phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn chẳng hạn như xây dựng và quản lý, vận hành và cập nhật thông tin trên một Website về phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời phải xây dựng nhiều

phương thức cung cấp nguồn tin, dữ liệu để nhà đầu tư dễ tiếp cận và thu thập được thông tin cần thiết. Thông tin, dữ liệu phải thường xuyên cập nhật, bổ sung, phải quản lý theo quy trình mợt cách khoa học.

Chính sách đất đai phải hướng tới tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư, nhất là việc triển khai các dự án sản xuất kinh doanh. Có thể miễn, giảm tiền thuê đất trong một thời gian nhất định, tiền thuê đất phải rẻ hơn nhất là đối với các KCN cần khuyến khích đầu tư, địa bàn kinh tế cịn khó khăn như KCN Hải Hà, KCN Tiên Yên...

Hiện nay, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác GPMB: Chủ đầu tư KCN được ngân sách tỉnh hỗ trợ bằng hình thức ứng trước 30% chi phí bồi thường, GPMB. Tuy nhiên các cấp chính quyền vẫn phải có trách nhiệm đẩy nhanh đẩy nhanh tốc đợ GPMB, giải quyết dứt điểm việc đền bù để triển khai dự án đúng tiến độ. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương tích cực xử lý các vấn đề liên quan đến việc giải phóng mặt bằng tại các Khu cơng nghiệp, phối hợp trong việc giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất cho KCN cũng như các vấn đề có liên quan đến chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng giá đền bù phù hợp cho người dân nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp tiến hành các hoạt động san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong Khu công nghiệp để thu hút đầu tư tốt hơn.

d, Xây dựng kết cấu hạ tầng

Quảng Ninh là tỉnh cơng nghiệp, tuy có nhiều tiềm năng cho phát triển, nhưng cũng cịn khơng ít những hạn chế về địa hình và điều kiện hạ tầng. Tỉnh cần thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng trong KCN để phục vụ trực tiếp cho sản xuát kinh doanh như kho hàng, bến bãi, điện , nước, xử lý chất thải, phịng chống cháy nở, giao thơng nợi khu. Qua cảm nhận và ý kiến của các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh và thực tiễn cho thấy tỉnh chưa phải là địa bàn thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư, trừ các dự án gắn với điều kiện vận tải biển và

vùng nguyên liệu. Đối với lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng KCN tại Quảng Ninh cũng có những yếu tố kém lợi thế hơn các tỉnh lân cận Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Theo đánh giá phiếu điều tra về môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước, viễn thơng...) cịn là vấn đề trở ngại, cần quan tâm đầu tư (33% số phiếu đánh giá trở ngại, 50% đánh giá là bình thường, thuận lợi là 17%).

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này vẫn là thiếu vốn. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, tỉnh cần có những chính sách để huy đợng vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng KCN bằng nhiều nguồn như Ngân sách Trung ương, địa phương, vay ưu đãi, nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Trong đó, biện pháp quan trọng là kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Để có mợt giá th đất hợp lý, hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh trong thu hút đầu tư, tỉnh cần có kiến nghị với Trung ương có cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các KCN. Các khoản hỗ trợ đầu tư này không thu hồi trực tiếp mà tạo tiền đề để thu hút đầu tư. Ngoài hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất, cần chú ý tới hạ tầng xã hợi như khu vui chơi giải trí, nhà ở cho người lao đợng và chuyên gia, điều kiện khám chữa bênh cho người lao động… gần các KCN để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất tại KCN. Đồng thời đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như thông qua hợp đồng hợp tác liên doanh. Những nơi mà nhà đầu tư tự bỏ vốn xây dựng kết cấu hạ tầng thì có kế hoạch chi trả hoặc đợng viên thích đáng để đảm bảo quyền lợi cho họ.

Việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, thực tế và theo xu hướng chung sẽ do các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)