Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền giai đoạn 2009-2011

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 56 - 58)

Nguồn tiền gửi của SCB đƣợc huy động từ tiền gửi VND, USD, ngoại tệ khác và vàng, trong đó tiền gửi VNĐ đóng vai trị chủ yếu do nhu cầu về sử dụng vốn VNĐ của SCB rất lớn. Giai đoạn từ 2009 đến 2011 cơ cấu nguồn vốn giữa các loại tiền gửi này có những sự biến động nhất định do tình hình kinh tế ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của SCB.

Nguồn tiền gửi VNĐ đóng vai trị quan trọng khi ln chiếm tỷ lệ trên 60% trong tổng nguồn vốn nhƣng thực trạng huy động nguồn tiền này có diễn biến phức tạp trong 3 năm 2009, 2010 và 2011.

Tiền USD và các loại ngoại tệ khác cuối năm 2011 có sự tăng trƣởng tƣơng đối so với năm 2009 nhƣng mức tăng trƣởng không nhiều và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chỉ dao động từ 9% đến 12% tuỳ thời điểm. Nguồn tiền gửi USD trong năm 2011 có xu hƣớng giảm khi lãi suất tiền gửi thấp do SCB thực hiện tuân thủ theo các quy định của NHNN nhƣ Thơng tƣ 09/2011/TT-NHNN và sau đó là Thơng tƣ 14/TT- NHNN quy định mức lãi suất tối đa bằng USD của tổ chức và cá nhân tại tổ chức tín dụng, đã làm giảm sự thu hút của việc gửi tiền vào ngân hàng so với các kênh đầu tƣ khác. Đến cuối năm 2011 nguồn

tiền gửi USD quy đổi của SCB chỉ đạt 4.244 tỷ đồng chiếm 10,89% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 1.359 tỷ đồng so với năm 2010.

Tiền gửi vàng là nguồn tiền gửi tăng nhanh nhất trong tổng nguồn vốn của SCB với tốc đối tăng trƣởng cao và ổn định qua các năm. Sự tăng trƣởng nguồn tiền gửi bằng vàng chủ yếu do các sản phẩm huy động vàng của SCB có nhiều ƣu đãi dành cho khách hàng và lãi suất rất cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Cuối năm 2011 tiền gửi vàng huy động đạt 10.118 tăng 6.403 tỷ so với năm 2009 (tăng 172%) chiếm tỷ lệ 25,98% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên việc tuân thủ quy định chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng theo thông tƣ 11/2011/TT-NHNN và thông tƣ 12/2012/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tƣ 11 sẽ đặt ra những vấn đề về việc cân đối nguồn và chuẩn bị nguồn vốn chi trả khi tiền gửi vàng đến hạn thanh toán.

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ tiền gửi năm 2012

Trong môi trƣờng kinh doanh không thuận lợi, đồng thời với thông tin ngân hàng hợp nhất gây ảnh hƣởng tâm l‎ý của khách hàng, tuy nhiên dƣới sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên SCB, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 35,9% trong năm 2012, đạt 106.044 tỷ đồng và tăng 7% trong 2 tháng đầu năm 2013. Nhờ vậy SCB đã bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nƣớc, chi trả bình thƣờng đối với các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN, trả dần các khoản vay thị trƣờng 2.

Bảng 2.9: Nguồn vốn huy động của SCB năm 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 Tăng/giảm

Tổng vốn huy động 133.471 134.035 564 Huy động TT 1 78.797 106.044 27.247 Tỷ trọng 59,04% 79,12% 20,08% Huy động TT 2 36.541 18.219 (18.322) Tỷ trọng 27,38% 13,59% -13,78% Vay NHNN 18.133 9.772 (8.361) Tỷ trọng 13,59% 7,29% -6,30%

Nguồn vốn huy động của SCB theo cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.10: Huy động theo cơ cấu nguồn vốn SCB năm 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Đầu năm

2012 Tỷ trọng Cuối năm 2012 Tỷ trọng Tăng/ giảm Tiền gửi khách hàng 59.459 75,46% 94.085 88,72% 34.626 Phát hành GTCG 19.331 24,53% 11.949 11,27% -7.382 Vốn uỷ thác đầu tƣ 7 0,01% 10 0,01% 3 Tổng 78.797 100% 106.044 100% 27.247

(Nguồn Báo cáo tài chính SCB)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)