Mục tiêu và định hƣớng phát triển dịch vụ tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 88 - 89)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển dịch vụ tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ

3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển dịch vụ tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn cổ phần Sài Gòn

Với định hƣớng hoạt động giai đoạn 2010- 2020, SCB phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng có chất lƣợng dịch vụ tốt nhất Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu trên SCB đã xác định hƣớng hoạt động trong trung hạn cần tăng cƣờng năng lực tài chính và an tồn hoạt động, chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Về dài hạn SCB sẽ từng bƣớc tiến hành nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần nhằm nâng cao vị thế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong hệ thống ngân hàng, thay đổi cơ cấu đầu tƣ, hoạt động ngân hàng theo hƣớng nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

Nhằm đạt đƣợc những mục tiêu phát triển hoạt động dịch vụ tiền gửi đến với khách hàng, SCB đã đề ra những định hƣớng hoạt động cụ thể:

- Ổn định thanh khoản và tăng trƣởng nguồn vốn huy động để đáp ứng nguồn vốn hoạt động, giảm dần nguồn vốn vay liên ngân hàng và hoàn trả tái cấp vốn của NHNN. Thực hiện tăng cƣờng việc đàm phán với các ngân hàng khác để gia hạn kỳ hạn nợ, giảm lãi suất của nguồn vốn vay trên thị trƣờng liên ngân hàng.

- Gia tăng giá trị dịch vụ cho khách hàng thông qua việc phát triển đa dạng các sản phẩm huy động. Giảm thiểu các chi phí về thời gian của khách hàng và đối tác khi đến giao dịch với SCB thông qua các giá trị mang lại từ những tiện ích về sản phẩm, giao dịch nhanh chóng và đơn giản trong thủ tục.

- Nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng của các đối tƣợng khách hàng mục tiêu SCB sẽ thực hiện mở rộng phạm vi hoạt động tại các khu vực đô thị, các khu vực, quốc gia có lợi thế về huy động, địa bàn kinh tế trọng điểm. Rà soát, cơ cấu lại mạng lƣới hoạt động theo hƣớng gia tăng hiệu quả hoạt động.

- Không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại đồng thời đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế đặc thù của từng vùng kinh tế, từng nhóm đối tƣợng khách hàng.

- Đa dạng hóa và cơ cấu lại nguồn vốn huy động về kỳ hạn, khách hàng, loại tiền hoạt động huy động theo hƣớng hạ chi phí đầu vào hợp lý, chủ động đƣợc nguồn vốn dài hạn và có tính bền vững, ổn định cao.

- Tăng cƣờng công tác quảng bá và củng cố hình hình ảnh của SCB trên thị trƣờng thông qua quảng bá thƣơng hiệu, tiếp thị và xúc tiến thƣơng mại.

- Hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thông tin ngân hàng theo hƣớng ngân hàng bán lẻ đa năng và quản lý tập trung. Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ vào hoạt động ngân hàng và từng bƣớc nâng cao khả năng phục vụ khách hàng.

- Xây dựng đội ngũ nhân sự giỏi, năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo cấp cao, cấp trung và đội ngũ bán hàng. Rà soát, sắp xếp lại các vị trí cơng việc phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đặc biệt là tuyển chọn đội ngũ bán hàng.

- Tập trung đào tạo các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cho đội ngũ bán hàng, góp phần nâng cao hiệu quả bán hàng của SCB, đặc biệt trong công tác huy động.

- Tập trung vào việc kiện toàn bộ máy hoạt động theo hƣớng tinh gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả. Nâng cao năng lực quản lý tài chính và rủi ro, đảm bảo tuân thủ quy định NHNN và hƣớng đến đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Thực hiện duy trì ổn định khả năng thanh khoản và đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)