Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 101 - 123)

6. Bố cục luận văn

4.3.1. Đối với Chính phủ

- Với xu hướng hội nhập quốc tế, để hệ thống NHTM Việt Nam có thể hội nhập và đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế thì Chính phủ cần xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp và thống nhất các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHTM cũng như giảm các chi phí không cần thiết; điều này tạo chủ động cho các ngân hàng thương mại trong việc hoạch định chiến lược phát triển, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng theo mục đích của ngân hàng nhưng vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, tạo được một khung pháp lý cụ thể trong giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

- Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, nâng cao vai trò điều hành chính sách tiền tệ theo hướng ổn định và linh hoạt nhằm ổn định nền kinh tế. Tăng cường và nâng cao chất lượng phân tích dự báo kinh tế giúp các doanh nghiệp, ngân hàng có những quyết định chính xác và hiệu quả.

4.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ động cho vay, tạo nền tảng cơ sở cần thiết để các NHTM phát triển các sản phẩm tín dụng.

- Ngân hàng nhà nước cần có sự hoạch định chiến lược phát triển chung về kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho các NHTM nhằm tạo sự thống nhất cao về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM với nhau. Tuy nhiên để phát huy tốt vai trò này, NHNN cần thực hiện tốt chức năng hợp tác, trao đổi với các NHTM.

- Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hoạt động trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để các NHTM có thể khai thác thông tin khách hàng chính xác giúp cho việc quản trị, sàng lọc thẩm định khách hàng được thuận lợi và cũng hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.

4.2.3. Đối với BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là cơ quan chủ quản của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc, mọi hoạt động của chi nhánh đều phải thông qua trung tâm điều hành. Vì vậy vai trò của BIDV là vô cùng quan trọng đến chiến lược cũng như chính sách khách hàng, chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh. Dưới đây là một số kiến nghị:

- Trao quyền chủ động tối đa cho chi nhánh, đảm bảo không để bất cứ khách hàng nào đang quan hệ tín dụng với ngân hàng lại bỏ đi quan hệ với NHTM khác vì lý do cơ chế tín dụng và chất lượng phục vụ. Hiện nay số lượng khách hàng phải trình Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhiều do chưa đáp ứng được điều kiện tín dụng nhưng thời gian xem xét quá dài. Đề nghị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nghiên cứu bổ sung, sửa đổi điều kiện tín dụng hiện hành cho phù hợp với tình hình các doanh nghiệp, giao quyền và nâng cao trách nhiệm cho chi nhánh trong công tác tín dụng. Trước mắt đề nghị BIDV chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ đẩy nhanh tốc độ xét duyệt và đảm bảo hạn mức phê duyệt đáp ứng được nhu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thực tế, giúp khâu giải ngân của chi nhánh không bị gián đoạn.

- Xây dựng một chiến lược sản phẩm hoàn thiện. Hiện nay, một trong những việc BIDV cần làm ngay là ban hành chiến lược sản phẩm, trong đó chỉ rõ những đối tượng khách hàng và những ngành hàng cần tập trung hướng tới trong thời gian tới. Việc làm này sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của hệ thống có định hướng dài hạn, từ đó mới có thể xây dựng được các sản phẩm tín dụng mới nằm trong định hướng tín dụng của BIDV.

- Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Hiện nay, BIDV phải đặt việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là vấn đề cấp bách, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Chi nhánh. Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới này có trách nhiệm điều tra nghiên cứu tình hình của khách hàng đang có quan hệ tín dụng trong hệ thống, đồng thời có những nghiên cứu cụ thể về thị trường tín dụng và các sản phẩm đang có trên thị trường tín dụng. Từ đó, thiết kế những sản phẩm tín dụng phù hợp với điều kiện hoạt động của hệ thống BIDV và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Xem xét và có những sửa đổi quy chế cho vay phù hợp với điều kiện các khách hàng đang vay vốn trong hệ thống. Trong thời gian qua, quy chế cho vay của BIDV đặc biệt là quy chế cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp bộc lộ nhiều bất cập. Việc cần làm ngay của BIDV là tiến hành khảo sát thực tế các chi nhánh, từ đó có những sửa đổi quy chế cho vay phù hợp, đặt mục tiêu xây dựng quy chế cho vay thành tiêu chuẩn cho vay hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu về lợi nhuận cũng như quản trị rủi ro của hệ thống.

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần ban hành quy trình, quy định cụ thể mang tính chất định hướng và hướng dẫn để các chi nhánh làm cơ sở xây dựng và phát triển các sản phẩm tín dụng sao cho phù hợp với môi trường và địa bàn mà chi nhánh toạ lạc, tạo chủ động cho chi nhánh trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ với các NHTM trên cùng địa bàn.

- Có cơ chế khuyến khích đối với chi nhánh trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trong đó có sản phẩm tín dụng. Cho phép Chi nhánh thực hiện thí điểm một vài sản phẩm tín dụng trong thời gian nhất định. Sau đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có thể tiến hành đánh giá hiệu quả của sản phẩm, những điều cần bổ sung, hoàn thiện sản phẩm, từ đó có thể nhân rộng việc áp dụng ra toàn hệ thống.

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần xây dựng hệ thống pháp lý nhằm trợ giúp phát triển các sản phẩm tín dụng sao cho có thể ứng dụng vào trong thực tế và thuận lợi trong việc giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam không ngừng tiếp thị và phát triển sản phẩm để các sản phẩm tín dụng của BIDV có thể mở rộng cho nhiều đối tượng, gia tăng doanh thu tín dụng và đạt lợi nhuận cao. Hỗ trợ Chi nhánh trong công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động trong cơ chế thị trường, nhất là các kiến thức về Marketing, tin học, kỹ năng cho vay…..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện này, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực vô cùng nhạy cảm và có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế cũng không thể nào thiếu sự hoạt động của tín dụng ngân hàng. Do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan còn nhiều yếu tố chưa thuận lợi, việc phát triển các sản phẩm tín dụng tại BIDV nói chung và Chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Chính vì vậy mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể giúp BIDV Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển sản phẩm tín dụng, vì vậy luận văn tập trung giải quyết một số nội dung như sau:

Thứ nhất là luận văn trình bày cơ sở lý luận liên quan đến phát triển các sản phẩm tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng thể hiện qua khái niệm, vai trò, đặc điểm… Bên cạnh đó đưa ra các lý do cần thiết , các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển các sản phẩm tín dụng để từ đó xác định được những khó khăn,tồn tại trong quá trình phát triển các sản phẩm tín dụng.

Thứ hai là luận văn đưa ra bức tranh toàn cảnh hoạt động kinh doanh, thực trạng công tác phát triển các sản phẩm tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. Tập trung đánh giá, đi sâu vào thực trạng các chỉ tiêu liên quan đến việc phát triển các sản phẩm tín dụng. Thông qua phân tích thực trạng, tác giả ghi nhận những kết quả của BIDV Vĩnh Phúc đã đạt được trong thời gian qua đồng thời nêu lên hạn chế, khó khăn tồn tại mà chi nhánh cần khắc phục, chỉ ra các cơ hội, giải pháp mà BIDV Vĩnh Phúc có thể nắm bắt để nâng cao hơn nữa công tác phát triển các sản phẩm tín dụng tại chi nhánh mình.

Thứ ba là để có cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc, dựa vào những hạn chế đã được tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trình bày tại chương 3, tác giả đã xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, với BIDV, với Chính Phủ tạo mọi cơ hội tốt nhất để nâng cao sức cạnh tranh với các NHTM khác.

Cùng với việc đánh giá được thực trạng , những khó khăn tồn tại và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm tín dụng nêu trên, tác giả mong được góp một phần vào công cuộc nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển hơn nữa các sản phẩm tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Phan Thị Cúc (2008), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê; 2. David Begg (1992), Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

3. David Cox (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo kết quả kinh doanh 2006- 2008, Hà Nội;

5. Fredric S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

6. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Báo cáo thường niêm 2006; 2007; 2008

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Hội nghị tín dụng đánh giá hoạt động kinh doanh 2006-2008.

9. Peter Rose (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Quốc hội (2004), Luật các Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Tài (2002), Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC I

DANH MỤC SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA BIDV VÀ MỘT SỐ NGÂN HÀNG KHÁC

TT Sản phẩm BIDV VCB ACB DongAbank Techcombank

1 Cho vay bảo đảm bằng lương X X X X X

Cho vay CBCNV x x

Cho vay CB quản lý điều hành x

2 Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở X X X X X

Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà x

Cho vay mua nhà cụ thể như: căn hộ Phú

Mỹ Hưng, biệt thự riviera,

- - x - -

3 Cho vay mua ôtô X X X X X

Cho vay mua ô tô cụ thể như: mua ô tô

TMT, Vinasuki

x - - - -

4 Cho vay hộ kinh doanh X - X - -

5 Cho vay thấu chi X X X X X

6 Cho vay cầm cố GTCG X X X - X

7 Chiết khấu GTCG X - - - X

8 Cho vay hỗ trợ du học X - X - X

9 Cho vay đầu tư kinh doanh CK X - X - X

Cho CBCNV mua cổ phiếu lần đầu của

doanh nghiệp CPH

x - - - -

Cho vay thế chấp chứng khoán chưa

niêm yết

- - x - -

10 Cho vay ứng trước tiền bán CK X - X - X

11 Cho vay đầu tư vàng - - X - -

12

Cho vay người lao động đi làm việc ở

nước ngoài X - - - -

13 Cho vay thế chấp nhà - - - X -

14 Cho vay mua hàng trả góp - - - - X

15 Cho vay thẻ tín dụng X X X X X

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng so sánh, đối chiếu các điều kiện của 5 sản phẩm cơ bản của BIDV với VCB, ACB, HSBC theo Phụ lục II đính kèm. Cụ thể:

(1) Sản phẩm cho vay Cán bộ công nhân viên

Điểm mạnh:

 Điều kiện cho vay: không yêu cầu khách hàng có tài khoản trả lương tại BIDV (điều kiện bắt buộc tại DongAbank và VCB); không quy định mức thu nhập tối thiểu được vay vốn (tại DongAbank: 8 triệu, VCB: 2 triệu và ACB là 5 triệu);

 Mức cho vay tối đa: tương đối cao (500 triệu, trong khi DongAbanklà 200 triệu, VCB là 300 triệu và ACB là 250 triệu);

 Lãi suất cho vay thấp, có tính cạnh tranh.

Điểm yếu:

 Quy trình thủ tục: thủ tục, yêu cầu xác nhận đơn vị công tác, mức thu nhập tương đối chặt chẽ, nhiều trường hợp gây khó khăn cho khách hàng;

 Phương thức vay: khách hàng phải đến trực tiếp Chi nhánh làm thủ tục vay vốn, chưa triển khai phương thức vay vốn trực tuyến (đã được áp dụng ở các Ngân hàng như ACB, Techcombank…).

(2) Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Điểm mạnh:

 Điều kiện cho vay: không quy định mức thu nhập tối thiểu được vay vốn (HSBC: 10 triệu, VCB: 3 triệu)

 Mức cho vay: Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tương đối cao (BIDV: 85%; DongAbank: 60%, VCB và ACB: 70%)

 Lãi suất cho vay hấp dẫn.

Điểm yếu:

 Chưa có các sản phẩm cụ thể theo từng mục đích vay (mua nhà, sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị nội thất, ví dụ: ACB có các sản phẩm: cho vay trả góp mua nhà ở/nền nhà, cho vay trả góp xây dựng/sửa chữa nhà; ANZ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ có các sản phẩm: cho vay mua nhà để ở, cho vay mua nhà để đầu tư, cho vay đầu tư bất động sản);

 Chưa có sản phẩm riêng về cho vay mua nhà theo dự án mặc dù BIDV đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều chủ đầu tư lớn (ACB có sản phẩm cho vay mua căn hộ Phú Mỹ Hưng, cho vay mua biệt thự Riveria; VCB có sản phẩm cho vay mua nhà theo dự án).

(3) Sản phẩm cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh

Điểm mạnh: Không có

Điểm yếu:

 Chưa có quy định riêng về sản phẩm;

 Mức cho vay tương đối thấp.

(4) Sản phẩm cho vay mua ô tô

Điểm mạnh:

 Điều kiện cho vay: Không quy định mức thu nhập tối thiểu để được vay vốn (DongAbank: 10 triệu, VCB: 8triệu)

 Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tương đối cao (BIDV: 85%, DongAbank: 70%, vcb: 80%, ACB: 70%);

 Lãi suất cho vay thấp;

 BIDV đã có thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty ô tô.

Điểm yếu:

 Quy trình, thủ tục cho vay tương đối phức tạp, thời gian cho vay lâu (BIDV: 5 ngày làm việc, ACB: 3 ngày làm việc);

 Chưa được coi là một sản phẩm tiềm năng để các Chi nhánh chủ động đẩy mạnh công tác marketing, bán sản phẩm.

(5) Sản phẩm cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Phát triển các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 101 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)