Các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát triển các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 72 - 123)

6. Bố cục luận văn

3.3.2. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Vĩnh Phúc

3.3.2.1. Hoạt động tín dụng bán lẻ

Trong những năm qua hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Vĩnh Phúc ngày càng được quan tâm và chú trọng phát triển. BIDV cũng đặt ra mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam, vì vậy hoạt động tín dụng bán lẻ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chi nhánh. Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ những năm gần đây như sau:

Bảng 3.13: Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2011, 2012 và 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TT TT TT

1 Dư nợ tín dụng bán lẻ 475,7 30% 529,4 11,3% 565,69 6,9% 2 Doanh số cho vay 928 29% 1.036 12% 1.052 2% 3 Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tín dụng 27% 27,4% 35,8% 4 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tín dụng bán lẻ 0,63% 0,63% 0,76% 5 Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ TD bán lẻ 100% 100% 100% (Nguồn: BIDV Vĩnh Phúc)

Về quy mô tín dụng bán lẻ: Quy mô tín dụng bán lẻ có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên mức tăng giảm dần do nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm theo chu kỳ khó khăn của nền kinh tế, năm 2013, dư nợ tín dụng bán lẻ tại thời điểm 31/12/2013 tăng 6,9%, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tăng cao là 35,8%, việc tăng này do dự nợ giảm mạnh(Khách hàng Prime trả hết nợ) vì vậy kéo tỷ trọng này tăng cao. Mặt khác, sự giảm sút tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ còn 1 phần do ảnh hưởng BIDV chuẩn hoá lại tiêu chí khách hàng bán lẻ chỉ bao gồm cá nhân và hộ gia đình (không bao gồm doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ).

So sánh với quy mô tín dụng bán lẻ của các ngân hàng khác thì quy mô tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Vĩnh Phúc tương đương với các ngân hàng cổ phần khác (chỉ thấp hơn ACB,Vietinbank), nhưng tỉ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ của BIDV Vĩnh Phúc mới chỉ đạt gần ~25% vào năm 2011,2012, 2013 (đã loại bỏ phần Prime trả nợ thì năm 2013 tỉ trọng này ở khoảng 25%), trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ trọng này phổ biến từ 35-50%. Tuy nhiên, các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cổ phần xác định đối tượng khách hàng bán lẻ của họ bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ và phát triển hoạt động bán lẻ là định hướng phát triển chính của các ngân hàng này.

Về chất lượng tín dụng bán lẻ: Cùng với xu hướng tăng lên về quy mô tín dụng bán lẻ, nợ quá hạn tín dụng bán lẻ cũng có chiều hướng tăng, tại thời điểm 31/12/2010 là 0,63%, trong khi 31/12/2013 là 0.76%, vẫn ở mức thấp tuy nhiên nợ xấu, nợ quá hạn tín dụng bán lẻ vẫn có xu hướng gia tăng.

+ Sản phẩm cho vay liên quan đến nhà ở: dư nợ chiếm trên 17% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, dư nợ phát sinh chủ yếu ở các chi nhánh tại các thành phố lớn. Để đẩy mạnh phát triển sản phẩm cho vay nhà thì phải kết hợp, phối hợp với các chủ đầu tư khu đô thị mới trong quá trình cho vay và quản lý tài sản thế chấp, tuy nhiên trong thời gian qua, BIDV chưa triển khai khai thác tốt các mối quan hệ này.

3.3.2.2. Hệ thống các sản phẩm tín dụng bán lẻ

Hiện nay, BIDV Vĩnh Phúc đang từng bước hình thành các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo thông lệ với các sản phẩm tín dụng ban đầu được ban hành kèm theo Quyết định 4321/QĐ-TD3 ngày 27/8/2012,bao gồm: (i) Cho vay cán bộ công nhân viên; (ii) Thấu chi tài khoản tiền gửi; (iii) Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở; (iv) Cho vay ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng; (v) Cho vay đi du học; (vi) Cho vay CBCNV mua cổ phiếu phát hành lần đầu trong các DNNN cổ phần hoá; (vii) Cho vay đối với người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.

Ngoài ra, BIDV Vĩnh Phúc cũng có quy định về một số sản phẩm đặc thù khác, như: Cho vay bảo lãnh đối với hệ thống phân phối của Cty TNHH TMDV G7 (Quyết định số 7797/CV-TD3); Cho vay hộ dân chuyển nhượng vườn cà phê (Quyết định số 6555/CV-TD3); Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán (Quyết định số 2455/QĐ-TD3); Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV phát hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (Quyết định số 2562/QĐ-TD3).

Nhìn chung, danh mục, số lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV (12 sản phẩm) so với các NHTM Nhà nước (VCB 7 sản phẩm), NHTM cổ phần (ACB 12 sản phẩm) và NH nước ngoài (HSBC 6 sản phẩm), thì BIDV đang cung cấp tương đối “đầy đủ” các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình.

Bảng 3.14: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013

TT Sản phẩm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dƣ nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ bán lẻ 475,57 100 529,62 100 565,69 100

1 Cho vay hộ kinh doanh 433,8 91,22 492,29 92,95 503,07 88,93

2 Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở 16 3,36 17,26 3,26 34,89 6,17

3 Cho vay mua ôtô 2,59 0,54 3,55 0,67 3,92 0,69

4 Cho vay cầm cố GTCG 19,43 4,09 9,32 1,76 13,96 2,47

5 Cho vay bảo đảm bằng lương 0,11 0,02 0,1 0,02 0,97 0,17

6 Cho vay thấu chi 3,65 0,77 7,09 1,34 8,07 1,43

7 Cho vay thẻ tín dụng - - 0,82 0,14

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD 2010-2013 của BIDV Vĩnh Phúc)

- BIDV đã có một số sản phẩm “lợi thế”, chiếm thị phần không nhỏ trên thị trường, như: Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh năm 2013 chiếm 88.93% trong tổng dư nợ bán lẻ; Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở chiếm 6.17%; Cho vay cầm cố GTCg chiếm 2.47%,

- Phần lớn các phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV đã được xây dựng thành quy định sản phẩm cụ thể, giúp cho cho việc cung cấp sản phẩm đến khách hàng được toàn diện, hiệu quả và thống nhất trên toàn hệ thống.

3.3.2.3. Khó khăn trong hoạt động tín dụng bán lẻ

Mặc dù đã xây dựng được quy định đối với các sản phẩm tín dụng bán lẻ xong hoạt động bán lẻ tại chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc vẫn còn có những khó khăn, hạn chế nhất định:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dụng bán lẻ của BIDV Vĩnh Phúc còn tương đối đơn giản, chưa có nhiều nội dung, điều kiện còn khó thực hiện với các tổ chức tín dụng khác nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

- Một số sản phẩm chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến sau một thời gian được ban hành sản phẩm không được Chi nhánh triển khai và phát triển; ví dụ như: Sản phẩm cho vay đi du học, Sản phẩm cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Sản phẩm Cho vay hộ dân chuyển nhượng vườn cà phê…

- BIDV Vĩnh Phúc chưa có một số sản phẩm tiềm năng mà các Ngân hàng khác đang có như: Cho vay bảo đảm bằng vàng, Cho vay mua hàng trả góp (phối hợp với các Nhà phân phối lớn về hàng tiêu dùng),…

- Trong danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Vĩnh Phúc chưa thực sự chi tiết, phù hợp với từng phân khúc thị trường khách hàng, như: đối với hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở: BIDV Vĩnh Phúc chỉ có một sản phẩm chung cho tất cả các nhu cầu của khách hàng (mua mới nhà/đất ở, xây dựng/sửa chữa/cải tạo nhà ở, mua sắm trang thiết bị nội thất…). trong khi các NHTM cổ phần, NH nước ngoài thường chia thành nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của khách hàng (ACB có 4 sản phẩm: cho vay trả góp mua nhà ở/nền nhà, cho vay trả góp xây dựng/sửa chữa nhà, cho vay mua căn hộ Vinaconex Xuân Mai thế chấp bằng căn hộ mua, cho vay mua biệt thự Tây Hồ, Nam Đầm Vạc…thế chấp bằng chính biệt thự mua; MB có 4 sản phẩm: cho vay mua nhà để ở, cho vay mua nhà để đầu tư, cho vay đầu tư bất động sản, cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi…).

- Các sản phẩm cho vay cá nhân của BIDV chưa ứng dụng công nghệ hiện đại (gửi đơn vay vốn trực tuyến; tư vấn cho vay online, qua điện thoại…) nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời; vì vậy, sản phẩm không có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các NH khác trên thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Quy định cụ thể của một số sản phẩm còn cứng nhắc, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, từng địa bàn về điều kiện cho vay, mức cho vay, quy trình cho vay, hồ sơ thủ tục rườm rà, thời gian xử lý khoản vay lâu…

- Việc quảng bá sản phẩm tới khách hàng chưa được thực hiện đồng bộ và liên tục; kỹ năng bán hàng của cán bộ chưa chuyên nghiệp… Vì vậy chưa tạo được ấn tượng sâu sắc với khách hàng về hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV.

3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển sản phẩm tín dụng

3.4.1. Các nhân tố khách quan

3.4.1.1. Khách hàng vay vốn

Năng lực tài chính, đạo đức của người vay vốn là các yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ của khách hàng trong tương lai. Đạo đức của người vay được xác định trên cơ sở năng lực pháp lý và độ tín nhiệm; Khách hàng phải có năng lực pháp lý để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong quan hệ vay vốn. Mức độ tín nhiệm của khách hàng liên quan đến sự sẵn lòng và thiện chí thực hiện đúng hợp đồng.

Bảng 3.15: Kết quả khảo sát trình độ lãnh đạo của doanh nghiệp với quy mô, chất lƣợng tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc năm 2013

TT Tiêu chí Đơn vị lƣợng Số

Trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp Thạc sĩ và trên

thạc sĩ Đại học Cấp ba

trở xuống Tuyệt

đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

1 Doanh nghiệp

quan hệ vay vốn DN 289 36 12,46 214 74,05 39 13,49

2 Dư nợ DN Tỷ đồng 1.402,6 296 21,10 13,76 0,98 116 8,27 3 Nợ quá hạn DN Tỷ đồng 21,96 2,2 10,02 13,76 62,66 6 27,32 5 Nợ xấu DN Tỷ đồng 26,22 1,9 7,25 18,12 69,11 6.2 23,65

(Nguồn: Báo cáo xếp hạng tín dụng tại chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc)

Năm 2013, tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng: 1.500 khách hàng trong đó có 289 khách hàng doanh nghiệp. Trong số khách hàng doanh nghiệp có 13,5% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ cấp ba trở xuống. Số chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ doanh nghiệp trình độ thạc sĩ trở lên chỉ chiếm 12,5%, còn lại số lượng chủ doanh nghiệp là trình độ đại học hoặc tương đương: 74%. So với chất lượng doanh nghiệp chung của Việt Nam thì tỷ lệ này tương đối cao, là kết quả của việc lựa chọn, đánh giá khách hàng của BIDV Vĩnh Phúc. Tuy nhiên do áp lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, chi nhánh Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại tỷ lệ doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp trình độ thấp cao (13,5%). Từ bảng kết quả trên ta cũng dễ ràng nhận ra tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tỉ lệ lớn tại các doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp trình độ quản lý thấp. Nền kinh tế có diễn biến xấu, phức tạp các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, và nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế thì việc trèo lái con thuyền doanh nghiệp qua giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn và dễ ràng bộc lộ điểm yếu, từ đó phát sinh nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp công tác phát triển các sản phẩm tín dụng. Đây cũng là 1 yếu tố quan trọng hạn chế việc phát triển các sản phẩm tín dụng của BIDV Vĩnh phúc.

3.4.4.2. Môi trường kinh tế - xã hội

Bất kỳ một loại hình kinh doanh nào đều chịu sự chi phối của môi trường xung quanh. Môi trường kinh tế gây không ít ảnh hưởng tới hoạt động của NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, trong kinh doanh tín dụng nếu Ngân hàng không dự đoán được sự biến động sẽ dẫn đến làm ăn kém hiệu quả và gây rủi ro không nhỏ.

- Vấn đề tỉ giá: Trong giai đoạn này tỉ giá ngân hàng ổn định, khi tỉ giá hối đoái không ổn định, lên xuống thất thường khó khăn trong việc hoàn trả khoản tín dụng vay bằng ngoại tệ trước đó, Công ty khó dự tính chính xác nguồn tiền VNĐ để mua ngoại tệ trả cho ngân hàng tại thời điểm khoản vay đến hạn thanh toán. Do vậy, các doanh nghiệp hoặc là sẽ hạn chế sử dụng vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tín dụng hoặc sẽ không trả được nợ cho ngân hàng điều này làm cho tín dụng giảm cả về qui mô và chất lượng.

- Nhân tố lãi suất: mức độ phù hợp giữa lãi suất trên thị trường với -

3.4.1.3. Yếu tố văn hóa

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng. Quốc gia có môi trường chính trị xã hội, an ninh trật tự ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh điều đó giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động và tất yếu sẽ tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay và ngược lại bất cứ mọt sự biến động nào về chính trị hay xã hội cũng đều gây ra sự xáo trộn lớn cho toàn bộ nền kinh tế gây tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thu nhập của dân cư điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Hiện nay BIDV Vĩnh phúc đang đóng trên địa bàn 1 tỉnh có trình độ dân trí cao, môi trường chính trị xã hội, an ninh trật tự ổn định vì vậy hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc trong những năm qua cũng được ảnh hưởng tốt.

3.4.1.4. Môi trường pháp lý

Ở Việt Nam môi trường pháp lý trong giai đoạn hiện nay vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng Ngân hàng chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Nhà nước chưa có luật về sở hữu, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý quá trình chuyển dịch sở hữu tài sản và pháp lệnh thống kê - kế toán chưa đủ hiệu lực.

- Quyền lực, chức năng của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiệm vụ vượt quá trình độ năng lực quản lý, quy mô hoạt động quá lớn so với khả năng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp... dẫn đến vay vốn lớn gấp nhiều lần vốn tự có làm nảy sinh những điều kiện đưa đến rủi ro trong kinh

Một phần của tài liệu Phát triển các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 72 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)