6. Bố cục luận văn
1.3.4. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng
1.3.4. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại thương mại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ với các trung gian tài chính. Hoạt động tín dụng thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy ngân hàng đến phá sản. Do vậy các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi ra quyết định tài trợ. Chính vì thế việc các nghiên cứu và tìm ra các sản phẩm tín dụng phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau và xây dựng các chính sách khách hàng cụ thể sẽ làm giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh từ các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng đang cung cấp.
- Phát triển sản phẩm tín dụng ngân hàng thương mại nhằm phân tán rủi ro và nâng cao chất lượng: Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của NHTM và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi sau khi cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàng, việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng đã ký giữa khách hàng và ngân hàng phụ thuộc nhiều yếu tố từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Những yếu tố chủ quan có thể là đạo đức của khách hàng, hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, đạo đức nghề nghiệp và việc tuân thủ quy trình, quy chế cho vay của các khâu xét duyệt cho vay tại ngân hàng. Chính vì độ rủi ro cao nên trong quá trình xét duyệt các khoản cho vay phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của Chính phủ, NHNN, NHTM chịu sự tác động của các yếu tố khách quan như mức độ phát triển của nền kinh tế, hiệu lực pháp luật của nhà nước… Thực tế nhiều NHTM trên thế giới bị phá sản vì không thu hồi được các khoản nợ vay. Ở Việt nam, tình trạng nợ quá hạn luôn có mức tương đối cao, nhiều khoản nợ không có khả năng thu hồi. Vì vậy nếu các ngân hàng không có kế hoạch phát triển các sản phẩm tín dụng một cách có hệ thống và kịp thời sẽ là những yếu tố bất lợi về lâu dài cũng như hạn chế sự phát triển của ngân hàng mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng thương mại: Khi thực hiện phát triển các sản phẩm tín dụng, NHTM có thể mở rộng các mối quan hệ với khách hàng và thị trường, tạo được nhiều nguồn thu từ cung ứng các sản phẩm tín dụng làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Việc cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng giúp ngân hàng tăng thị phần và thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới cũng như nâng cao uy tín của ngân hàng. Hơn thế nữa, việc phát triển các sản phẩm tín dụng sẽ giúp ngân hàng khai thác triệt để các nguồn vốn huy động, trình độ quản lý của cán bộ ngân hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật giúp giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý.
- Phát triển các sản phẩm tín dụng sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng thương mại: Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, câu hỏi đặt ra khi xem xét vấn đề phát triển sản phẩm tín dụng cho vay của ngân hàng thương mại chúng ta phải giải quyết những vấn đề gì, trước hết xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động này, mức độ tác động của các nhân tố, phạm vi ảnh hưởng…từ đó tận dụng các nhân tố thuận lợi và khắc phục các hạn chế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tín dụng gồm hai nhóm nhân tố chính là khách quan và nhân tố chủ quan.