Tương tác thuốc:

Một phần của tài liệu hóa dược trị liệu tác giả ths.bs. trần trung nghĩa (Trang 41 - 43)

3. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM SSRIs

3.4. Tương tác thuốc:

Hĩa dược trị liệu Page 42 Các thuốc SSRI hầu như khơng tác động đến hầu hết các thuốc khác. Hội chứng serotonine cĩ thể xuất hiện nếu dùng chung MAOI, tryptophan, lithium hoặc thuốc chống trầm cảm khác cĩ tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin. Fluoxetine, sertraline, paroxetine cĩ thể làm tăng nồng độ huyết tương của chống trầm cảm TCA và gây ngộ độc TCA trên lâm sàng. Một số tương tác dược động học cĩ thể xuất hiện, được nhận ra trong các phân tích thí nghiệm men CYP nhưng hiếm thấy tương tác trong lâm sàng.

Kết hợp lithium và các thuốc tác động lên hệ serotonine cần phải thận trọng vì cĩ thể gây co giật. Thuốc SSRI và nhất là fluvoxamine, khơng nên dùng chung với clozapine vì làm tăng nồng độ clozapine và gây co giật. Thuốc SSRI cĩ thể làm tăng thời gian tồn tại và mức độ nặng của tình trạng ảo giác do zolpidem.

3.4.1. Fluoxetine:

Fluoxetine cĩ thể được chỉ định dùng chung với thuốc TCA, nhưng chỉ nên dùng liều thấp TCA. Vì fluoxetine được hệ men CYP của gan chuyển hố, nên thuốc cĩ thể làm tác động đến chuyển hố của các thuốc khác, cĩ thể gặp ở 7% dân số cĩ dạng đồng phân khơng hoạt động của hệ men này, cịn được gọi là những người cĩ chuyển hố kém. Fluoxetine cĩ thể làm giảm chuyển hố của carbamazepine, thuốc chống sẹo (antineoplastic), diazepam và phenytoin. Tương tác thuốc do fluoxetine là làm ảnh hưởng đến nồng độ huyết tương của benzodiazepine, thuốc chống loạn thần và lithium. Fluoxetine khơng tương tác với warfarin (Coumadin), tolbutamide, chlorothiazide.

3.4.2. Sertraline:

Sertraline cĩ thể thay thế warfarin trong gắn kết với protein huyết tương và cĩ thể gây tăng thời gian prothrombin. Các số liệu về tương tác thuốc giữa sertraline tương tự với fluoxetine mặc dù sertraline khơng tương tác mạnh mẽ với enzyme CYP 2D6.

3.4.3. Paroxetine:

Paroxetine cĩ nguy cơ gây tương tác thuốc nhiều hơn so với fluoxetine và sertraline vì thuốc này cĩ khả năng ức chế mạnh đến enzyme CYP 2D6. Cimetidine cĩ thể làm tăng nồng độ sertraline và paroxetine. Phenobarbital và phenytoin cĩ thể làm giảm nồng độ của paroxetine. Vì thuốc cĩ khả năng tác động đến men CYP 2D6, nên việc sử dụng đồng thời paroxetine với thuốc chống trầm cảm khác, phenothiazines và thuốc chống loạn nhịp phải được thận trọng cao độ. Paroxetine cĩ thể làm tăng hiệu quả chống đơng của warfarin. Dùng đồng thời paroxetine và tramadol (Ultram) cĩ thể thúc đẩy xuất hiện hội chứng serotonine ở người già.

3.4.4. Fluvoxamine:

Trong số các thuốc SSRI, fluvoxamine cĩ nguy cơ cao nhất gây tương tác thuốc. Fluvoxamine được chuyển hố bằng men CYP 3A4, mà hệ men này bị ketoconazole ức chế hoạt động. Fluvoxamine cĩ thể làm tăng thời gian bán huỷ của alprazolam (Xanax), triazolam (Halcion) và diazepam, nên fluvoxamine khơng nên sử dụng đồng thời với các thuốc này.

Hĩa dược trị liệu Page 43 Fluvoxamine cĩ thể làm tăng nồng độ theophylline gấp 3 lần và tăng nồng độ warfarin gấp 2 lần, nên cĩ thể gây những hệ quả đáng kể trong lâm sàng; do đĩ, nồng độ huyết thanh của theophylline và warfarin nên được theo dõi sát sao và nên điều chỉnh liều tuỳ theo nồng độ thuốc trong huyết thanh. Fluvoxamine làm tăng nồng độ và làm tăng tác động của clozapine, carbamazepine, methadone (Dolophine, Methadose), propranolol, diltiazem. Fluvoxamine tương tác khơng đáng kể với lorazepam hay digoxin.

3.4.5. Citalopram:

Citalopram khơng ức chế đáng kể bất cứ hệ men CYP nào. Việc sử dụng đồng thời cimetidine làm tăng nồng độ citalopram khoảng 40%. Citalopram khơng tác động đáng kể chuyển hố của các thuốc sau, cũng như chuyển hố của thuốc citalopram cũng khơng bị các thuốc sau ảnh hưởng: digoxin, lithium, warfarin, carbamazepine, imipramine. Citalopram làm tăng nồng độ của metoprolol gấp 2 lần, nhưng điều này thường khơng ảnh hưởng đến huyết áp cũng như nhịp tim. Những số liệu thống kê về việc sử dụng đồng thời citalopram và thuốc ức chế CYP 3A4, CYP 2D6, tuy vậy, cũng chưa nhiều.

3.4.6. Escitalopram:

Escitalopram cĩ khả năng ức chế tương đối đến men CYP 2D6 và cĩ thể làm tăng đáng kể nồng độ desipramine, metoprolol.

Một phần của tài liệu hóa dược trị liệu tác giả ths.bs. trần trung nghĩa (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)