Phân tích tốc độ tăng trưởng về huy động và đầu tư vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương vinh (Trang 68 - 72)

- Ban giám đố c: Đứng đầu là Giám đốc, có nhiệm vụ quản lý chung về các

3.4.2. Phân tích tốc độ tăng trưởng về huy động và đầu tư vốn

Kinh tế của tỉnh Nghệ An những năm gần đây đã được khởi sắc, tăng trưởng nhưng vẫn là một địa bàn khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều hạn chế về tài chính, thiếu các dự án, phương án kinh doanh thực sự có hiệu quả, số doanh nghiệp hội đủ các điều kiện để được đầu tư tín dụng rất ít, bên cạnh đó hoạt động ngân hàng lại chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thực sự là nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt chính sách khách hàng, ln bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương và chính sách của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ nên hoạt động tín

Năm 2010 Năm 2009 T đ ồn g

dụng của Chi nhánh liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân mỗi năm từ 10 – 20%. Đến nay, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 1.900 tỷ đồng (gấp gần 130 lần so với khi thành lập và gấp hơn 8 lần so với cách đây 10 năm).

Cùng với sự tăng trưởng dư nợ tín dụng, cơ cấu đầu tư cũng từng bước được chuyển dịch theo hướng đa dạng và toàn diện hơn. Nếu như trước đây vốn đầu tư của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào khai thác kinh doanh hàng xuất nhập khẩu với đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp nhà nước thì nay vốn tín dụng của Chi nhánh đã được cung ứng và tiếp cận đến tất cả các lĩnh vực kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp hiện có trên địa bàn. Đến thời điểm này, cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh đối với các thành phần kinh tế đã phản ánh đúng tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là đa dạng hoá đối tượng đầu tư và hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể như sau:

- Dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước chiếm 26,7% tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 1,7% tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và tư nhân, cá thể chiếm 71,6% tổng dư nợ.

Kể từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương, đánh giá được những khó khăn, thuận lợi của các doanh nghiệp trên địa bàn để có chiến lược đầu tư tín dụng hợp lý và linh hoạt trong từng thời kỳ. Nhờ đó cùng với việc tăng trưởng tín dụng, vốn đầu tư của Chi nhánh đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà. Hoạt động đầu tư của Chi nhánh đã tập trung vào những ngành hàng có nhiều tiềm năng và thế mạnh của địa phương như: thu mua, chế biến hàng nông, lâm, hải sản và các loại khống sản mà tỉnh có tiềm năng, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Trong những năm vừa qua, Chi nhánh ln chủ động tìm kiếm các dự án khả thi để đầu tư trong đó có nhiều dự án lớn của địa phương. Đến nay, nhiều dự án đã khẳng định được hiệu quả, thu hồi được vốn đầu tư và trả hết nợ vay như: Dự án đầu tư 2 dây chuyền sản xuất bia của Cơng ty cổ phần bia Sài Gịn - Nghệ Tĩnh, Dự án Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle ( Chi nhánh tham gia đồng tài trợ 12 triệu USD trong khoản vay 20 triệu USD với tư cách là ngân hàng đầu mối) ... Từ những thành cơng đó, cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vinh đã tiếp tục đầu tư những dự án lớn như: Dự án BOT tuyến tránh thành phố Vinh của Tổng cơng ty cơng trình giao thơng 4 (cho vay 50 tỷ đồng), đồng tài trợ cho vay dự án thuỷ điện Quảng Trị nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc (cho vay 100 tỷ đồng), Dự án vệ tinh VINASAT (cho vay 20 triệu USD), Dự án đầu tư dây chuyền 2 của Nhà máy gạch Granite Trung Đô (cho vay 40 tỷ đồng). Bên cạnh những dự án lớn, vốn tín dụng của Chi nhánh cũng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua sắm phương tiện vận tải,... cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Các dự án này đã và đang phát huy hiệu quả, giúp các doanh nghiệp đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động.

Cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng, Chi nhánh ln chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro thơng qua việc triển khai hàng loạt các biện pháp quản trị rủi ro như: Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt hoạt động tín dụng; thực hiện chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp, quản trị lãi suất.

Trước đây, một số doanh nghiệp tại địa phương do trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh yếu kém nên đã xảy ra tình trạng thua lỗ hoặc thất thốt vốn do gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Chi nhánh đã kiên trì tìm nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để xử lý nợ tồn đọng. Thực tế có những trường hợp khơng cịn khả năng trả nợ Chi nhánh đã xử lý tài sản thế chấp, xiết nợ bằng tài sản. Nhờ kiên quyết trong công tác đấu tranh thu hồi nợ nên đến nay Chi nhánh đã xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của nhiều doanh nghiệp.

Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng cịn có những khó khăn tồn tại do chưa lường hết mặt trái của cơ chế thị trường, cán bộ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm nên một bộ phận vốn đầu tư chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, chậm thu hồi hoặc chuyển thành nợ xấu.

Năm 2008, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động, đầu năm lạm phát tăng nhanh và những tháng cuối năm lại xuất hiện suy thối kinh tế. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, hàng hố tiêu thụ chậm, công nợ không thu hồi được, nhiều doanh nghiệp sản xuất bị đình trệ và thua lỗ. Điều đó đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh, tăng trưởng tín dụng bị chậm lại, tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng lên. Tuy vậy, nhờ cố gắng quản trị các mảng nghiệp vụ khác hoạt động có hiệu quả nên Chi nhánh đã trích đủ dự phịng rủi ro theo đúng quy định và đảm bảo kinh doanh có lãi. Số nợ xấu được kiểm sốt chặt chẽ thường xuyên để thu hồi dần.

Cụ thể, hoạt động đầu tư tín dụng tăng trưởng bình qn hàng năm đạt trên 16%. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 2.200 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 4.787 tỷ đồng. Dư nợ tại 31/12/2005 đạt 1.076 tỷ đồng đến 31/12/2009 đạt 1.718 tỷ đồng (chỉ chiếm 6% thị phần). Tính đến 30/06/2010, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 1.823 tỷ đồng, tăng 14,44% so với cùng kỳ năm 2009, tăng 6,17% so với thời điểm đầu năm 2010 và bằng 96,3% chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 Trung ương đã giaovà tính đến hết năm 2010, tổng dư nợ cho vay đã đạt 1.911 tỷ đồng. Việc tăng trưởng tín dụng cịn phụ thuộc chính sách tín dụng của Nhà nước và hạn mức Tổng Giám đốc giao (có năm bị hạn chế tăng trưởng theo chỉ đạo của cấp trên).

Thực hiện theo định hướng chiến lược và chính sách đầu tư của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là: “ Tăng trưởng thận trọng – Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng”, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác huy động vốn chú trọng đến tăng trưởng nguồn vốn Đồng Việt Nam thì Chi nhánh cũng đã triển khai đồng bộ hàng loạt các biện pháp quản trị rủi ro như: tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng đầu tư. Cơ cấu các danh mục đầu tư được duy trì hài hồ, ưu tiên các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh; tiến hành phân loại khách hàng và đối

tượng vay vốn để cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng. Trong cơ cấu dư nợ, Chi nhánh ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt và có tính ổn định cao. Chi nhánh đã chủ trương lựa chọn khách hàng tốt, nâng cao thị phần đối với các Cơng ty có tiềm lực kinh tế mạnh.

Hình 3.4. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tín dụng qua 3 năm (2008 - 2010)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 03 năm: 2008, 2009 và 2010)

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương vinh (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w