Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương vinh (Trang 63 - 68)

- Ban giám đố c: Đứng đầu là Giám đốc, có nhiệm vụ quản lý chung về các

3.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính

Đây là nội dung phân tích đầu tiên mang đến cái nhìn tổng quát về tài sản - nguồn vốn của ngân hàng; qua đó sẽ giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có những nhận xét, đánh giá sơ bộ đầu tiên và có cái nhìn tồn diện ngay cả khi đi sâu phân tích các nội dung chi tiết. Để có thể tiến hành phân tích các nhà quản trị ngân hàng đã phân loại tài sản - nguồn vốn thành các khoản mục lớn theo đúng tinh thần quy định của NHNN trên cơ sở phân tổ là tính chất thị trường và kỳ hạn đồng vốn và đối tượng sở hữu. Sau khi đã thực hiện phân tổ các khoản muc, các nhà quản trị sẽ tính tốn tỷ trọng của từng khoản mục tài sản - nguồn vốn và tiến hành so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản - nguồn vốn đó với kỳ trước để có thể thấy được biến động về cơ cấu tàì sản - nguồn vốn và tìm ra những ngun nhân giải thích cho những biến động đó.

Bảng 3.1: Bảng phân tích quy mơ, cơ cấu tài sản - nguồn vốn

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) (Tỷ đồng) %

Dư nợ cho vay 1.930 53,30 1.718 57,54 212 12,34

Tổng tài sản 3.621 100 2.986 100 635 21,27

Vốn huy động 3.355 94,64 2.905 97,29 522 17.97

Tổng nguồn vốn 3.621 100 2.986 100 635 21,27

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010)

Những năm gần đây, với chủ trương phát triển thị trường tài chính tiền tệ của chính phủ, ngành ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển cả về số lượng, quy mơ, mạng lưới, cơng nghệ và vốn. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, chủ yếu các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng lãi suất, mạng lưới, sản phẩm và phong cách phục vụ. Ngồi ra, hệ thống ngân hàng cịn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các định chế tài chính khác, gồm: các cơng ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, công ty bảo hiểm, bưu điện…

Sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp làm cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại mở chi nhánh hoạt động tại Nghệ An. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 27 chi nhánh ngân hàng thương mại.

Cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng trên địa bàn tuy có ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương nhưng cũng tạo nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng, đặc biệt là đối với hoạt động huy động vốn và tín dụng.

Các chi nhánh ngân hàng thương mại ngồi quốc doanh mới thành lập trên địa bàn với nhiều biện pháp như lôi kéo nhân lực của các ngân hàng quốc doanh, tăng cường hoạt động marketing, tăng lãi suất huy động bằng nhiều hình thức, có cơ chế thơng thống trong hoạt động tín dụng… đã thu hút được một số lượng lớn

khách hàng của các ngân hàng quốc doanh nhất là đối tượng khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, thị phần về huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vinh trong năm 2009, 2010 bị chia sẻ mạnh làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chậm so với những năm trước.

Bảng 3.2. Thị phần huy động và co vay các ngân hàng trên địa bàn

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Tên ngân hàng Nguồn vốn

huy động Dư nợ

1 Chi nhánh NH TMCP Ngoại Thương Vinh 2.905 1.718 2 Chi nhánh NH TMCP Công thương Nghệ An 1.904 1.160 3 Chi nhánh NH TMCP Công thương Bến Thủy 805 986 4 Chi nhánh NH TMCP Công thương Bắc N.An 217 436

5 Chi nhánh NH TMCP Cơng thương Cửa Lị 212 416

6 Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Nghệ An 2.261 1.813 7 Chi nhánh NH đầu tư và phát triển Bắc N.An 216 730 8 Chi nhánh NH đầu tư và phát triển Tây N.An 249 212 9 Chi nhánh NH đầu tư và phát triển Phủ Quỳ 431 637 10 Chi nhánh NH nông nghiệp và PTNT N.An 5.521 4.680 11 Chi nhánh NH PT nhà ĐBSCL tại Nghệ An 298 359

12 Ngân hàng TMCP Bắc Á 3.011 7.700

13 Chi nhánh VIB Bắc Á 1.156 459

14 Chi nhánh VP Bank Nghệ An 514 646

15 Chi nhánh Eximbank Nghệ An 382 392

16 Chi nhánh NH TMCP Sài Gòn tại Nghệ An 597 17

17 Chi nhánh Techcombank Nghệ An 663 286

18 Chi nhánh NH TMCP Quân đội tại Nghệ An 467 422

19 Chi nhánh SHB Nghệ An 276 475

20 Chi nhánh Sacombank Nghệ An 200 108

21 Chi nhánh NH TMCP Hàng Hải tại Nghệ An 275 75

Năm 2010, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vinh đạt 3.621 tỷ đồng tăng 635 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương tăng về số tương đối là 21,27%, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước và đạt 92% kế hoạch được giao. Trong cơ cấu tài sản của Chi nhánh thì khoản mục tín dụng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. Trong điều kiện những tháng cuối năm 2010 Chi nhánh được giao mức tăng trưởng tín dụng 12% không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nên các ngân hàng khác đã tranh thủ cơ hội này tìm mọi cách lơi kéo khách hàng của chi nhánh. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đạt được mức tăng phù hợp với định hướng của Trung Ương. Dư nợ cho vay năm 2009 là 1.718 tỷ đồng chiếm 57,54% trong tổng tài sản của Chi nhánh. Sang đến năm 2010, dư nợ cho vay năm 2010 đạt 1.930 tỷ đồng chiếm 53,30% trong tổng tài sản. Như vậy, khoản mục tín dụng qua hai năm đã tăng 212 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng là 12,34%.

Nhìn vào cơ cấu vốn huy động có thể nhận thấy vốn huy động là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, từ 2.986 tỷ đồng năm 2009 lên 3.621 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã được cải thiện theo hướng tích cực khi tăng dần tỷ trọng nguồn vốn Đồng Việt Nam (Nguồn vốn ĐVN đến 31/12/2010 là 2.222 tỷ đồng, chiếm 65% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng ). Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là từ khu vực dân cư nên có tính ổn định cao. Vốn huy động liên tục tăng cho thấy vị trí vững vàng, uy tín cao của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây chính là một lợi thế để Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vinh cần phải phát huy trong thời gian tới.

Về cơ cấu dư nợ tín dụng: Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vinh hiện

nay cơ cấu tín dụng được chia theo: cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, loại tiền và theo loại hình khách hàng.

Bảng 3.3: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 1.310 67.9 1.560 89.6

Cho vay trung và

dài hạn 620 32.1 180 10.4

Tổng dư nợ 1.930 100 1.740 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010)

Nhìn vào bảng ta thấy: Cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ: Năm 2009 đạt 1.560 tỷ đồng chiếm đến 89.6% trong tổng dư nợ của Chi nhánh và năm 2010 đạt 1.310 tỷ đồng tương đương 67.9% trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Cho vay trung và dài hạn có sự tăng trưởng mạnh với tốc đơ tăng là 21.7%.

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền:

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Vinh trong 2 năm 2009 và 2010 tương đối ổn định. Năm 2009: Dư nợ cho vay bằng Đồng Việt Nam đạt 1.235 tỷ đồng, chiếm 71%/ tổng dư nợ và năm 2010 đạt 1.390 tỷ đồng tăng 1% so với năm 2009.Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy USD đạt 28 triệu USD chiếm 29%/tổng dư nợ và dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy USD năm 2010 giảm không đáng kể 28,5 triệu USD chiếm 28%/tổng dư nợ. Nhìn chung Chi nhánh có xu hướng cho vay bằng bản tệ, cụ thể là dư nợ cho vay theo ngoại tệ quy USD chỉ chiếm có 28%/tổng dư nợ.

Cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng:

Hình 3.3: Cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng

(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn 02 năm 2009 và 2010)

Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng mang tính chun mơn hố cao và khơng ngừng được nâng cao chất lượng. Cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động tín dụng, Chi nhánh tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ lệ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng nâng dần tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương vinh (Trang 63 - 68)