Doanh số cho vay ngắn hạn tại hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 84 - 91)

3.4.2 .Đánh giá chung

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

4.2.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn tại hộ sản xuất nông nghiệp

Trong cơ cấu cho vay đối với hộ nơng dân thì ngắn hạn là chủ yếu và một phần nhỏ là trung hạn, khơng có vay dài hạn. Năm 2009, cho vay ngắn hạn chiếm 99,4% trên dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất, 45,8% tuonăm 2010 là 96,6%, năm 2011 là 99,4%. Do đặc điểm của ngành nên nhu cầu vốn của bà con chủ yếu là ngắn hạn. Khi doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm biến động thì sẽ làm cho doanh số cho vay hộ sản xuất biến động theo.

Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 giảm 45,8% tươ ng đương 21,760 tỷ đồng so với năm 2009. Do cho vay chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn (trên 60% doanh số cho vay ngắn hạn) nên khi nó giảm sẽ kéo theo doanh số cho vay ngắn hạn giảm theo. Năm 2010, tình hình chăn ni gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng cao nhưng đầu ra thấp, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định ni tiếp của hộ. Có nhiều hộ đã ngưng khơng ni hoặc thu hẹp diện tích ni hoặc khơng còn tài sản để thế c hấp vay vốn tiếp, số hộ đi vay ít hơn làm doanh số cho vay giảm so với năm trước. Cho vay những mục đích khác như ni thủy sản, trồng cây hàng năm, cây lâu năm…cũng giảm.

Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 76% tương đương 19,404 tỷ đồng so với nă m trước đó. Do cho vay chăn nuôi, thủy sản, trồng cây hàng năm, lâu năm… đều tăng lên. Nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là cho vay chăn nuôi 62,6% trên doanh số cho vay ngắn hạn, kế đến là cho vay nuôi thủy sản chiếm 30,1% trên doanh số cho vay ngắn hạn. Vì vậy, nó có tác động rất lớn doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay hộ sản xuất. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay chăn nuôi và thủy sản tăng lên là do:

- Giá thức ăn và các chi phí khác tăng lên khá cao nên các hộ nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản trong quận vay vốn ngân hàng nhiều hơn.

- Sau đợt dịch cúm ở gia cầm và heo tai xanh ở lợn, giá các loại thịt gia súc gia cầm này tăng cao nên người dân đua nhau vay vốn ngân hàng nhiều hơn.

Từ bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2011 là do nhu cầu chăn nuôi, thủy sản

của người dân muốn tăng gia sản xuất vào đầu năm 2012 vì cuối năm 2011 người dân sản xuất ni trồng có lời, giá của ngành thủy sản, gia cầm tăng cao.

4.2.1.2. Doanh số cho vay trung hạn tại hộ sản xuất nông nghiệp

Ngược lại với diễn biến của cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn lại tăng lên vào 2010 sau đó năm 2011 lại giảm xuống. Nhưng do nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ (3,36% trở xuống) nên khơng có ảnh hưởng nhiều đến doanh số cho vay hộ sản xuất của ngân hàng. Năm 2011 tăng 206,9% tương đương 600 triệu đồng so với năm 2009. Ngun nhân chính là do tình hình sản xuất loại cây ăn trái trước đó gặp nhiều khó khăn, một số hộ sản xuất chuyển sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng họ phải đầu tư lại từ đầu tốn nhiều thời gian. Vì vậy, cho vay trung hạn tăng lên nhưng đến năm 2011 thì nhu cầu khơng nhiều nữa nên nó giảm 71,9% tương đương 640 triệu đồng.

Từ bảng số liệu trên ta thấy qua 6 tháng đầu năm 2012, tình hình c ho vay trung hạn tăng nhẹ, trong đó trồng cây lâu năm và chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong phần cho vay trung hạn, là do: số lượng chăn nuôi lợn, gia cầm tăng lên tuy ảnh hưởng của dịch cúm nhưng do tổng đàn tăng khá cao vào thời điểm cuối năm trước nên ước tính chung cho 6 tháng đầu năm 2012 vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.

4.2.1.3. Doanh số cho vay của hộ sản xuất theo mục đích sử dụng vốn

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu cho vay hộ sản xuất theo mục đích sử dụng vốn, mặc dù tỷ trọng của từng mục đích sử dụng vốn có sự tăng giảm qua các năm nhưng cho vay chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua 3 năm, kế đến là thủy sản. Sự tăng giảm này có ảnh hướng rất lớn đến tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng. Vì vậy, ta sẽ đi vào phân tích sự thay đổi của từng mụ c đích sử dụng vốn.

2009

21%

1%

1% 5%

72%

Trồng cây hàng năm Trồng cây lâu năm Chăn nuôi Thủy sản Hoạt động dịch vụ nơng nghiệp

2010 2011 0% 0% 5% 36% 30% 1% 3% 4% 59% 62%

Hình 8: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM 2009 - 2011

Trồng cây hàng năm

Cho vay trồng cây hàng năm như lúa, hoa và cây cảnh,…năm 2010 giảm 84% tương đương 566 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do:

- Số tiền cho vay sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu,.. thì thấp mà giá nhân công nhiều loại vật tư nông nghiệp trong năm tăng làm tăng chi phí sản xuất. Nhưng mức cho vay của ngân hàng thì khơng tăng. Để vay được nhiều hơn một số hộ phải chuyển sang vay vốn với mục đích khác như ni bị, tiêu dung…

- Ngồi ra, do tình trạng “ được mùa mất giá” xảy ra hằng năm và chi phí sản xuất tăng cao làm ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của nông dân. Một số

hộ ngưng sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất kinh doanh khác, không trồng cây hàng năm nữa.

Đến năm 2011, cho vay trồng cây hàng năm tăng lên 1,355 tỷ đồng tương đương 1.236% so với năm 2010, và 6 tháng đầu năm 2012 tăng nhẹ 5,88% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng đó là do:

- Ngân hàng ưu tiên cho vay nông nghiệp nhiều hơn do tác động của nghị quyết 11 của Chính phủ.

- Giá vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp không ổn định, biến động tăng cao ở các vụ mùa. Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm chi phí tăng. Nhiều nơng dân vay để bù đắp vào chi phí tăng thêm.

- Một số hộ làm ăn có lời đến ngân hàng vay vốn để tiếp tục sản xuất hoặc mở rộng sản xuất. Hoặc sau khi trả nợ xong lại vay tiếp.

Trồng cây lâu năm

Việc sản xuất trồng cây lâu năm (chủ yếu là cây ăn quả như cam, quít,…) cũng trong hồn cảnh tương tự. Do tình hình thời tiết thay đổi thất thường, nhiều loại sâu bệnh, dịch hại còn nhiều diễn biến phức tạp. Rồi tình trạng thương lái ép giá nhà vườn do trái cây là loại sản phẩm thu hoạch theo mùa, rộ lên dăm bữa, nửa tháng là xong. Khiến tình trạng “được mùa rớt giá” liên tục tái diễn. Người sản xuất vẫn đơn độc và sản phẩm của họ làm ra luôn bấp bênh teo thị trường. Chi phí đầu vào như cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, giá nhân cơng…tă ng. Trước tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ sản xuất ngưng sản xuất hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc vay thêm để bù đắp chi phí. Dẫn đến doanh số cho vay trồng cây lâu năm giảm vào năm 2010, sa u đó tăng trở lại vào năm 2011. Cụ thể là năm 2010 cho vay trồng cây lâu năm giảm 1,232 tỷ đồng tức 48,3% so với năm 2009. Năm 2 011 tăng lên 284 triệu đồng tức 21,5% so với năm trước đó và tăng qua 6 tháng đầu năm 2012 là nhờ vào những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương như nạo vét kênh mương, xây dựng hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới cho vườn cây ăn trái…và những chính sách hỗ trợ của nhà nước như: Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc Hội ban hàng ngày 24 tháng 11 năm 2010 về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, Quyết định số

63/2010/QĐ-TTG ngày 15/10/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Chăn nuôi

Do đặc điểm của vùng và đặc điểm của ngành nên số hộ tham gia hoạt động chăn nuôi cũng nhiều và số tiền cho vay cũng nhiều. Số tiền hộ chăn nuôi vay thường phụ thuộc vào quy mô, giá cả thức ăn và giá tri ta sản đảm bảo. Do đó, doanh số cho vay chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất của ngân hàng nên khi có sự tăng giảm lập tức sẽ ảnh hưởng đến doanh số cho vay hộ sản xuất.

- Cho vay chăn nuôi năm 2010 giảm 54,6% tương đương 18,441 tỷ đồng so với năm 2009.

Nguyên nhân chính là do trong năm xảy ra dịch lở mồm long móng, dịch heo tai xanh, cúm gia cầm bùng phát; một số người nuôi nhỏ lẻ và trang trại thua lỗ hoặc khơng có lời ở thời điểm giá đầu ra sụt mạnh đã ngưng nuôi; hiện nhiều hộ chưa dám tái đàn hoặc họ khơng cịn tài sản thế chấp ngân hàng vay tiếp, ngân hàng hạn chế cho vay chăn nuôi do lo ngại.

- Cho vay chăn nuôi năm 2011 tăng 83,7% tương đương 12,851 tỷ đồng so với năm 2010 và tăng nhẹ qua 6 tháng đầu năm 2012 . Bộ NHNNo&PTNT Việt Nam yêu cầu các đơn vị trong ngành và các địa phương tập trung phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tăng cường công tác tập huấn cho người chăn nuôi về kỹ thuật và vệ sinh thú y. Đặc b iệt, các địa phương cần đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, khuyến khích việc áp dụng cơng nghệ sinh học trong chế biến các nguồn phụ phẩm để làm thức ăn cho gia súc. Mặc khác trong đợt dịch tai xanh, Nhà nước có hỗ trợ tiền cho những hộ có heo bị tiêu hủy với giá 25.000 đồng/kg tuy khơng nhiều nhưng nó cũng giúp được phần nào cho người chăn ni. Đến năm 2011 thì tình hình khả quan hơn, dịch bệnh trên gia sức, gia cầm cơ bản đã được khống chế, giá thịt lợn sau một thời gian giảm nhẹ đã tăng trở lại. Vì vậy mà người dân địa phương mới tái chăn nuôi. Mặc khác, ngân hàng cũng tiếp tục hỗ trợ những hộ này tái sản xuất để có tiền trả nợ ngân hàng.

Thủy sản

Đứng sau chăn nuôi trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất và cho vay nuôi thủy sản. Hoạt động cho vay mục đích này chỉ tập trung ở cho vay ngắn hạn, khơng có cho vay trung hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì thời gian ni thủy sản (cá rơ phi, cá sặc, cá tra, basa…) thướng dưới 12 tháng. Số lượng hộ hoạt động trong lĩnh vực này không nhiều nhưng do đặc điểm của ngành là vốn tương đối lớn (năm 2011 chỉ có khoảng 17 – 20 hộ nhưng số vốn vay lên tới 13,555 tỷ đồng, trong khi cho vay trồng cây lâu năm có khoảng trên 40 hộ nhưng 1,602 tỷ đồng). Nên doanh số cho vay lĩnh vực này cũng tương đối lớn và có xu hướng tăng lên.

Cho vay thủy sản năm 2010 giảm nhẹ 2,9% tương đương 286 triệu đồng là do người dân địa phương chỉ nuôi ở quy mô nhỏ chủ yếu là nuôi cá các loại như cá rơ phi, cá lóc,… phục vụ thị trường nội đại nên ít chịu tác động. Doanh số cho vay này giảm nhẹ là do số hộ vay vốn giảm xuống. Do họ nuôi tự phát, khơng có kinh nghiệm dẫn đến thua lỗ hoặc không có lời. Khơng trả được nợ hoặc một số hộ khơng cịn đủ điều kiện vay vốn nữa.

Năm 2011, đứng trước tình hình giá mua cá nguyên liệu (con cá tra, cá basa) trong 3 tháng cuối năm 2010 tăng mạnh do tình hình khan nguồn cung. Chi cục thủy sản thành phố Cần Thơ có kế hoạch phát triển diện tích ni cá tra. Phần lớn các thủy sản ni nước ngọt đang có đầu ra khá tốt do sức mua tại thị trường nội địa tăng mạnh. Cùng với đó thì giá con cá giống cũng tăng lên, chi phí thức ăn cũng tăng. Từ đó dẫn đến doanh s ố cho vay nuôi thủy sản năm 2011 cũng tăng lên 3,915 tỷ đồng tức là 40,6% so với năm 2010 và tăng nhẹ 7,67% qua 6 tháng đầu năm 2012 . Do người nuôi cá tăng lên nên sau khi trả nợ cho ngân hàng thì vay tiếp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w