Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 39 - 40)

2.1 .PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.2.6.Rủi ro tín dụng

2.1.2. Một số lý luận cơ bản về tín dụng

2.1.2.6.Rủi ro tín dụng

a)Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản.

b)Hậu quả từ rủi ro tín dụng

Về phía ngân hàng: Sự tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xả y ra, có thể là các thiệt hại về uy tín và vật chất của ngân hàng. Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà k hi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho ngân hàng bị lỗ lã và có ng uy cơ bị phá sản.

Về phía hoạt động kinh tế xã hội: Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của tồn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó nó có khả năng phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi. Lúc đó dân chúng sẽ đua nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các ngân hàng d o thiếu khả năng thanh tốn. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến tồn bộ hoạt động kinh tế - xã hội. Những lý lẻ trên cho chúng ta thấy rủi ro tín dụng là vấn đề rất nghiêm trọng mà Chính phủ các nước phải quan tâm, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương (NH TW) phải có những chính sách khuyến cáo thường xun thơng qua cơng tác thanh tra, kiểm sốt, chiết khấu, tái

chiết khấu và sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các Ngân hàng Thương mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra.[6, trang 87]

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 39 - 40)