Quy trình xét duyệt cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 44 - 54)

(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn lập hồ sơ vay vốn nộp cho cán bộ tín dụng.

(2) Cán bộ tín dụng xem xét hồ sơ, tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo qui định, báo cáo thẩm định đề xuất cho vay trình lên Trưởng phịng tín dụng.

(3) Trưởng phịng tín dụng kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ cho vay và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nế u có) và trình lên Giám đốc quyết định.

(4a) Giám đốc ngân hàng nơi cho vay sau khi xem xét hồ sơ và báo cáo thẩm định quyết định cho vay và gửi hồ sơ lại cho Phịng tín dụng.

(5) Sau khi nhận lại hồ sơ từ Giám đốc, Trưởng phịng tín dụng chuyển hồ sơ cho vay đến phịng kế tốn, ngân quỹ thực hiện nghiệp vụ.

(6) Phịng kế tốn, ngân quỹ tiến hành giải ngân cho khách hàng.

2.1.6. Đối tượng cho vay

2.1.6.1. Khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam

- Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự.

- Các pháp nhân nước ngoài. - Doanh nghiệp tư nhân. - Công ty hợp doanh.

2.1.6.2. Khách hàng là dân cư

- Cá nhân - Hộ gia đình - Tổ hợp tác.

2.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng2.1.7.1. Tỷ lệ nợ quá hạn 2.1.7.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vu tín dụng nói riêng một cách rõ nét. Chỉ tiêu này càng thấp cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại. Tỷ lệ này được khuyến khích là thấp hơn 5%.

Số dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = x 100%

2.1.7.2. Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Tổng dư nợ bình quân

Đơn vị: vịng

Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ quay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

2.1.7.3. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ =

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của NH hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà NH thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của NH càng hiệu quả và ngược lại.

2.1.7.4. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu

Nợ xấu/Tổng dư nợ = x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cho vay cũng như hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu trực tiếp từ phịng kế tốn và phịng kinh doanh của Ngân hàng NNo&PTNT từ năm 2009 đến năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 . Ngoài việc thu thập số liệu trong ngân hàng, đề tài còn thu thập số liệu từ trong sách báo, tạp chí và internet.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Tùy vào từng mục tiêu nghiên cứu mà sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau. Dùng phương pháp so sánh và thống kê mô tả, phương pháp thay thế liên hồn để phân tích tình hình hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của ngân hàng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình cho vay của ngân hàng .

 M ục tiêu 1 và 2: Áp dụng phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh giúp ta đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để x ác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Sử dụng phương pháp so sánh, ta có thể tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Phương pháp so sánh thường được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng:

a)Phương pháp so sánh số tuyệt đối

So sánh bằng số tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu kì phân tích và chỉ tiêu kì cơ sở (cịn gọi là kỳ gốc). Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả của thực hiện và kế hoạch hoặc giữa kết quả thực hiện kì này và kết quả kì trước. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, qui mô của các hiện tượng kinh tế.

b)Phương pháp so sánh số tương đối

So sánh bằng số tương đối là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kì phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Kết quả s o sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

sau:

c)Khi áp dụng phương pháp so sánh cần phải đáp ứng các điều kiện

- Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp các chỉ tiêu.

- Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu về thời gian, giá trị, số lượng.

 M ục tiêu 3 : Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn.

Phương pháp thay thế liên hồn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt đ ược thay thế theo một trình tự nhất định để x ác định tính chính xác, mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Tác

d ụ ng: Phương pháp thay thế liên hồn tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.

Đ

ặc đ i ể m :

• Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi, cịn các nhân tố khác được cố định.

• Các nhân tố đó phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước nhân t ố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước chất lượng sau.

• Lần lượt đem số thực tế thay vào cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích.

Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c, d được sắp xếp lần lượt từ lượng đến chất.

Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng phương trình kinh tế như sau:

Q = a.b.c.d

Ta có Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích Q 1 = a1.b1.c1.d1

Q0 là chỉ tiêu kỳ kế hoạch (hoặc kỳ trước) Q 0 = a0.b0.c0.d0 Xác định đối tượng phân tích:

Q = Q1 – Q0

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:

• Ảnh hưởng bởi nhân tố b b = a1.b1.c0.d0 – a1.b0.c0.d0 • Ảnh hưởng bởi nhân tố c c = a1.b1.c1.d0 – a1.b1.c0.d0 • Ảnh hưởng bởi nhân tố d d = a1.b1.c1.d1 – a1.b1.c1.d0

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng a + b + c + d = Q

ụcM tiêu 4 và 5 : Từ việc phân tích các mục tiêu trên, đề ra các giải pháp và

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHẤT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

3.1.KHÁI QUÁT VỀ NHNNo & PTNT3.1.1. Khái quát về NHNNo & PTNT 3.1.1. Khái quát về NHNNo & PTNT

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Chính phủ về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phịng Tín dụng Nơng nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nơng nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nơng nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn, là một pháp nhân, hạch tốn kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nơng nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ -NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mơ hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nơng nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nơng nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày

16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.

Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Hội đồng Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh n goại hối trong hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của tồn hệ thống) Sở Giao dịch II khơng làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch.

Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận th ức rõ vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngồi tín dụng truyền thống, năm 2009 Agribank chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại.

Luôn tiên phong thực thi các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, Agribank tích cực triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thơn, tiếp tục khẳng định vai trị chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng cho vay “Tam nông” luôn chiếm 70% tổng dư nợ toàn hệ thống. Năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong nước v.v…

3.1.2. NHNNo & PTNT Chi nhánh Quận Cái Răng

Từ khi thành lập NHNo&PTNT chi nhánh quận Cái Răng đã qua 4 lần đổi tên. Đầu tiên, Ngân hàng có tên là Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện Châu Thành, được thành lập theo Nghị định số 53/ HĐBT ngày 26/3/1988 của Chính phủ.

Đến ngày 14/11/1990, quyết định số 400/CP ra đời và Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành. Ngày 15/11/1996, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện Châu Thành, là một trong bảy chi nhánh của NHNo&PTNT Cần Thơ, thuộc sự quản lý và điều hành của NHNNo&PTNT Việt Nam. NHNNo&PTNT huyện Châu Thành có chi nhánh trực thuộc tại chợ Cái Tắc, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ.

Ngày 25/03/2004, NHNNo&PTNT huyện Châu Thành chính thức đổi tên thành NHNNo&PTNT quận Cái Răng, có trụ sở đặt tại số 106/4 đường Võ Tánh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. NHNNo&PTNT chi nhánh quận Cái Răng là một trong tám chi nhánh của NHNNo&PTNT thành phố Cần Thơ gồm: NHNNo&PTNT quận Ninh Kiều, quận Ơ Mơn, quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ và huyện Thốt Nốt.

Với phương châm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nguồn lực với ba nội dung chính là nhân lực, cơng nghệ và tài chính. Từ khi chia tách đến nay, mặc dù có nhiều thay đổi về nhân sự và địa bàn hoạt động nhưng ngân hàng không ngừng phát triển và đạt nhiều thành tựu đáng kể, giữ vững danh hiệu đơn vị tiên tiến trong thời kì mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của quận ngày càng giàu mạnh.

3.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Giám đốc P.Giám PGD Nam Cần Tín dụng Kế tốn Phịng kế hoạch kinh Phịng kế tốn Phịng

tổ chức kiểm sốt nộiBộ phận

Tín dụng Kế hoạch Kế tốn Ngân quỹ : trực tiếp quản lý

: tham vấn gián tiếp cho ban giám đốc

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w