Giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 31 - 33)

Trước Cách mạng tháng Tám năm (1945) Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nước ta lúc đó chia làm 3 miền Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Song song với việc chia để trị đó thì có ba Bộ luật Dân sự điều chỉnh. Tại Bắc kỳ áp dụng Bộ dân luật năm 1931, Trung kỳ áp dụng Bộ dân luật năm 1936 và Nam kỳ áp dụng Bộ Dân luật giản yếu năm 1883. Cả ba bộ luật trên đều có chung một

số đặc điểm về việc duy trì chế độ đa thê, bảo vệ củng cố quyền lợi của người gia trưởng trong gia đình và vai trị của người phụ nữ không được coi trọng... Trong thời kỳ này vai trò của người phụ nữ nói chung là phụ thuộc chồng, con (khi chồng chết) nên muốn thể hiện vai trị gì người vợ đều phải thông qua người chồng, được sự cho phép của người chồng. Tất cả mọi việc trong gia đình đều phải có ý kiến đồng ý của người chồng, người vợ coi như khơng có quyền hành gì. Người phụ nữ trong gia đình khơng được phép tự

động làm việc gì, kể cả những việc đại diện cho gia đình, vì lợi ích gia đình

cũng vậy nếu người chồng không cho phép thực hiện thì phải có sự cho phép của "quan chánh án đệ nhị" mới được thực hiện. Người vợ chỉ có quyền quản lý những tài sản thường tức tài sản có giới hạn trong sinh hoạt gia đình "Vợ chỉ được quyền quản lý tài sản tùy theo giới hạn được thay mặt gia đình mà thơi" [1, Điều 108]. Tức là ở đây đã có sự xuất hiện của đại diện của người vợ với gia đình tuy nhiên:

Phàm người vợ chính muốn tặng, cho, chuyển dịch, cầm thế, thu nhận vật gì, có mất tiền hay khơng mất tiền, tất phải do người chồng cùng ký trong văn khế, hoặc phải có giấy của người chồng cho phép mới được. Khi nào vợ thứ đứng thay mặt cho gia đình hay chủ sự lợi ích cho gia đình mà lập khế ước với ai cũng phải thế [1, Điều 102].

Như vậy người vợ trong thời kỳ này để được làm bất cứ điều gì đều phải có sự đồng ý của chồng đã hạn chế rất nhiều khả năng cũng như quyền năng của người vợ trong gia đình, đặc biệt thể hiện sự mất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Chính vì vậy việc đại diện giữa vợ và chồng không thể thực hiện được một cách tuyệt đối, chỉ có một chiều. Người vợ có được thay mặt gia đình đi chăng nữa nhưng nội dung của việc lập khế ước cũng phải do người chồng quyết định. Người đàn ông, người gia trưởng, người thừa kế trong gia đình mới được phép đại diện cho vợ chính và vợ thứ để thực hiện

mọi giao dịch trong gia đình. Người đàn ơng có tồn quyền sử dụng tài sản chung trong gia đình khơng cần phải có sự bằng lịng của người vợ trừ khi tài sản ấy là bất động sản là kỷ phần của người vợ miễn là dùng vào việc có ích lợi cho gia đình. Chính xuất phát từ hệ thống tư tưởng như vậy nên khơng có sự xuất hiện của đại diện của vợ cho chồng trong thời kỳ này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)