Chủ thể đại diện trong quan hệ đại diện giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 62 - 65)

"Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt

các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản" [18, Khoản 1, Điều 24].

Có nghĩa là vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau để thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Việc ủy quyền phải tuân thủ các quy định

về đại diện theo ủy quyền của pháp luật dân sự Việt Nam được quy định cụ

thể: "Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa

người đại diện và người được đại diện" [22, Khoản 1, Điều 142]. (Đại diện

theo ủy quyền trong pháp luật về tố tụng dân sự không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này).

Theo đó, khi hai bên (bên đại diện và bên được đại diện) hay (bên được ủy quyền và bên ủy quyền) thiết lập một quan hệ ủy quyền đồng thời thiết lập một quan hệ hợp đồng với tính chất là sự thỏa thuận giữa các bên, bên được ủy quyền (người đại diện) có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân

danh bên ủy quyền (được đại diện). Bên ủy quyền (người được đại diện) phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền. Vì vậy, xét về mặt bản chất pháp lý, quan hệ đại diện theo ủy quyền luôn tồn tại hai quan hệ:

1) Quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Trong quan hệ này người đại diện theo ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền. Người đại diện (được ủy quyền) phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà khơng được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; Người được đại diện sẽ nhận được kết quả nhất định phát sinh từ việc người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và phải trả thù lao theo quy định hoặc theo thỏa thuận cho người thực hiện giao dịch "hộ", "thay" mình.

2) Quan hệ giữa người đại diện theo ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người đại diện với tư cách của người được đại diện giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Người đại diện theo ủy quyền lúc này có những quyền và nghĩa vụ nhất định với bên thứ ba của giao dịch.

Như vậy, đối với trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau trong giao

dịch dân sự đặt ra vấn đề tư cách chủ thể của người đại diện và người được đại diện tồn tại mối quan hệ đặc biệt với nhau đó là quan hệ hơn nhân. Như ta đã biết đây là một quan hệ đặc biệt trong xã hội, các giao dịch liên quan đến quan hệ này chiếm phần lớn trong các giao dịch của xã hội. Việc vợ chồng đại diện cho nhau trong giao dịch dân sự luôn được pháp luật ủng hộ và công nhận. Với tư cách là người đại diện theo ủy quyền thì vai trị của người đại diện và người được đại diện đôi khi thống nhất với nhau. Một người thể hiện cả hai tư cách này trong quan hệ ủy quyền khơng phải là sự chồng chéo mà đó là tư cách đặc biệt chỉ có trong quan hệ hơn nhân. Sự ủy

quyền này nhiều lúc là đương nhiên, mặc nhiên được thừa nhận do tính chất hơn nhân đem lại nên nhiều khi khơng có sự phân định rõ ràng tư cách chủ thể ai là người đại diện và ai là người được đại diện trong quan hệ vợ chồng. Đặc thù này có được chính bởi sự thống nhất ý chí cũng như lợi ích của cả vợ và chồng khi xác lập giao dịch dân sự. Bên cạnh đó đối tượng tham gia giao dịch còn là tài sản chung của vợ chồng. Bởi vậy trong giao dịch dân sự tư cách người đại diện và người được đại diện nhiều khi không cần phân biệt rõ vì nó khơng thật cần thiết. Sự phân biệt này chỉ có tác dụng khi đại diện theo ủy quyền của vợ và chồng liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu riêng, hoặc tài sản thuộc sở hữu chung mà một bên xác lập, thực hiện giao dịch mà khơng có sự đồng ý của bên kia hoặc không thể hiện rõ ràng.

Chính xuất phát từ quan hệ đại diện giữa vợ và chồng theo ủy quyền còn đảm bảo mối quan hệ giữa người đại diện theo ủy quyền và người thứ ba trong giao dịch. Trong đại diện theo ủy quyền giữa hai cá nhân không phải là vợ chồng thì quan hệ này cần được xác định rõ vì nó cịn liên quan đến trách nhiệm của người đại diện với bên thứ ba trong khi thực hiện giao dịch. Cụ thể là trong trường hợp pháp luật quy định đối với người khơng có quyền đại diện mà thực hiện quyền đại diện sẽ dẫn đến hậu quả người này phải thực hiện nghĩa vụ đối với người giao dịch. Nhưng đối với đại diện giữa vợ và chồng thì

tư cách đại diện ln được xác định chính bởi quan hệ hơn nhân nên bên thứ

ba thường không quan tâm đến vấn đề này khi tham gia giao dịch với một bên vợ chồng. Người đại diện theo ủy quyền là cá nhân có thể là người "từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi" [22, Khoản 2 Điều 143].

Như vậy, khi vợ chồng là đại diện cho nhau thực hiện các giao dịch

dân sự sẽ có duy nhất trường hợp người vợ đủ tuổi kết hôn nhưng chưa đủ 18 tuổi sẽ là chủ thể của quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền. Trong trường hợp này, đặt ra vấn đề nếu giao dịch phải do người từ 18 tuổi trở lên mới được tham gia thì người vợ chưa thành niên được người chồng ủy quyền có được thực hiện giao dịch khơng?

Tóm lại điều kiện về tư cách chủ thể trong đại diện có ủy quyền là một trong những điều kiện xác định đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)